Danh mục tài liệu

Kinh tế tuần hoàn: Thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 454.38 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả đề cập đến việc chuyển đổi mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ mang lại những lợi ích cơ bản thông qua tận dụng tối đa các nguồn lực, vừa tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, vừa là nền tảng để duy trì lợi thế cạnh tranh của thành phố trong dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong khu vực. Trong đó, tận dụng và ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0, công nghệ mới, chuyển giao công nghệ từ các quốc gia phát triển, đi trước với nhiều kinh nghiệm trong chuyển đổi kinh tế tuần hoàn là chìa khóa để rút ngắn và đẩy nhanh quá trình chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, hướng đến nền kinh tế xanh và đóng góp vào mục tiêu chung của quốc gia giảm phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế tuần hoàn: Thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh Kỷ yếu Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các Sở Khoa học và Công nghệHội thảo mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế 26/12/2023 Thành phố Hồ Chí MinhKhoa học xã hội Thành phố Hồ Chí MinhKINH TẾ TUẦN HOÀN: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Phạm Bình An, ThS. Trần Nhật Nguyên Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Email: pban.hids@tphcm.gov.vn, tnnguyen.hids@tphcm.gov.vn TÓM TẮT Việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn là cơhội để Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến sự phát triển bền vững.Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là hướng đihoàn toàn đúng đắn, phù hợp định hướng của Đảng và Nhà nước. Với sự chuyển đổi nàykhông chỉ giúp Thành phố đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổikhí hậu, mà còn giúp doanh nghiệp Thành phố đạt các tiêu chí xanh cho sản phẩm, dịch vụđể tham gia các thị trường lớn và thu hút đầu tư. Vì vậy, việc chuyển đổi sang mô hìnhkinh tế tuần hoàn sẽ mang lại những lợi ích cơ bản thông qua tận dụng tối đa các nguồnlực, vừa tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, vừa là nền tảng để duy trì lợi thế cạnhtranh của thành phố trong dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong khuvực. Trong đó, tận dụng và ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0, công nghệ mới, chuyểngiao công nghệ từ các quốc gia phát triển, đi trước với nhiều kinh nghiệm trong chuyển đổikinh tế tuần hoàn là chìa khóa để rút ngắn và đẩy nhanh quá trình chuyển sang nền kinh tếtuần hoàn, hướng đến nền kinh tế xanh và đóng góp vào mục tiêu chung của quốc gia giảmphát thải ròng bằng không vào năm 2050. Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn, khoa học công nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh 1. Cơ sở pháp lý liên quan đến kinh tế tuần hoàn ở cấp quốc gia và cấp Thànhphố Hồ Chí Minh Tại Việt Nam, khái niệm kinh tế tuần hoàn được đề cập đầu tiên tại Nghị quyết 55-NQ-TW tháng 2/2020 của Bộ Chính trị và đến nay đã được cụ thế hóa thành những chínhsách, pháp luật tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Theo đó, tại Điều 142 Luật bảo vệmôi trường năm 2020 khái niệm kinh tế tuần hoàn được xác định như sau: “Kinh tế tuầnhoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụnhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thảiphát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”. Theo đó, tính tuần hoàn trong môhình kinh tế tuần hoàn bao gồm 05 khâu bao trùm trong dòng tài nguyên liên tục từ giaiđoạn thiết kế sản phẩm, đến giai đoạn sản xuất/phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướngphát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ XIII của Đảng và được xem là yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững trong bốicảnh mới. Cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, trong những năm qua, Nhà nướcta đã có nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến kinh tế tuần hoàn, trong đó Luật Bảo vệmôi trường năm 2020 là một trong những pháp lý quan trọng về kinh tế tuần hoàn. Sau đó,Thủ tướng Chính phủ đã bản hành Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Bên cạnh đó,Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030, tầm nhìnđến năm 2050 đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ được ban hành vàotháng 12 năm 2023. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng, xác định quan điểm, mục 72 Kỷ yếu Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các Sở Khoa học và Công nghệHội thảo mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế 26/12/2023 Thành phố Hồ Chí MinhKhoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minhtiêu và các biện pháp tổ chức thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Ở cấp độ địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều văn bản triển khaimột cách tích cực và chủ động liên quan đến kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi xanh. Cụ thể:Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số 4645/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 vềphê ...