Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 4: Hiệu quả kinh tế và thị trường
Số trang: 19
Loại file: pdf
Dung lượng: 309.33 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích chính của chương này là áp dụng một mô hình thị trường vào các vấn đề chất lượng môi trường. Thị trường là thể chế mà người mua và người bán tương tác lẫn nhau thông qua số lượng và giá cả của các loại hàng hóa hay dịch vụ nhất định. Điểm giao nhau giữa đường cung và đường cầu thể hiện sản lượng và mức giá duy nhất có thể thỏa mãn đồng thời cả người mua lẫn người bán. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 4: Hiệu quả kinh tế và thị trườngCHƯƠNG 4HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNGChương này bao gồm các mục tiêu sau: đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế như là một chỉsố để khảo sát xem nền kinh tế hoạt động như thế nào và như là một tiêu chuẩn cho việcthẩm định xem nền kinh tế đó có hoạt động đúng với khả năng của nó hay không. Hiệu quảkinh tế là một khái niệm đơn giản nhưng là một khái niệm nhận được nhiều đề nghị xemnhư là một tiêu chuẩn để đánh giá sự hoạt động của một hệ thống kinh tế hoặc một phầncủa hệ thống kinh tế đó. Nhưng khái niệm này cần được dùng với sự cẩn trọng. Có phảimột hệ thống thị trường, tự bản thân nó, sẽ cho ra các kết quả đạt hiệu quả kinh tế? Một xínghiệp riêng lẻ hay một nhóm các xí nghiệp có thể được đánh giá hiệu quả khi khảo sát cácchi phí và những lợi ích tư nhân từ hoạt động kinh doanh. Song, để đánh giá kết quả về mặtxã hội của các xí nghiệp này, chúng ta phải sử dụng khái niệm “hiệu quả kinh tế” với nghĩarộng hơn. Hiệu quả kinh tế phải bao gồm toàn bộ các giá trị về mặt xã hội và cả các kết quảcủa những quyết định kinh tế, đặc biệt là những kết quả về môi trường. Thảo luận về mốiliên hệ giữa hiệu quả kinh tế và tính công bằng cũng rất quan trọng.Mục tiêu thứ hai của chương này là nhằm giải đáp câu hỏi liệu rằng một hệ thống thịtrường, tự bản thân nó, có thể tạo được kết quả mang tính hiệu quả xã hội hay không.Hiệu quả xã hội nghĩa là tất cả thị trường hoạt động mà không có bất kỳ sự biến dạng nào,kể cả biến dạng gây nên ô nhiễm. Chúng ta khảo sát các nguồn gốc của những thất bại thịtrường về môi trường, chúng có thể ngăn cản thị trường đạt được hiệu quả xã hội. Từ điềunày sẽ dẫn đến chương tiếp theo, chương mà chúng ta sẽ khảo sát vấn đề về chính sách; đólà, nếu một nền kinh tế không đạt hiệu quả xã hội, và các vấn đề môi trường nảy sinh thìcác loại chính sách nào chúng ta có thể sử dụng để hiệu chỉnh tình trạng này?Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí có thể áp dụng ở nhiều mức độ: để sử dụng nguyên liệuđầu vào và để xác định các mức sản lượng đầu ra. Chúng ta tập trung vào mức độ thứ haivì cuối cùng chúng ta mong muốn áp dụng ý tưởng cho “đầu ra” là chất lượng môi trường.Có hai vấn đề cần được quan tâm là: Sản lượng cần phải sản xuất là bao nhiêu? Sản lượng thực tế được sản xuất là bao nhiêu?Vấn đề đầu xoay quanh khái niệm về hiệu quả, vấn đề thứ hai liên quan đến cách thức thịtrường hoạt động bình thường.HIỆU QUẢ KINH TẾTrong chương trước, chúng ta đã xem xét đến 2 mối quan hệ: quan hệ giữa sản lượng vớigiá sẵn lòng trả, và quan hệ giữa sản lượng với chi phí sản xuất biên. Chỉ xét riêng mộttrong hai mối quan hệ này thì không thể cho chúng ta biết được mức sản lượng mongmuốn tốt nhất theo quan điểm xã hội. Để xác định mức sản lượng này, chúng ta phải kếthợp chúng với nhau.Quan điểm chính yếu của hiệu quả kinh tế là nên có sự cân bằng giữa lợi íchbiên và chi phí biên của quá trình sản xuất.Barry Field & Nancy Olewiler1Hiệu quả cũng phải có một điểm tham chiếu. Điều “có hiệu quả” đối với một người, trongquan điểm cân bằng giữa chi phí và lợi ích của chính người đó, có thể lại “không hiệu quả”cho người khác. Chúng ta muốn có một khái niệm của hiệu quả mà có thể áp dụng chotổng thể nền kinh tế. Điều này có nghĩa là khi ta xem xét đến chi phí biên, ta phải xem xéttoàn bộ những khoản chi phí của việc sản xuất ra đối tượng cụ thể đang được nói đến,không quan tâm đến ai là người tạo ra và những chi phí này có được định giá trên thịtrường hay không. Khi ta bàn về giá sẵn lòng trả biên, ta phải khẳng định rằng nó đại diệnchính xác cho tất cả các giá trị mà con người trong xã hội đặt ra cho đối tượng, bao gồm cảcác giá trị phi thị trường. Điều này không nhất thiết có nghĩa rằng tất cả mọi người sẽđưa ra giá trị cho tất cả hàng hóa, nó chỉ có nghĩa là không có giá trị nào bị bỏ quên.Hiệu quả xã hội đòi hỏi tất cả giá trị thị trường và phi thị trường hợp nhấttrong lợi ích biên và chi phí biên của sản xuất. Nếu điều này được thỏa mãn,hiệu quả xã hội đạt được khi lợi ích biên bằng với chi phí biên của quá trìnhsản xuất.Làm thế nào chúng ta có thể xác định được mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội? Chúng tacó thể dùng phân tích đồ thị và đại số bằng cách kết hợp hai mối quan hệ đã thảo luận ởchương trước lại với nhau. Trong hình 4-1, chúng ta vẽ đường tổng giá sẵn lòng trả biên(MWTP) và đường tổng chi phí biên (MC) cho loại sản phẩm đang nói đến. Chương 3 đãdiễn giải về nguồn gốc của các đường này. Cân bằng hiệu quả xã hội xảy ra tại mức sảnlượng mà MWTP = MC. Hình 4.1 thể hiện sản lượng cân bằng là 40 đơn vị và MWTPtương ứng là 20$.Cũng có thể tìm ra điểm cân bằng hiệu quả sản xuất xã hội bằng cách phân tích đại số. Vídụ tại trang sau minh họa cho cách này.GiáHình 4-1: Xác định mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội100MWTP(Giá sẵn lòng trả biên)8060a40MC(Chi phí biên)20bc2040QE6080100Xuất lượngMWTP bằng MC xác định điểm cân bằng đạt hiệu quả xã hội. Sản lượng cân bằng (Q E) là 40 đơn vị vớiMWTP tương ứng là 20$. Tại điểm cân bằng hiệu quả xã hội, thặng dư xã hội đạt cực đại. Thặng dư xã hội,phần diện tích (a+b) nhận được từ sự chênh lệch giữa tổng giá sẵn lòng trả và tổng chi phí.Ví dụ: Cách giải bằng phân tích đại số mức sản lượng hiệu quả xã hội1. Để xác định vị trí cân bằng hiệu quả xã hội, xác định phương trình của MWTP vàMC. Ký hiệu QD là lượng cầu hàng hóa và QS là lượng cung hàng hóa. Phươngtrình được xây dựng với dạng tuyến tính để dễ dàng cho sự tính toán.Barry Field & Nancy Olewiler2MWTP = 100 – 2QDMC = 5 QS2. Giá trị cân bằng được xác định theo cách đại số bằng cách cho MWTP bằng vớiMC và trước tiên xác định sản lượng cân bằng mà tại đó QD = QS = QE, với QE làsản lượng cân bằng.100 – 2QE = 0.5QEQE = 403. MWTP tại vị trí cân bằng có thể được xác định bằng cách thay QE vào hoặcphương trình MWTP hoặc phương trình MC:MWTP = 100 - 2(40) = 20$.Sự bằng nhau của giá sẵn l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 4: Hiệu quả kinh tế và thị trườngCHƯƠNG 4HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNGChương này bao gồm các mục tiêu sau: đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế như là một chỉsố để khảo sát xem nền kinh tế hoạt động như thế nào và như là một tiêu chuẩn cho việcthẩm định xem nền kinh tế đó có hoạt động đúng với khả năng của nó hay không. Hiệu quảkinh tế là một khái niệm đơn giản nhưng là một khái niệm nhận được nhiều đề nghị xemnhư là một tiêu chuẩn để đánh giá sự hoạt động của một hệ thống kinh tế hoặc một phầncủa hệ thống kinh tế đó. Nhưng khái niệm này cần được dùng với sự cẩn trọng. Có phảimột hệ thống thị trường, tự bản thân nó, sẽ cho ra các kết quả đạt hiệu quả kinh tế? Một xínghiệp riêng lẻ hay một nhóm các xí nghiệp có thể được đánh giá hiệu quả khi khảo sát cácchi phí và những lợi ích tư nhân từ hoạt động kinh doanh. Song, để đánh giá kết quả về mặtxã hội của các xí nghiệp này, chúng ta phải sử dụng khái niệm “hiệu quả kinh tế” với nghĩarộng hơn. Hiệu quả kinh tế phải bao gồm toàn bộ các giá trị về mặt xã hội và cả các kết quảcủa những quyết định kinh tế, đặc biệt là những kết quả về môi trường. Thảo luận về mốiliên hệ giữa hiệu quả kinh tế và tính công bằng cũng rất quan trọng.Mục tiêu thứ hai của chương này là nhằm giải đáp câu hỏi liệu rằng một hệ thống thịtrường, tự bản thân nó, có thể tạo được kết quả mang tính hiệu quả xã hội hay không.Hiệu quả xã hội nghĩa là tất cả thị trường hoạt động mà không có bất kỳ sự biến dạng nào,kể cả biến dạng gây nên ô nhiễm. Chúng ta khảo sát các nguồn gốc của những thất bại thịtrường về môi trường, chúng có thể ngăn cản thị trường đạt được hiệu quả xã hội. Từ điềunày sẽ dẫn đến chương tiếp theo, chương mà chúng ta sẽ khảo sát vấn đề về chính sách; đólà, nếu một nền kinh tế không đạt hiệu quả xã hội, và các vấn đề môi trường nảy sinh thìcác loại chính sách nào chúng ta có thể sử dụng để hiệu chỉnh tình trạng này?Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí có thể áp dụng ở nhiều mức độ: để sử dụng nguyên liệuđầu vào và để xác định các mức sản lượng đầu ra. Chúng ta tập trung vào mức độ thứ haivì cuối cùng chúng ta mong muốn áp dụng ý tưởng cho “đầu ra” là chất lượng môi trường.Có hai vấn đề cần được quan tâm là: Sản lượng cần phải sản xuất là bao nhiêu? Sản lượng thực tế được sản xuất là bao nhiêu?Vấn đề đầu xoay quanh khái niệm về hiệu quả, vấn đề thứ hai liên quan đến cách thức thịtrường hoạt động bình thường.HIỆU QUẢ KINH TẾTrong chương trước, chúng ta đã xem xét đến 2 mối quan hệ: quan hệ giữa sản lượng vớigiá sẵn lòng trả, và quan hệ giữa sản lượng với chi phí sản xuất biên. Chỉ xét riêng mộttrong hai mối quan hệ này thì không thể cho chúng ta biết được mức sản lượng mongmuốn tốt nhất theo quan điểm xã hội. Để xác định mức sản lượng này, chúng ta phải kếthợp chúng với nhau.Quan điểm chính yếu của hiệu quả kinh tế là nên có sự cân bằng giữa lợi íchbiên và chi phí biên của quá trình sản xuất.Barry Field & Nancy Olewiler1Hiệu quả cũng phải có một điểm tham chiếu. Điều “có hiệu quả” đối với một người, trongquan điểm cân bằng giữa chi phí và lợi ích của chính người đó, có thể lại “không hiệu quả”cho người khác. Chúng ta muốn có một khái niệm của hiệu quả mà có thể áp dụng chotổng thể nền kinh tế. Điều này có nghĩa là khi ta xem xét đến chi phí biên, ta phải xem xéttoàn bộ những khoản chi phí của việc sản xuất ra đối tượng cụ thể đang được nói đến,không quan tâm đến ai là người tạo ra và những chi phí này có được định giá trên thịtrường hay không. Khi ta bàn về giá sẵn lòng trả biên, ta phải khẳng định rằng nó đại diệnchính xác cho tất cả các giá trị mà con người trong xã hội đặt ra cho đối tượng, bao gồm cảcác giá trị phi thị trường. Điều này không nhất thiết có nghĩa rằng tất cả mọi người sẽđưa ra giá trị cho tất cả hàng hóa, nó chỉ có nghĩa là không có giá trị nào bị bỏ quên.Hiệu quả xã hội đòi hỏi tất cả giá trị thị trường và phi thị trường hợp nhấttrong lợi ích biên và chi phí biên của sản xuất. Nếu điều này được thỏa mãn,hiệu quả xã hội đạt được khi lợi ích biên bằng với chi phí biên của quá trìnhsản xuất.Làm thế nào chúng ta có thể xác định được mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội? Chúng tacó thể dùng phân tích đồ thị và đại số bằng cách kết hợp hai mối quan hệ đã thảo luận ởchương trước lại với nhau. Trong hình 4-1, chúng ta vẽ đường tổng giá sẵn lòng trả biên(MWTP) và đường tổng chi phí biên (MC) cho loại sản phẩm đang nói đến. Chương 3 đãdiễn giải về nguồn gốc của các đường này. Cân bằng hiệu quả xã hội xảy ra tại mức sảnlượng mà MWTP = MC. Hình 4.1 thể hiện sản lượng cân bằng là 40 đơn vị và MWTPtương ứng là 20$.Cũng có thể tìm ra điểm cân bằng hiệu quả sản xuất xã hội bằng cách phân tích đại số. Vídụ tại trang sau minh họa cho cách này.GiáHình 4-1: Xác định mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội100MWTP(Giá sẵn lòng trả biên)8060a40MC(Chi phí biên)20bc2040QE6080100Xuất lượngMWTP bằng MC xác định điểm cân bằng đạt hiệu quả xã hội. Sản lượng cân bằng (Q E) là 40 đơn vị vớiMWTP tương ứng là 20$. Tại điểm cân bằng hiệu quả xã hội, thặng dư xã hội đạt cực đại. Thặng dư xã hội,phần diện tích (a+b) nhận được từ sự chênh lệch giữa tổng giá sẵn lòng trả và tổng chi phí.Ví dụ: Cách giải bằng phân tích đại số mức sản lượng hiệu quả xã hội1. Để xác định vị trí cân bằng hiệu quả xã hội, xác định phương trình của MWTP vàMC. Ký hiệu QD là lượng cầu hàng hóa và QS là lượng cung hàng hóa. Phươngtrình được xây dựng với dạng tuyến tính để dễ dàng cho sự tính toán.Barry Field & Nancy Olewiler2MWTP = 100 – 2QDMC = 5 QS2. Giá trị cân bằng được xác định theo cách đại số bằng cách cho MWTP bằng vớiMC và trước tiên xác định sản lượng cân bằng mà tại đó QD = QS = QE, với QE làsản lượng cân bằng.100 – 2QE = 0.5QEQE = 403. MWTP tại vị trí cân bằng có thể được xác định bằng cách thay QE vào hoặcphương trình MWTP hoặc phương trình MC:MWTP = 100 - 2(40) = 20$.Sự bằng nhau của giá sẵn l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế môi trường Hiệu quả kinh tế Mô hình thị trường Chất lượng môi trường Giá trị phi thị trường Hiệu quả xã hộiTài liệu có liên quan:
-
92 trang 214 0 0
-
So sánh hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình luân canh Artemia – tôm và chuyên canh
10 trang 166 0 0 -
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 154 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 153 0 0 -
Bài giảng Kinh tế vi mô (ThS. Trần Nguyễn Minh Ái ) - Chương 5: Cạnh tranh hoàn toàn
33 trang 119 0 0 -
Ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat 7 ETM + đánh giá chất lượng nước hồ Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh
8 trang 116 0 0 -
Giải pháp tăng trưởng xanh về hiệu quả kinh tế trong phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Long An
15 trang 113 0 0 -
17 trang 83 0 0
-
Tiểu luận môn Kinh tế môi trường: Báo động ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam
19 trang 79 0 0 -
Giáo trình quản lý chất lượng môi trường part 6
38 trang 65 0 0