Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 5: Kinh tế học về chất lượng môi trường
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 264.46 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chương này phát triển một mô hình kiểm soát ô nhiễm đơn giản. Mô hình này dựa trên khái niệm đánh đổi giữa thiệt hại môi trường và chi phí kiểm soát ô nhiễm. Chúng ta đã xem xét hàm thiệt hại biên. Hàm số này thể hiện thiệt hại xã hội biên từ các mức phát thải khác nhau hoặc các mức độ tích tụ ô nhiễm khác nhau trong môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 5: Kinh tế học về chất lượng môi trườngCHƯƠNG 5KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNGChương 4 chỉ ra rằng khi có ngoại tác, tài nguyên tự do tiếp cận, hoặc hàng hóa công, hệthống thị trường sẽ không đạt được trạng thái cân bằng hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội làmột khái niệm chuẩn tắc trong kinh tế học. Đó là dạng tuyên bố “điều đó sẽ là gì”. Nghiêncứu yếu tố tác động đến chính sách công giải quyết các vấn đề môi trường là một dạngkinh tế học chuẩn tắc. Các mục tiêu chính sách cần bao nhiêu SO2 trong không khí, baonhiêu phốt phát trong hồ nước, hoặc bao nhiêu lượng chất độc hại trong đất và làm thế nàothực hiện được các mục tiêu này? Kinh tế học thực chứng nghiên cứu các sự kiện thực tếđã xảy ra như thế nào, khó khăn nào cần vượt qua. Sản lượng thị trường thực tế và giátương ứng của nó là các vấn đề nghiên cứu của kinh tế học thực chứng. Các câu hỏi đạiloại như một nhóm nhà máy nhiệt điện nào đó phát thải ra bao nhiêu sulphur đioxít (SO 2)và yếu tố nào quyết định lượng nhiên liệu sử dụng là các câu hỏi của kinh tế học thựcchứng.Một số bước tổng quát trong phân tích chính sách chuẩn tắc:1. Nhận dạng mức mục tiêu chất lượng môi trường. Mức mục tiêu có thể dựa vào mứcphát thải hoặc mức tích tụ chất thải trong môi trường.2. Quyết định phân chia các mức mục tiêu chất lượng môi trường này cho các nhà sảnxuất như thế nào.3. Quyết định các công cụ chính sách để đạt được mức mục tiêu. Phần 4 sẽ khảo sátkỹ các công cụ chính sách này.4. Đặt câu hỏi nên phân phối lợi ích và chi phí của chương trình môi trường như thếnào và sự phân phối này có hợp lý hay không. Phần 3 sẽ đề cập đến các phươngpháp tính lợi ích và chi phí.Chương này tập trung vào bước đầu tiên: xác định mức mục tiêu chất lượng môi trường.Xây dựng chính sách môi trường có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc có được dữliệu các biến số kinh tế và kỹ thuật đúng đắn hay không. Chất gây ô nhiễm ảnh hưởng đếnchất lượng môi trường như thế nào? Nhà sản xuất và người tiêu dùng phản ứng như thế nàovới các chính sách? Trong nhiều trường hợp, chúng ta biết nhiều về phản ứng của nhà sảnxuất và người tiêu dùng hơn là mối liên kết giữa chất gây ô nhiễm và chất lượng môitrường. Mặc dù khoa học môi trường ngày càng khám phá ra nhiều điều về mối liên kếtnày nhưng vẫn còn rất nhiều dữ kiện không chắc chắn. Các nhà khoa học chưa hiểu hết cáctác động khác nhau của chất gây ô nhiễm lên môi trường. Có thể kể một số ví dụ về sựkhông chắc chắn khoa học này – chẳng hạn như các tranh luận về nguyên nhân gây hiệntượng thay đổi khí hậu, hợp chất nào trong nước thải của nhà máy giấy gây bệnh cho cácbãi nuôi sò.Barry Field & Nancy Olewiler1MỨC Ô NHIỄM MỤC TIÊU – MÔ HÌNH TỔNG QUÁTChẳng có một chính sách công riêng lẻ nào có thể giải quyết được tất cả các vấn đề môitrường khác nhau. Nhưng chúng ta có thể dùng một mô hình đơn giản để xây dựng nềntảng cho bất kỳ tình huống chính sách nào. Mô hình này thể hiện một sự đánh đổi đơn giảnthường áp dụng cho tất cả các hoạt động kiểm soát ô nhiễm. Một mặt việc giảm chất thảigóp phần làm giảm thiệt hại mà con người phải gánh chịu do ô nhiễm môi trường; mặtkhác, việc giảm chất thải lại sử dụng những nguồn lực lẽ ra có thể được dùng vào việckhác. Ví dụ, giảm phát thải sulphur điôxít của một nhà máy nhiệt điện sẽ làm giảm ô nhiễmkhông khí và lắng tụ axít. Chất lượng môi trường sẽ tăng và làm lợi cho con người và hệsinh thái. Nhưng để giảm phát thải, nhà máy phải lắp đặt thiết bị giảm ô nhiễm hoặcchuyển qua dùng nhiên liệu chứa ít sulphur hơn (chẳng hạn khí thiên nhiên). Điều này làmtăng chi phí sản xuất. Nếu nhà máy có thể chuyển chi phí này cho khách hàng gánh chịu,giá điện sẽ tăng. Người tiêu dùng sẽ tiêu dùng ít hàng hóa hơn. Mô hình đơn giản trongchương này sẽ trình bày dạng đánh đổi như thế này.Thiệt hại do ô nhiễmNói thiệt hại do ô nhiễm là nói đến tất cả những tác động bất lợi mà người sử dụng môitrường phải gánh chịu do suy thoái môi trường. Ví dụ một nhà máy đưa chất thải vào dòngsông làm ngộ độc các loài thủy sản, làm con người không thể sử dụng cá bắt được từ dòngsông này nữa. Chất độc nhiễm vào cá bắt đầu tham gia vào chuỗi thức ăn, làm ngộ độc cácloài khác ăn những con cá bị nhiễm độc ban đầu – chẳng hạn như chim đại bàng hoặc chimưng. Các thành phố ở lưu vực sông phải bỏ thêm chi phí để xử lý độc tố ra khỏi nguồnnước sinh hoạt v.v. Ô nhiễm không khí gây thiệt hại đến sức khỏe con người. Các ca tửvong tăng lên từ bệnh ung thư phổi, viêm phổi kinh niên đều liên quan đến mức độ cácchất ô nhiễm không khí tăng cao, như sunphua điôxít, sợi amiăng, phóng xạ radon. Ônhiễm không khí còn gây thiệt hại vật chất – làm xuống cấp vật liệu (ví dụ, các công trìnhđiêu khắc ngoài trời ở thành phố Florence có từ thời Phục Hưng nay phải đem vào bảoquản trong nhà do ô nhiễm không khí) hoặc làm hạn chế tầm nhìn. Ngoài những thiệt hạigây ra cho con người, sự hủy hoại môi trường có thể gây ra ảnh hưởng quan trọng đối vớinhiều yếu tố khác của hệ sinh thái. Các ảnh hưởng đó, như sự hủy hoại thông tin di truyềnở những loài động thực vật sắp bị tuyệt chủng, rốt cuộc sẽ có ý nghĩa quan trọng đối vớinhân loại. Đánh giá giá trị thiệt hại môi trường là một trong những công việc hàng đầu củacác nhà khoa học môi trường và các nhà kinh tế học môi trường, và chúng ta sẽ bàn vấn đềnày trong chương 7.Nói chung, ô nhiễm càng nhiều thì thiệt hại gây ra càng lớn. Để mô tả mối quan hệ giữa ônhiễm và thiệt hại, chúng ta sẽ dùng khái niệm hàm thiệt hại.Một hàm thiệt hại thể hiện mối quan hệ giữa số lượng chất thải và giá trị thiệthại của chất thải đó.Có các dạng hàm số thiệt hại khác nhau:Hàm thiệt hại theo lượng phát thải (Emission damage functions) thể hiện mối quanhệ giữa lượng phát thải từ một hoặc nhiều nguồn nào đó và thiệt hại môi trường gây ratừ lượng phát thải đó.Barry Field & Nancy Olewiler2Hàm thiệt hại theo mức độ tích tụ (Ambient damage functions) thể hiện mối quan h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 5: Kinh tế học về chất lượng môi trườngCHƯƠNG 5KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNGChương 4 chỉ ra rằng khi có ngoại tác, tài nguyên tự do tiếp cận, hoặc hàng hóa công, hệthống thị trường sẽ không đạt được trạng thái cân bằng hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội làmột khái niệm chuẩn tắc trong kinh tế học. Đó là dạng tuyên bố “điều đó sẽ là gì”. Nghiêncứu yếu tố tác động đến chính sách công giải quyết các vấn đề môi trường là một dạngkinh tế học chuẩn tắc. Các mục tiêu chính sách cần bao nhiêu SO2 trong không khí, baonhiêu phốt phát trong hồ nước, hoặc bao nhiêu lượng chất độc hại trong đất và làm thế nàothực hiện được các mục tiêu này? Kinh tế học thực chứng nghiên cứu các sự kiện thực tếđã xảy ra như thế nào, khó khăn nào cần vượt qua. Sản lượng thị trường thực tế và giátương ứng của nó là các vấn đề nghiên cứu của kinh tế học thực chứng. Các câu hỏi đạiloại như một nhóm nhà máy nhiệt điện nào đó phát thải ra bao nhiêu sulphur đioxít (SO 2)và yếu tố nào quyết định lượng nhiên liệu sử dụng là các câu hỏi của kinh tế học thựcchứng.Một số bước tổng quát trong phân tích chính sách chuẩn tắc:1. Nhận dạng mức mục tiêu chất lượng môi trường. Mức mục tiêu có thể dựa vào mứcphát thải hoặc mức tích tụ chất thải trong môi trường.2. Quyết định phân chia các mức mục tiêu chất lượng môi trường này cho các nhà sảnxuất như thế nào.3. Quyết định các công cụ chính sách để đạt được mức mục tiêu. Phần 4 sẽ khảo sátkỹ các công cụ chính sách này.4. Đặt câu hỏi nên phân phối lợi ích và chi phí của chương trình môi trường như thếnào và sự phân phối này có hợp lý hay không. Phần 3 sẽ đề cập đến các phươngpháp tính lợi ích và chi phí.Chương này tập trung vào bước đầu tiên: xác định mức mục tiêu chất lượng môi trường.Xây dựng chính sách môi trường có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc có được dữliệu các biến số kinh tế và kỹ thuật đúng đắn hay không. Chất gây ô nhiễm ảnh hưởng đếnchất lượng môi trường như thế nào? Nhà sản xuất và người tiêu dùng phản ứng như thế nàovới các chính sách? Trong nhiều trường hợp, chúng ta biết nhiều về phản ứng của nhà sảnxuất và người tiêu dùng hơn là mối liên kết giữa chất gây ô nhiễm và chất lượng môitrường. Mặc dù khoa học môi trường ngày càng khám phá ra nhiều điều về mối liên kếtnày nhưng vẫn còn rất nhiều dữ kiện không chắc chắn. Các nhà khoa học chưa hiểu hết cáctác động khác nhau của chất gây ô nhiễm lên môi trường. Có thể kể một số ví dụ về sựkhông chắc chắn khoa học này – chẳng hạn như các tranh luận về nguyên nhân gây hiệntượng thay đổi khí hậu, hợp chất nào trong nước thải của nhà máy giấy gây bệnh cho cácbãi nuôi sò.Barry Field & Nancy Olewiler1MỨC Ô NHIỄM MỤC TIÊU – MÔ HÌNH TỔNG QUÁTChẳng có một chính sách công riêng lẻ nào có thể giải quyết được tất cả các vấn đề môitrường khác nhau. Nhưng chúng ta có thể dùng một mô hình đơn giản để xây dựng nềntảng cho bất kỳ tình huống chính sách nào. Mô hình này thể hiện một sự đánh đổi đơn giảnthường áp dụng cho tất cả các hoạt động kiểm soát ô nhiễm. Một mặt việc giảm chất thảigóp phần làm giảm thiệt hại mà con người phải gánh chịu do ô nhiễm môi trường; mặtkhác, việc giảm chất thải lại sử dụng những nguồn lực lẽ ra có thể được dùng vào việckhác. Ví dụ, giảm phát thải sulphur điôxít của một nhà máy nhiệt điện sẽ làm giảm ô nhiễmkhông khí và lắng tụ axít. Chất lượng môi trường sẽ tăng và làm lợi cho con người và hệsinh thái. Nhưng để giảm phát thải, nhà máy phải lắp đặt thiết bị giảm ô nhiễm hoặcchuyển qua dùng nhiên liệu chứa ít sulphur hơn (chẳng hạn khí thiên nhiên). Điều này làmtăng chi phí sản xuất. Nếu nhà máy có thể chuyển chi phí này cho khách hàng gánh chịu,giá điện sẽ tăng. Người tiêu dùng sẽ tiêu dùng ít hàng hóa hơn. Mô hình đơn giản trongchương này sẽ trình bày dạng đánh đổi như thế này.Thiệt hại do ô nhiễmNói thiệt hại do ô nhiễm là nói đến tất cả những tác động bất lợi mà người sử dụng môitrường phải gánh chịu do suy thoái môi trường. Ví dụ một nhà máy đưa chất thải vào dòngsông làm ngộ độc các loài thủy sản, làm con người không thể sử dụng cá bắt được từ dòngsông này nữa. Chất độc nhiễm vào cá bắt đầu tham gia vào chuỗi thức ăn, làm ngộ độc cácloài khác ăn những con cá bị nhiễm độc ban đầu – chẳng hạn như chim đại bàng hoặc chimưng. Các thành phố ở lưu vực sông phải bỏ thêm chi phí để xử lý độc tố ra khỏi nguồnnước sinh hoạt v.v. Ô nhiễm không khí gây thiệt hại đến sức khỏe con người. Các ca tửvong tăng lên từ bệnh ung thư phổi, viêm phổi kinh niên đều liên quan đến mức độ cácchất ô nhiễm không khí tăng cao, như sunphua điôxít, sợi amiăng, phóng xạ radon. Ônhiễm không khí còn gây thiệt hại vật chất – làm xuống cấp vật liệu (ví dụ, các công trìnhđiêu khắc ngoài trời ở thành phố Florence có từ thời Phục Hưng nay phải đem vào bảoquản trong nhà do ô nhiễm không khí) hoặc làm hạn chế tầm nhìn. Ngoài những thiệt hạigây ra cho con người, sự hủy hoại môi trường có thể gây ra ảnh hưởng quan trọng đối vớinhiều yếu tố khác của hệ sinh thái. Các ảnh hưởng đó, như sự hủy hoại thông tin di truyềnở những loài động thực vật sắp bị tuyệt chủng, rốt cuộc sẽ có ý nghĩa quan trọng đối vớinhân loại. Đánh giá giá trị thiệt hại môi trường là một trong những công việc hàng đầu củacác nhà khoa học môi trường và các nhà kinh tế học môi trường, và chúng ta sẽ bàn vấn đềnày trong chương 7.Nói chung, ô nhiễm càng nhiều thì thiệt hại gây ra càng lớn. Để mô tả mối quan hệ giữa ônhiễm và thiệt hại, chúng ta sẽ dùng khái niệm hàm thiệt hại.Một hàm thiệt hại thể hiện mối quan hệ giữa số lượng chất thải và giá trị thiệthại của chất thải đó.Có các dạng hàm số thiệt hại khác nhau:Hàm thiệt hại theo lượng phát thải (Emission damage functions) thể hiện mối quanhệ giữa lượng phát thải từ một hoặc nhiều nguồn nào đó và thiệt hại môi trường gây ratừ lượng phát thải đó.Barry Field & Nancy Olewiler2Hàm thiệt hại theo mức độ tích tụ (Ambient damage functions) thể hiện mối quan h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế môi trường Kinh tế học Chất lượng môi trường Mức ô nhiễm mục tiêu Thiệt hại do ô nhiễm Hàm thiệt hại biên Chi phí giảm ô nhiễmTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 628 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 350 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 1
72 trang 277 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 1 - TS. Vũ Kim Dung
126 trang 252 7 0 -
Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và biết làm
3 trang 231 0 0 -
92 trang 214 0 0
-
Giáo trình Kinh tế vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Văn Dần
133 trang 203 1 0 -
13 trang 187 0 0
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Lê Khương Ninh
45 trang 168 0 0 -
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 154 0 0