Danh mục tài liệu

Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 110.00 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Luật sư được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự khác trong vụ án. Khi tham gia tố tụng Luật sư được tham gia với hai mục đích là bảo vệ quyền và …
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sự Kỹ năng của Luật sư trong các vụ án hình sựNguyễn Thị Phúc KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ VÀ NGHIÊN CỨU CHỨNG CỨ Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Luật sư được tham giatố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc người bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự khác trong vụ án. Khi tham gia tốtụng Luật sư được tham gia với hai mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của bị can, bị cáo (thân chủ) và góp phần làm sáng tỏ các tình tiết củavụ án bảo đảm cho công tác xét xử được khách quan, đúng pháp luật. Khitham gia trong tố tụng dù với vai trò là người bào chữa cho của bị can, bịcáo hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, lợi íchhợp pháp của đương sự… thì Luật sư cùng với thân chủ của mình luôn trởthành một bên trong tố tụng. Do đó khi đã trở thành một bên trong tố tụngthì Luật sư phải sử dụng tổng hợp những kinh nghiệm nghề nghiệp và kiếnthức của mình trong đó có kiến thức về chứng cứ nhằm bác lại quan điểmđối lập, bảo vệ quan điểm của mình. Chính vì vậy, có thể nói, sự hiểu biết vềlý luận chứng cứ và khả năng sử dụng chứng cứ trong tố tụng là những điềukiện quan trọng bảo đảm sự thành công của Luật sư trong tranh tụng. Ở đề tài tiểu luận này, chúng ta cùng tìm hiểu các kỹ năng của luật sưtrong hoạt động đánh giá và nghiên cứu chứng cứ. Về k hái niệm chứng cứ: Như thế nào gọi là chứng cứ trong một vụ án hình sự? Chúng tathường thấy rằng, sau khi có một vụ án hình sự xảy ra, các dấu vết của vụán vẫn còn lưu lại đâu đó và được thể hiện dưới những hình thức khác nhau.Khi các dấu vết ấy thể hiện ý nghĩa quan trọng nhằm xác định có hay khôngcó hành vi phạm tội trong vụ án. Thì từ các dấu vết đó và các điều kiện, căncứ khác, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ khởi tố, truy tố hay xét xử mộtngười đã có hành vi phạm tội. Những dấu vết như vậy trong vụ án hình sựđược gọi là chứng cứ.Nguyễn Thị Phúc Theo quy định tại khoản 1, Điều 64, Bộ luật Tố tụng hình sự năm2003 thì: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục doBộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùnglàm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiệnhành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyếtđúng đắn vụ án.” Chứng cứ được xác định bằng: - Vật chứng (Theo Điều 74 BLTTHS thì, “Vật chứng là vật đượcdùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật làđối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minhtội phạm và người phạm tội”); - Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bịđơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt,người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; - Kết luận giám định; - Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác. Như vậy, việc luật sư nhận diện trước tiên được chứng cứ bao gồmnhững nội dung gì theo quy định của pháp luật như trên sẽ giúp luật sư dànhsự tập trung của mình vào những yếu tố được xác định là chứng cứ nói trên,nhằm tiến hành đánh giá và nghiên cứu có kết quả cao nhất. Vậy, chứng cứ mang những đặc điểm gì? Trả lời câu hỏi này sẽ giúpluật sư nắm bắt thật chắc các đặc trưng cần thiết khi tiếp cận chứng cứ củamột vụ án hình sự, bởi nếu không nắm chắc các đặc trưng của chúng, nhiềukhi không thể quyết định việc đánh giá chúng ra sao và có thể tốn thời gian,công sức và việc đánh giá những yếu tố có trong vụ án, nhưng lại không liênquan đến vụ án, hoặc không phục vụ cho mục đích bảo vệ quyền và lợi íchcủa than chủ mình. Chứng cứ có các đặc điểm sau:Nguyễn Thị Phúc - Tính khách quan: Đây là đặc trưng quan trọng khi tiếp cận, tìm hiểuvà đánh giá chứng cứ buộc luật sư phải lưu ý kỹ. Tính khách quan thể hiệnnhững gì có thật và phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án hình sự đãxảy ra. Nếu không đảm bảo tính khách quan, những yếu tố được gọi tên làchứng cứ trong vụ án sẽ làm sai lệch tính chất của vụ án. Sự đảm bảo tínhkhách quan của chứng cứ trong vụ án sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụngđưa ra những quyết định đúng, không oan sai; đồng thời cũng qua đó, luật sưcó cơ sở để bảo vệ cho than chủ của mình theo đúng tinh thần pháp luật. - Tính liên quan: Đây là đặc điểm xác định nguồn gốc của việc hìnhthành chứng cứ, cũng như xác định có thực về mối quan hệ giữa vụ án vớicác yếu tố được gọi là chứng cứ. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ởchỗ, nó phải có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vụ án hình sự. Mốiquan hệ nội tại, có tính nhân quả, nghĩa là chứng cứ phải là kết quả của mộtloại hành vi hoặc hành động hoặc một quan hệ nhất định, ngược lại, hành vi,hành động hoặc quan hệ đó là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành cácchứng cứ này. Chỉ khi có mối quan hệ nhân quả ấy diễn ra trên thực tế,chứng cứ mới đảm bảo cơ sở để xác định tính chất và nội dung xác thực củavụ án, và nó thực sự là cơ sở để đánh giá nhằm phục vụ việc luận tội, hay gỡtội. - Tính hợp pháp: Có trường hợp chứng cứ được đưa ra nhằm kết luậntính chất và nội dung của vụ án là không hợp phải, đó là chứng cứ do nhầmlẫn, do sai lầm trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu hay bảo quảnchứng cứ. Cũng có những lúc, chứng cứ được đưa ra để chứng minh lại làchứng cứ do giả mạo. Những chứng cứ đó là những chứng cứ không hợppháp. Chỉ khi chứng cứ được bảo đảm tính hợp pháp thì nó mới phản ánhđầy đủ mối quan hệ nội tại, có thật, liên quan với vụ án. Do đó, tất cả nhữnggì có thật phải được cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo một trìnhtự do luật định. Đây là trình tự nhằm bảo đảm giá trị chứng minh của chứngcứ. Thực tế, tính hợp pháp của chứng cứ được xác định thông qua hoạt độngchứng minh được toà án và tất cả người tham gia tố tụng thực hiện và tuânthủ.Nguyễn ...