Bản chất của việc chụp ảnh là sự phơi sáng. Khi chụp ảnh, ống kính sẽ mở ra cho ánh sáng vào phim hay sensor (c ủa máy ảnh số) như vậy chất lượng bức ảnh tùy thuộc vào lượng ánh sáng truyền qua ống kính vào phim hay sensor, nếu ánh sáng nhiều quá thì hình sẽ bị trắng xóa, còn ngược lại, nếu ánh sáng quá ít thì hình đen thùi lùi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật nhiếp ảnh
KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu
KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH
MÁY ẢNH CƠ
Exposure: sự phơi sáng
Bản chất của việc chụp ảnh là sự phơi sáng. Khi chụp ảnh, ống kính sẽ mở ra cho ánh
sáng vào phim hay sensor (c ủa máy ảnh số) như vậy chất lượng bức ảnh tùy thuộc vào
lượng ánh sáng truyền qua ống kính vào phim hay sensor, nếu ánh sáng nhiều quá thì
hình sẽ bị trắng xóa, còn ngược lại, nếu ánh sáng quá ít thì hình đen thùi lùi. Nghệ thuật
chụp ảnh là làm sao cho ánh sáng v ừa đủ để ảnh chất lượng.
Thực chất ra chất lượng ảnh phụ thuộc vào lựơng ánh sáng mà phim hay sensor bắt
được, như vậy ngoài việc phụ thuộc lượng ánh sáng qua ống kính, nó còn phụ thuộc vào
độ nhạy sáng của phim hay của sensor.
Đối với phim, độ nhạy sáng thường được ký hiệu bằng chữ ASA. Do vậy chúng ta có
các loại phim 50ASA, 100ASA, 200ASA, 400ASA, 800ASA, 1600ASA ... Con s ố càng
cao thì độ nhạy sáng càng cao. Nếu bạn nào chụp bằng máy hình compact du l ịch thông
thường thì do chất lượng ống kích có hạn, cứ phang phim 200ASA chụp cho nó chất
lượng.
Đối với máy số thì độ nhạy sáng được ký hiệu bằng chữ ISO và cũng có các giá trị như
phim. Anh em nhà mình thường là dùng máy PnS nên thư ờng chỉ có các giá trị ISO là 50,
100, 200 và 400. Ngoại trừ đồng chí nào có quả DSLR Nikon D70 thì có ISO lên tới
3200.
Lưu ý một điều là độ nhạy sáng càng cao thì độ nhiễu (noise) cũng càng cao nên chỉ
dùng ISO cao khi chụp với điều kiện ánh sáng yếu hoặc tốc độ chụp quá nhanh.
Apeture: Độ mở ống kính
Một ống kính máy chụp hình có một màn sập, được ghép bằng nhiều là thép tạo thành
một lỗ tròn, đại khái là thế, Nymph cũng chẳng rõ số lượng lá thép đó là bao nhiêu lá,
nhưng mục đích của những là thép đó là làm cho chúng ta có th ể thay đổi đường kính của
cái lỗ nhận ánh sáng đó. Như vậy rõ ràng là nếu cái lỗ đó càng to thì lượng ánh sáng vào
càng nhiều và ngược lại. Người ta gọi đó là độ mở ống kính. Tương ứng với mỗi độ mở
ống kính đó người ta có một trị số như sau: 1 , 1.4 , 2 , 2.8 , 4 , 5.6 , 8 , 11 , 16 , 32 … các
trị số này gọi là các F-Stop hay là khẩu độ. Đối với mỗi ống kính sẽ có một tiêu cự là f,
như vậy đường kính của lỗ nhận ánh sáng đó sẽ là f/khẩu độ, khẩu độ càng lớn thì đường
kính càng nhỏ. Thông thường trong máy ảnh người ta không ghi là f/2 hay là f/2.8 .. mà
người ta thường ghi là f2, f2.8, f4.... do v ậy mọi người để ý là nếu chúng ta nói rằng
chúng ta tăng độ mở ống kính có nghĩa là chúng ta đang giảm khẩu độ. Chẳng hạn như
trên dãy số trên thì f1 là độ mở ống kính lớn nhất và f32 là độ mở ống kính nhỏ nhất.
Thường nếu các bạn chụp ảnh bằng máy số dạng compact point and shoot thì nó có các
trị số từ f2 đến f11, hoặc có máy thì chỉ đến f5.6 thôi.
Nếu chúng ta tăng hay giảm một đơn vị khẩu độ có nghĩa là chúng ta tăng hay giảm
lượng ánh sáng vào ống kính gấp đôi, ví dụ như lượng ánh sáng vào máy với f2 sẽ gấp
đôi lượng ánh sáng vào máy với f2.8, và lượng ánh sáng vào máy khi .8 s ẽ gấp đôi khi f4.
Khoa Đồ Hoạ-Mỹ Thuật Ứng Dụng -1-
KỸ THUẬT NHIẾP ẢNH Copy by chieutuongtu
Shutter Speed: tốc độ chụp
Hình dung thế này, cái cửa sập đó nó mở ra xong nó đóng lại ngay lập tức thì rõ ràng là
lượng ánh sáng nhận được ít hơn so với nó mở ra một chút rồi nó mới sập lại. Như vậy
tốc độ chụp chính là thời gian mở của cửa sập, được tính bằng đơn vị bằng giây, thường
thì trong máy họ chia sẵn cho chúng ta các giá trị để sao cho với mỗi hai tốc độ chụp sát
nhau thì lượng sáng vào máy là gấp đôi, cũng có thể có máy có các giá trị không gấp đôi
như thế, nhưng mà cái này cũng dễ hiểu nên anh chị em sẽ tự biết thôi .. hehe.
Tốc độ chụp ảnh hưởng nhiều đến chất lượng ảnh, trong trường hợp chụp các vật thể
chuyển động thì thường phải để tốc độ chụp nhanh vì khi chuyển động sẽ làm nhòe hình.
Còn chụp buổi tối phải để tốc độ thấp để lượng ánh sáng vào đủ, nếu không thì hình đen
thui mất.
Chúng ta đã đi qua được một vài khái niệm cơ bản nhất, hôm nay tiếp tục với một khái
niệm hết sức quan trọng trong chụp hình, đó là độ sâu trường ảnh DOF (Depth Of Field)
(có tài liệu tiếng Việt thì gọi là VAR: có nghĩa là Vùng Ảnh Rõ, tốt nhất chúng ta dùng từ
DOF cho nó chuẩn .. hehe).
DOF: Độ sâu trường ảnh
Nói nôm na thế này, DOF có thể hiểu được là khoảng rõ nét của hình ảnh. Khi bạn lấy
nét vào chủ thể thì có một khoảng không gian trước và sau chủ thể cũng rõ nét, khoảng
này gọi là DOF. Khi bạn chụp ảnh phong cảnh, thường là ảnh có chiều sâu nên bạn cần
các vật thể ở xa cũng rõ nét mà vật thể ở gần cũng rõ nét, có nghĩa là bạn cần làm sao để
DOF lớn. Ngược lại, khi bạn chụp chân dung thì thường chỉ cần chủ thể rõ nét, còn các
vật thể phía sau làm phông nền sẽ mờ đi, như vậy phải làm sao cho DOF mỏng thôi.
DOF chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng yếu tố cơ bản nhất là độ mở ống kính. Nếu
độ mở ...
Kỹ thuật nhiếp ảnh
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 268.41 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu nhiếp ảnh nghệ thuật nhiếp ảnh kỹ thuật chụp hình tài liệu chụp hìnhTài liệu có liên quan:
-
Chọn mua máy ảnh KTS theo thông số và sở thích
5 trang 325 0 0 -
Hướng dẫn mua máy ảnh ngắm chụp
3 trang 152 0 0 -
Dễ thương, nhưng giá bớt caption…
9 trang 129 0 0 -
César Lucas – nhân chứng sống của Tây Ban Nha
7 trang 125 0 0 -
Nhiếp ảnh nghiệp dư và nhiếp ảnh chuyên nghiệp
10 trang 105 0 0 -
Giáo trình học bố cục nhiếp ảnh
20 trang 89 1 0 -
50 trang 88 0 0
-
9 trang 75 1 0
-
Bí quyết căn chỉnh các thông số máy ảnh
15 trang 68 0 0 -
16 trang 67 0 0