Kinh nghiệm quốc tế về quản lý, kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 150.65 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng đường sắt nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Bài viết phản ánh kinh nghiệm quốc tế về quản lý, sử dụng và kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quốc tế về quản lý, kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ, KINH DOANH TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT ThS. TRẦN THỊ HỒNG NGA Kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng đường sắt nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Một số nước đã thực hiện biện pháp quản lý tài chính theo hai xu hướng là quốc hữu hóa và tư nhân hóa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt cũng như hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa. Bài viết phản ánh kinh nghiệm quốc tế về quản lý, sử dụng và kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam. Kinh nghiệm quản lý, sử dụng và kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt Tại các nước phát triển Là nơi khởi nguồn và phát triển của giao thông đường sắt từ đầu thế kỷ XIX, các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Canada và sau đó là các nước Australia, New Zealand đã có lịch sử lâu đời phát triển của ngành Đường sắt với những dấu mốc quan trọng, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của các quốc gia này. Ở châu Âu, chính sách đường sắt hướng tới cạnh tranh nội bộ ngành bằng cách phân tách quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng và dịch vụ vận tải (ít nhất là về hạch toán) và mở cửa cho các nhà khai thác mới. Trên giác độ quản lý tài chính, việc thay đổi chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng cũng như hoạt động vận tải đã có những xu hướng khác nhau giữa các quốc gia. Hai xu hướng đó bao gồm, quốc hữu hóa và tư nhân hóa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, cũng như hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa. Thứ nhất, xu hướng quốc hữu hóa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt và vai trò của Nhà nước. Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia điển hình quốc hữu hóa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt. Nước Đức có hệ thống đường sắt phát triển và hiện đại bậc nhất thế giới. Theo số liệu của Hiệp hội Đường sắt quốc tế, hiện Đức có trên 41.315 km đường sắt các loại. Các loại tàu ở Đức bao gồm: (1) Tàu chạy giữa các vùng và trong các thành phố; 22 (2) Tàu cao tốc (cao tốc quốc tế kết nối với các nước châu Âu khác, cao tốc trong nước giữa các vùng và thành phố trong nước Đức); (3) Tàu đêm. Về tổng thể, ngành Đường sắt là một trong những bộ phận của nền kinh tế Đức. Bộ Giao thông và hạ tầng được cơ cấu theo chức năng và sự phân chia các loại hình vận tải như hàng không, đường thủy và đường bộ. Cũng như nhiều quốc gia khác, đường sắt là một bộ phận của giao thông đường bộ. Quản lý đường sắt là Cơ quan quản lý Liên bang về tài sản đường sắt. Bên cạnh Cơ quan quản lý Liên bang về tài sản đường sắt, nước Đức còn có Cơ quan Quản lý đường sắt Liên bang, là đơn vị giám sát, cấp chứng nhận và đảm bảo an toàn cho đường sắt và sự vận hành của đường sắt. Hiện nay, hơn 2/3 hoạt động đường sắt nằm dưới sự quản lý của Cơ quan Quản lý đường sắt Liên bang. Mặc dù một số vùng/địa phương đặt dưới sự quản lý của chính quyền bang, trong nhiều trường hợp sự quản lý này lại thuộc Cơ quan quản lý Liên bang về tài sản đường sắt. Với sự cải tổ vào năm 1994, ngành Đường sắt của Cộng hòa Liên bang Đức về cơ bản đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ. Ngoài ra, mô hình hoạt động của ngành Đường sắt ở các nước khác (Anh, Australia, Canada) cho thấy, đối với hoạt động vận hành hệ thống vận tải đường sắt đều do các công ty tư nhân đảm nhận; Quản lý và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt lại do các công ty thuộc sở hữu nhà nước và hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận. Song TÀI CHÍNH - Tháng 5/2016 song với đó, Chính phủ vẫn phải hỗ trợ tài chính cho hoạt động của ngành Đường sắt. Thứ hai, xu hướng tư nhân hóa và sự can thiệp của Nhà nước. Nếu như tại các nước Anh, Canada, Australia vai trò của Nhà nước trong những năm gần đây đã trở nên quan trọng do khu vực tư nhân gặp khó khăn, thì tại Nhật Bản hoạt động của ngành Đường sắt vẫn cho thấy hiệu quả dưới sự quản lý của hơn 100 công ty tư nhân. Nhờ sự phát triển vượt trội về khoa học công nghệ, mà quá trình tư nhân hóa ngành Đường sắt tại Nhật Bản diễn ra trong những năm 1990 đã thành công và duy trì cho đến ngày nay. Nhật Bản là nước có ngành Đường sắt phát triển bậc nhất châu Á với tổng chiều dài 27.226 km: Khu vực tư nhân đóng vai trò sở hữu, quản lý và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt cũng như vận hành hoạt động của hệ thống đường sắt, cụ thể: (i) Ngày 01/4/1987, Luật Doanh nghiệp (DN) đường sắt Nhật Bản ra đời quy định DN phải có giấy phép để kinh doanh đường sắt. Giấy phép đường sắt được phân theo ba nhóm: Nhóm 1 - DN vận tải đồng thời quản lý kết cấu hạ tầng; Nhóm 2 - DN vận tải sử dụng kết cấu hạ tầng thuộc sở hữu của tổ chức khác; Nhóm 3 - DN sở hữu kết cấu hạ tầng cho DN nhóm 2 thuê. Phần lớn các công ty đường sắt ở Nhật Bản thuộc DN nhóm 1, có rất ít các công ty đường sắt ở Nhật thuộc nhóm 2 và nhóm 3; (ii) Nhật Bản thực thi chính sách “chạy tàu tương hỗ”, tức là hình thức chạy tàu trong đó hai hoặc nhiều hơn các DN nhóm 1 phối hợp vận hành tàu qua lại một cách êm thuận và an toàn bằng cách đổi tài xế ở ga ranh giới. Sau tư nhân hóa, các Công ty Đường sắt Nhật Bản được phép kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào Chính phủ không cấm. Kết quả là khối lượng vận tải hành khách, chất lượng dịch vụ không ngừng tăng lên, trong khi giá vé vẫn giữ ổn định. Đặc biệt, doanh thu từ kinh doanh ngoài vận tải của các công ty đường sắt Nhật Bản East, West và Central chiếm tới 35% tổng doanh thu. Đây là nguyên nhân chính cho thành công của quá trình cải tổ đường sắt ở Nhật Bản. Tại các nước đang phát triển Thái Lan Ngành Đường sắt Thái Lan có tổng chiều dài mạng đường sắt do đường sắt nhà nước Thái Lan quản lý là 4.429km khổ 1m với 3.677km đường đơn, 359km đường đôi và đường ba. Với lịch sử phát triển từ năm 1895, ngành Đường sắt Thái Lan đã có nhiều đóng góp và sự phát triển k ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quốc tế về quản lý, kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ, KINH DOANH TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT ThS. TRẦN THỊ HỒNG NGA Kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng đường sắt nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Một số nước đã thực hiện biện pháp quản lý tài chính theo hai xu hướng là quốc hữu hóa và tư nhân hóa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt cũng như hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa. Bài viết phản ánh kinh nghiệm quốc tế về quản lý, sử dụng và kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam. Kinh nghiệm quản lý, sử dụng và kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt Tại các nước phát triển Là nơi khởi nguồn và phát triển của giao thông đường sắt từ đầu thế kỷ XIX, các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Canada và sau đó là các nước Australia, New Zealand đã có lịch sử lâu đời phát triển của ngành Đường sắt với những dấu mốc quan trọng, đóng góp vào sự thịnh vượng chung của các quốc gia này. Ở châu Âu, chính sách đường sắt hướng tới cạnh tranh nội bộ ngành bằng cách phân tách quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng và dịch vụ vận tải (ít nhất là về hạch toán) và mở cửa cho các nhà khai thác mới. Trên giác độ quản lý tài chính, việc thay đổi chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng cũng như hoạt động vận tải đã có những xu hướng khác nhau giữa các quốc gia. Hai xu hướng đó bao gồm, quốc hữu hóa và tư nhân hóa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, cũng như hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa. Thứ nhất, xu hướng quốc hữu hóa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt và vai trò của Nhà nước. Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia điển hình quốc hữu hóa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt. Nước Đức có hệ thống đường sắt phát triển và hiện đại bậc nhất thế giới. Theo số liệu của Hiệp hội Đường sắt quốc tế, hiện Đức có trên 41.315 km đường sắt các loại. Các loại tàu ở Đức bao gồm: (1) Tàu chạy giữa các vùng và trong các thành phố; 22 (2) Tàu cao tốc (cao tốc quốc tế kết nối với các nước châu Âu khác, cao tốc trong nước giữa các vùng và thành phố trong nước Đức); (3) Tàu đêm. Về tổng thể, ngành Đường sắt là một trong những bộ phận của nền kinh tế Đức. Bộ Giao thông và hạ tầng được cơ cấu theo chức năng và sự phân chia các loại hình vận tải như hàng không, đường thủy và đường bộ. Cũng như nhiều quốc gia khác, đường sắt là một bộ phận của giao thông đường bộ. Quản lý đường sắt là Cơ quan quản lý Liên bang về tài sản đường sắt. Bên cạnh Cơ quan quản lý Liên bang về tài sản đường sắt, nước Đức còn có Cơ quan Quản lý đường sắt Liên bang, là đơn vị giám sát, cấp chứng nhận và đảm bảo an toàn cho đường sắt và sự vận hành của đường sắt. Hiện nay, hơn 2/3 hoạt động đường sắt nằm dưới sự quản lý của Cơ quan Quản lý đường sắt Liên bang. Mặc dù một số vùng/địa phương đặt dưới sự quản lý của chính quyền bang, trong nhiều trường hợp sự quản lý này lại thuộc Cơ quan quản lý Liên bang về tài sản đường sắt. Với sự cải tổ vào năm 1994, ngành Đường sắt của Cộng hòa Liên bang Đức về cơ bản đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ. Ngoài ra, mô hình hoạt động của ngành Đường sắt ở các nước khác (Anh, Australia, Canada) cho thấy, đối với hoạt động vận hành hệ thống vận tải đường sắt đều do các công ty tư nhân đảm nhận; Quản lý và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt lại do các công ty thuộc sở hữu nhà nước và hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận. Song TÀI CHÍNH - Tháng 5/2016 song với đó, Chính phủ vẫn phải hỗ trợ tài chính cho hoạt động của ngành Đường sắt. Thứ hai, xu hướng tư nhân hóa và sự can thiệp của Nhà nước. Nếu như tại các nước Anh, Canada, Australia vai trò của Nhà nước trong những năm gần đây đã trở nên quan trọng do khu vực tư nhân gặp khó khăn, thì tại Nhật Bản hoạt động của ngành Đường sắt vẫn cho thấy hiệu quả dưới sự quản lý của hơn 100 công ty tư nhân. Nhờ sự phát triển vượt trội về khoa học công nghệ, mà quá trình tư nhân hóa ngành Đường sắt tại Nhật Bản diễn ra trong những năm 1990 đã thành công và duy trì cho đến ngày nay. Nhật Bản là nước có ngành Đường sắt phát triển bậc nhất châu Á với tổng chiều dài 27.226 km: Khu vực tư nhân đóng vai trò sở hữu, quản lý và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt cũng như vận hành hoạt động của hệ thống đường sắt, cụ thể: (i) Ngày 01/4/1987, Luật Doanh nghiệp (DN) đường sắt Nhật Bản ra đời quy định DN phải có giấy phép để kinh doanh đường sắt. Giấy phép đường sắt được phân theo ba nhóm: Nhóm 1 - DN vận tải đồng thời quản lý kết cấu hạ tầng; Nhóm 2 - DN vận tải sử dụng kết cấu hạ tầng thuộc sở hữu của tổ chức khác; Nhóm 3 - DN sở hữu kết cấu hạ tầng cho DN nhóm 2 thuê. Phần lớn các công ty đường sắt ở Nhật Bản thuộc DN nhóm 1, có rất ít các công ty đường sắt ở Nhật thuộc nhóm 2 và nhóm 3; (ii) Nhật Bản thực thi chính sách “chạy tàu tương hỗ”, tức là hình thức chạy tàu trong đó hai hoặc nhiều hơn các DN nhóm 1 phối hợp vận hành tàu qua lại một cách êm thuận và an toàn bằng cách đổi tài xế ở ga ranh giới. Sau tư nhân hóa, các Công ty Đường sắt Nhật Bản được phép kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào Chính phủ không cấm. Kết quả là khối lượng vận tải hành khách, chất lượng dịch vụ không ngừng tăng lên, trong khi giá vé vẫn giữ ổn định. Đặc biệt, doanh thu từ kinh doanh ngoài vận tải của các công ty đường sắt Nhật Bản East, West và Central chiếm tới 35% tổng doanh thu. Đây là nguyên nhân chính cho thành công của quá trình cải tổ đường sắt ở Nhật Bản. Tại các nước đang phát triển Thái Lan Ngành Đường sắt Thái Lan có tổng chiều dài mạng đường sắt do đường sắt nhà nước Thái Lan quản lý là 4.429km khổ 1m với 3.677km đường đơn, 359km đường đôi và đường ba. Với lịch sử phát triển từ năm 1895, ngành Đường sắt Thái Lan đã có nhiều đóng góp và sự phát triển k ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kết cấu hạ tầng giao thông Hạ tầng giao thông Giao thông đường sắt Kết cấu hạ tầng đường sắt Kinh doanh đường sắt Quản lý đường sắtTài liệu có liên quan:
-
TIỂU LUẬN TRIẾT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
9 trang 164 0 0 -
Bài giảng Thực trạng triển khai và phát triển hệ thống giao thông thông minh tại Hà Nội
21 trang 161 0 0 -
Giáo trình Công trình đường sắt: Tập 1 - Lê Hải Hà (chủ biên)
207 trang 132 3 0 -
Các lựa chọn cho hạ tầng giao thông trên trục Bắc - Nam ở Việt Nam
58 trang 113 0 0 -
Mô phỏng tính toán sức kháng của dầm bê tông cốt thép có xét đến ăn mòn cốt thép
7 trang 112 0 0 -
Quyết định 2832/QĐ-BGTVT năm 2013
4 trang 55 0 0 -
19 trang 53 0 0
-
Quyết định 1416/QĐ-UBND năm 2013
11 trang 49 0 0 -
Quyết định 1464/QĐ-UBND năm 2013
4 trang 48 0 0 -
Quyết định 1377/QĐ-UBND năm 2013
4 trang 48 0 0