Danh mục tài liệu

Kinh nghiệm khởi nghiệp từ một số trường đại học trên thế giới – bài học cho Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.08 MB      Lượt xem: 327      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đổi mới, sáng tạo các ý tưởng khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thời đại mới. Để định hướng cho giới trẻ, tầng lớp trí thức trẻ có con đường khởi nghiệp đúng đắn cần xuất phát từ các trường đại học. Lúc này việc học tập kinh nghiệm từ các trường đại học trên thế giới có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực khởi nghiệp của giới trẻ trong giai đoạn hiện nay. Bài viết đi vào phân tích kinh nghiệm khởi nghiệp từ các trường đại học trên 4 quốc gia là Mỹ, Phần Lan, Singapore và Malaysia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm khởi nghiệp từ một số trường đại học trên thế giới – bài học cho Việt Nam KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP TỪ MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI – BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Dung Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Tóm tắt Đổi mới, sáng tạo các ý tưởng khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thời đại mới. Để định hướng cho giới trẻ, tầng lớp trí thức trẻ có con đường khởi nghiệp đúng đắn cần xuất phát từ các trường đại học. Lúc này việc học tập kinh nghiệm từ các trường đại học trên thế giới có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực khởi nghiệp của giới trẻ trong giai đoạn hiện nay. Bài viết đi vào phân tích kinh nghiệm khởi nghiệp từ các trường đại học trên 4 quốc gia là Mỹ, Phần Lan, Singapore và Malaysia. Từ đó rút ra bài học và giải pháp để các trường đại học Việt Nam đổi mới chương trình đào tạo theo hướng bổ sung học phần về khởi nghiệp, tạo mối liên kết với các doanh nghiệp để biến ý tưởng khởi nghiệp thành sản phẩm thương mại, tạo điều kiện cho sinh viên học đi đôi với hành… Đây là những yếu tố quyết định sự thành công của các trường đại học trong đào tạo, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và đưa một quốc gia trở thành quốc gia khởi nghiệp. Từ khóa: Kinh nghiệm, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, liên kết doanh nghiệp, startup… 1. Đặt vấn đề Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới đều phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu đặt ra từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vấn đề đặt ra không chỉ với nền giáo dục Việt Nam mà của cả thế giới là làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển. Việc đào tạo theo định hướng ứng dụng và khởi nghiệp trở thành yêu cầu cấp thiết vì chất lượng khởi nghiệp của sinh viên liên quan tới chương trình giáo dục khởi nghiệp. Các trường đại học, cao đẳng đã bắt đầu đổi mới chương trình đào tạo theo hướng bổ sung học phần về khởi nghiệp vào chương trình đào tạo thông qua việc bắt đầu giảng dạy cho sinh viên học phần khởi nghiệp, cũng như mở các khóa đào tạo về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Mong muốn của xu hướng này là để giúp sinh viên nhận thức đúng về khởi nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thúc đẩy tinh thần khởi ngiệp của sinh viên, cũng như cung cấp cho sinh viên kiến thức, công cụ, kỹ năng, môi trường, mạng lưới, nguồn tài trợ để khởi sự hoạt động kinh doanh 110 một cách hiệu quả và thành công. Đây là những điều sinh viên Việt Nam còn yếu và thiếu rất nhiều. Sinh viên yếu về mặt kĩ năng như kĩ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản lý tài chính, tư duy một cách tổng quan, kĩ năng giao tiếp – lắng nghe người khác, tinh thần dám chấp nhận thất bại, kiên trì thử và sai, đo lường học hỏi để có được kết quả tốt nhất, đón nhận những ý tưởng khác biệt…cần thiết đối với mọi vị trí công việc, mọi lĩnh vực ngành nghề và… Bên cạnh đó còn thiếu cơ hội để vận dụng những kĩ năng đó vì không có cơ hội để trải nghiệm. Từ những phân tích trên, có thể thấy, việc xây dựng và phát triển môi trường đào tạo khởi nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng để giáo dục kiến thức, tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên, trao cho sinh viền nhiều cơ hội khởi nghiệp, kết nối xã hội, thực tập va chạm thực tế là một trong những yêu cầu cần thiết đối hệ thống giáo dục hiện nay nói riêng và toàn xã hội nói chung. Để có thể làm tốt điều này, các trường đại học trong nước nên học hỏi kinh nghiệm đào tạo, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, xây dựng chương trình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp từ một số trường trên thế giới. Từ đó rút ra bài học phù hợp với khung cảnh Việt Nam hiện nay nhằm rút ngắn thời gian thực hiện và đạt hiệu quả cao. 2. Kinh nghiệm khởi nghiệp từ một số trường đại học trên thế giới 2.1. Kinh nghiệm khởi nghiệp từ các trường đại học Hoa Kỳ Tại Mỹ, từ thập niên 1970 đến giữa thập niên 2000, mỗi năm có 500.000 đến 600.000 doanh nghiệp mới mở ra và sự xuất hiện của những tập đoàn hùng mạnh khiến nền kinh tế Mỹ phát triển vượt bậc. Vậy, điều gì đã làm nên sự phát triển này của nước Mỹ? Có nhiều yếu tố tạo nên sự hưng thịnh của nước Mỹ, nhưng tinh thần khởi nghiệp của người Mỹ và vai trò quan trọng của trường đại học là một trong những yếu tố quyết định. Những người làm chính sách tại Mỹ cho rằng đại học có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế khu vực và thúc đẩy khởi nghiệp Một số bằng chứng là Học viện MIT (Massachusetts Institute of Technology Valley) đóng vai trò thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tại Boston và đại học Stanford ở khu vực Silicon Valley. Học viện MIT đã đồng hành và giúp thúc đẩy thời đại kỹ thuật số bằng việc mở đường phát triển cho tính toán hiện đại và công nghệ mạng máy tính, viết các phần mềm tương tác người dùng. Học viện không chỉ mang lại lợi ích cho các công ty công nghiệp mà trường đã có quan hệ gần gũi hơn với những tổ chức bảo trợ mới của mình, những quỹ thiện nguyện và chính phủ liên bang. Các trường đại học Mỹ đã xây dựng văn hóa khởi nghiệp bằng cách khuyến khích sinh viên thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh mới; trao vốn cho sinh viên ngay từ những năm thứ nhất, bổ trợ kiến thức khởi nghiệp cho sinh viên bằng các khóa học 111 chuyên môn như: pháp lý, sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Xây dựng các chương trình gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp công nghiệp. Hợp tác giữa các trường đại học và các doanh nghiệp công nghiệp thể hiện qua nhiều hình thức. Theo NSF (The National Science Foundation), tại Mỹ có cấu thành liên kết giữa đại học và doanh nghiệp công nghiệp; hỗ trợ nghiên cứu, cộng tác viên nghiên cứu, chuyển giao tri thức và chuyển giao công nghệ. Các trư ...