Danh mục tài liệu

Kinh Tế Việt Nam Từ Đổi Mới Đến Hội Nhập

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 706.68 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong vòng 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam (VN) đã trên bước đường mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Dự kiến, trong vòng năm nay hay năm tới (2005-2006), gia nhập WTO sẽ là bước cuối cùng để hội nhập thực sự vào cuộc chơi toàn cầu hoá. Câu hỏi lớn đặt ra là hành trang của VN khi đi vào cuộc chơi toàn cầu có những gì và những thử thách ở phía trước phải đối mặt sẽ ra sao?...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh Tế Việt Nam Từ Đổi Mới Đến Hội Nhập Kinh Tế Việt NamTừ Đổi Mới Đến Hội Nhập Kinh Tế Việt Nam Từ Đổi Mới Đến Hội NhậpPhạm Đỗ Chí & Phạm Quang Diệu I. Kinh Tế Việt Nam Đang ở Đâu ? Trong vòng 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam (VN) đã trên bước đường mở cửa vàhội nhập vào nền kinh tế thế giới. Dự kiến, trong vòng năm nay hay năm tới (2005-2006),gia nhập WTO sẽ là bước cuối cùng để hội nhập thực sự vào cuộc chơi toàn cầu hoá.Câu hỏi lớn đặt ra là hành trang của VN khi đi vào cuộc chơi toàn cầu có những gì vànhững thử thách ở phía trước phải đối mặt sẽ ra sao? Sau gần hai thập niên thực hiệncải cách kinh tế dưới “Đổi Mới” từ 1986, vài kết quả đã được chứng minh qua những consố thống kê và thảo luận khá đầy đủ trong nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước.1Đặc biệt là thu nhập tính theo đầu người đã tăng hơn gấp đôi từ mức 250 USD vàonhững năm 1985-86 lên mức ước tính khoảng 520 USD cho năm 2004. Nói chung vàkhách quan, đời sống kinh tế của đa số các tầng lớp dân chúng đã được cải thiện, thànhphần thuộc lớp đói nghèo đã sút giảm đáng kể, và bộ mặt VN từ thôn quê ra thành thịđược tương đối “lột xác” với các đường xá được sửa sang hay mới hoàn tất, nhiều ngôinhà khang trang mới mọc ở các tỉnh hay các cao ốc ở những thành phố lớn, những côngtrình xây dựng qui mô như các khu công nghệ chế biến hay khu du lịch mang tầm vócquốc tế đã có mặt ở nhiều vùng khác nhau. Tuy nhiên trong một thế giới toàn cầu hóa, những tiến bộ của Việt Nam cần phải đượcđặt khung cảnh của một cuộc tranh đua, VN tiến trong khi thiên hạ cũng tiến, riêng trongkhu vực Đông Á, có thể các nước láng giềng còn đi nhanh hơn. Có hai cách để phân tích.Thứ nhất, phân tích mổ xẻ những đặc điểm của bản thân để rút ra những điểm yếu, điểmmạnh, cơ hội và thách thức có ý nghĩa quan trọng để tìm ra hướng đi phù hợp. Một cáchkhác để phân tích là so sánh bản thân và các đối thủ để biết được tương quan về lựclượng, những lợi thế và nguy cơ. Hiện nay, một vài vấn đề quan trọng cần đặt ra trong bốicảnh hội nhập là: • VN hiện ở đâu trong khu vực? • Trong gần 20 năm qua, Đổi Mới đã đem lại những chuyển dịch cơ cấu kinh tế ra sao và những thách thức gì đang đặt ra trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu? Hai hình 1 và 2 dưới đây giúp có vài ý niệm để trả lời hai câu hỏi trên.Hình 1. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam và các nước trong khu vực các năm1981, 1991, 2002.1 Thí dụ xin xem thêm sách “Đánh Thức Con Rồng Ngủ Quên”, Phạm Đỗ Chí và Trần Nam Bình (chủ biên),Thời báo Kinh tế Sài gòn (tái bản, 2002); hay “Kinh Tế Việt Nam Trên Đường Hóa Rồng”, Phạm Đỗ Chí(chủ biên), nhà xuất bản Trẻ (2004). 4000 3500 3000 1981 2500 2000 1500 1991 1000 500 0 iệt am Thái Lan 2002 Inđônêxia alaixia uốc V N hilippin Trung Q M PNguồn: ADB. 1999; 2000; 2003. Như đã nêu trên, kể từ khi đổi mới năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựuấn tượng về tăng trưởng và giảm đói nghèo. Mặc dù vậy, nếu nhìn vào cơ cấu kinh tế thìcó những biểu hiện đáng lo ngại, với trên 60% lao động nông nghiệp và 70% dân số sốngở khu vực nông thôn nên về cơ bản Việt Nam vẫn còn là một quốc gia nông nghiệp. Nếunói về mức sống, hình 1 chỉ rõ là thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn rấtkhiêm tốn so với khu vực. Hình trên cho thấy, hơn 20 năm trước Việt Nam có xuất phátđiểm quá thấp và đã có những bước tiến ngoạn mục, hiện nay GDP/đầu người đạtchừng trên 500 USD, tuy nhiên mới gần ngang với các mức của Thái Lan, Inđônêxia,Malaixia những năm đầu thập kỷ 80. Hình trên cũng cho thấy một xu thế rượt đuổi vàvượt lên của các nước trong khu vực. Trong khi Thái Lan, Malaixia có những bước tiếnnhanh, thậm chí nhảy vọt để bứt lên phía trên thì Inđônêxia và Philippin có chiều hướngtăng chậm. Trung Quốc lại cho thấy khả năng vươn lên mạnh mẽ, thậm chí vượt quaInđônêxia và Philippin về GDP/người mặc dù Trung Quốc có xuất phát điểm thấp hơnnhiều các nước này trong thập kỷ 80. Như vậy có thể thấy rằng, trong tiến trình phát triểnluôn có những cơ hội để vượt lên, vấn đề nằm ở chỗ các nước có đi đúng hướng haykhông? Đi vào chi tiết hơn, năng suất lao động cũng thể hiện xu thế tụt hậu của VN2. Tính đếnnăm 2002, năng suất lao động Việt Nam trong ngành công nghiệp là khoảng trên 1000USD/người/năm và nông nghiệp dưới 500 USD/người/năm. Trong khi đó, đầu thập niên80, Thái Lan có năng suất lao động nông nghiệp tương đương Việt Nam của năm 2002nhưng năng suất công nghiệp đã gần 5000 USD/người/năm. Hiện nay, năng suất côngnghiệp của Thái Lan là xấp xỉ 8000 USD/người/năm và nông nghiệp là gần 1500USD/người/năm.Hình 2. Năng suất lao động của Việt Nam và các nước (USD/lao động)2 Có ý kiến cho rằng sản xuất nông nghiệp Việt Nam năm 60 và đến những năm đầu thế kỷ 21 vẫn ở quy mônhỏ bé, manh mún. Vậy thì bài toán cạnh tranh và hội nhập sẽ vẫn còn là một thách thức lớn. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: