Danh mục tài liệu

Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển tài chính vi mô nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện, hiệu quả và bền vững

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.80 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để phát triển TCVM theo mục tiêu nêu trên, Việt Nam rất cần học hỏi kinh nghiệm của các nước khác, kể cả kinh nghiệm thành công và thất bại. Bài báo tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các nước châu Âu, châu Á, đặc biệt là kinh nghiệm của Bangladesh, Campuchia, Philipines… từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển tài chính vi mô nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện, hiệu quả và bền vững KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VI MÔ NHẰM THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG PGS. TS. Vũ Duy Vĩnh - TS. Đỗ Đình Thu Học viện Tài chính Tóm tắt Để phát triển tài chính theo hướng toàn diện, hiệu quả và bền vững, cần phát triển đồng bộ tất cả các bộ phận, trong đó có tài chính vi mô (TCVM). Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. TCVM chủ yếu nhắm vào đối tượng người nghèo, thu nhập thấp, người yếu thế để họ không bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển đất nước. Trong những năm qua, TCVM ở Việt Nam đã bước phát triển nhanh, thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, TCVM ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Để phát triển TCVM theo mục tiêu nêu trên, Việt Nam rất cần học hỏi kinh nghiệm của các nước khác, kể cả kinh nghiệm thành công và thất bại. Bài báo tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các nước châu Âu, châu Á, đặc biệt là kinh nghiệm của Bangladesh, Campuchia, Philipines… từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam. Từ khóa: Tài chính vi mô, Việt Nam, kinh nghiệm 1. Một số vấn đề về tài chính toàn diện và tài chính vi mô 1.1. Tài chính toàn diện 1.1.1. Khái niệm Tài chính toàn diện hay còn gọi là tài chính bao trùm (financial inclusion) là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong vòng một thập kỷ trở lại đây tài chính toàn diện có tầm quan trọng ngày càng lớn. Hiện nay, tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển. Liên Hợp Quốc nhấn mạnh tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. 1.1.2. Nội dung của tài chính toàn diện Tài chính toàn diện gồm có 5 nội dung cơ bản: - Dịch vụ tài chính; - Cơ sở hạ tầng tài chính; - Bảo vệ người sử dụng dịch vụ tài chính; - Giáo dục tài chính; - Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính như: tổ chức tín dụng ngân hàng; tổ chức tín dụng hợp tác; quỹ tín dụng; tổ chức tín dụng phi ngân hàng; công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm; tổ chức tài chính vi mô. Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, bài báo tập trung vào vấn đề tài chính vi mô 1.2. Tài chính vi mô Khái niệm về TCVM được rất nhiều nhà kinh tế và các tổ chức đưa ra. Một cách chung nhất, có thể hiểu TCVM là một trong những cách thức phát triển kinh tế nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính, dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. TCVM vừa là công cụ ngân hàng vừa là công cụ phát triển. Phát triển TCVM cùng với phát triển các hệ thống tài chính khác sẽ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, bền vững và hiệu quả. Trong những năm qua TCVM ở Việt Nam đã có bước phát triển, thu được một số thành quả nhất định. Mặc dù vậy, TCVM ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như: Khung giám sát và pháp lý vẫn không rõ ràng; các chương trình TCVM của các tổ chức xã hội trong khu vực bán 474 chính thức không theo một cơ chế quản lý điều hành tốt và do vậy hiệu quả và tính chuyên nghiệp cũng như sự minh bạch không cao; các tổ chức TCVM có mức đầu tư còn thấp; năng lực quản lý điều hành của các TCVM còn yếu… Những hạn chế trên đây cần sớm được khắc phục. Việc nghiên cứu kinh nghiệm thành công và thất bại về phát triển TCVM của các quốc gia có ý nghĩa lớn trong việc khắc phục những hạn chế của TCVM ở Việt Nam trong thời gian tới. 2. Kinh nghiệm phát triển tài chính vi mô ở một số quốc gia 2.1. Kinh nghiệm tốt của một số quốc gia về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô để đảm bảo phát triển bền vững 2.1.1. Kinh nghiệm của các nước Tây Âu Dịch vụ tài chính vi mô được F.W. Raiffeisen nghĩ ra và áp dụng đầu tiên ở Đức vào những năm 1860 để đối phó với vấn đề tín dụng trong nông nghiệp, các nghề thủ công và các công nghiệp nhỏ ở các vùng nông thôn đúng vào thời công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng gây áp lực lớn đối với hàng nông sản do nhập khẩu giá thấp, trong khi lãi suất thương mại thì lại cao. Các hội hợp tác cho vay nhỏ dựa trên những nguyên tắc tự giúp đỡ lẫn nhau, tự chịu trách nhiệm và tự quản đã hình thành, khoản tiền gửi của các thành viên là cơ sở để cho các thành viên vay, và lợi nhuận được tái đầu tư hoặc chia. Vì các hiệp hội riêng rẽ quá yếu khi đứng một mình nên năm 1872, Raiffeisen đã lập nên Hội Liên hiệp cấp quốc gia, kết hợp cấu trúc theo hàng ngang với cấu trúc theo chiều dọc. Những nguyên tắc cơ bản của Raiffeisen tiếp tục là bài học cho việc thành lập các tổ chức hợp tác tín dụng trên toàn thế giới, tuỳ theo sự khác nhau của từng nước, tuỳ thuộc vào cơ cấu tín dụng đang tồn tại, những điều khoản pháp luật và những điều kiện xã hội. Ở Tây Âu, nhiều ngân hàng hoạt động ở khu vực nông thôn đều ít nhiều có liên quan đến hệ thống Raiffeisen. Ngày nay, những ngân hàng này không còn cho vay vi mô nữa vì chúng đã chuyển khỏi lĩnh vực tài chính vi mô, nhưng những kiến thức và kinh nghiệm được phổ biến khắp nơi Hiện nay, có khoảng 60 tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô ở Tây Âu, gần một nửa số đó được thành lập năm 2000 hoặc muộn hơn, với hoạt động quy mô nhỏ là chủ yếu. Chỉ có một số ít có tầm quốc gia như France Adie và Finland Finerva. Adie (Association pour le Droit à l’Initiative Economique), ra đời năm 1989. Adie cung cấp dịch vụ cho những người thất nghi ...