![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Kỹ thuật tổ chức bài dạy học vật lý
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật tổ chức bài dạy học vật lý Kỹ thuật tổ chức bài dạy học vật lý Theo tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở trường trung họcphổ thông - Chủ biên: PGS TS Lê Công Triêm - Giám đốc trung tâm nghiêncứu giáo dục và bồi dưỡng giáo viên - ĐHSP Huế 1. Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức không chỉ được thực hiện ngay lúc mới vàobài, mà còn phải kéo dài trong suốt cả tiết học. a) Khi bắt đầu bước vào bài mới, giáo viên cần có sự định hướng nội dunghọc tập cho học sinh. Việc định hướng đó sẽ có hiệu quả cao hơn, nếu như tạo đượchứng thú học tập của học sinh. b) Cách định hướng và tạo nhu cầu học tập trước mỗi mục của bài cũngtương tự trên. Do các mục kế tiếp nhau, nên giáo viên vừa tiểu kết mục ở trước,vừa đồng thời chuyển tiếp sang mục sau một cách thích hợp. 2. Xác định các hình thức tổ chức dạy học Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, điều kiện vàphương tiện dạy học, đối tượng học sinh, giáo viên xác định hình thức tổ chức dạyhọc thích hợp. Trong bài lên lớp tài liệu mới, có thể căn cứ trước hết vào nội dungdạy học để chọn hình thức học cá nhân, nhóm, lớp. a) Đối với những nội dung thích hợp, vừa sức, giáo viên có thể tổ chức chohọc sinh học cá nhân với sách giáo khoa để nắm kiến thức bài học. b) Đối với những nội dung dễ gây ra nhi ều ý kiến khác nhau, có thể tổ chứccho học sinh làm việc theo nhóm. c) Đối với những nội dung mà học sinh không có khả năng tự học (những nộidung phức tạp, khó,...) và mất nhiều thời gian, nên tổ chức cho học sinh học theolớp. Học theo lớp chỉ nên tổ chức trong một số thời gian ngắn, vào những lúc thíchhợp, cần thiết của lớp học, vì đây là hình thức dạy học ít phát huy tính tích cực họctập của học sinh. Các hình thức dạy học cần phải được phối hợp chỗt chẽ với nhau trong mộttiết lên lớp, làm cho hình thức hoạt động nhận thức của học sinh đa dạng và cácem vừa được học thầy, vừa được học bạn, vừa có sự nỗ lực cá nhân. 3. Xác định các phương pháp dạy học Việc xác định (hay lựa chọn) các phương pháp dạy học có một vị trí quantrọng trong thiết kế bài dạy học, vì nó có tính quyết định đến việc thực hiện mụctiêu dạy học và chất lượng dạy học. a) Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học. Để xác định phương pháp dạy họccho một bài dạy học, thông thường có các căn cứ sau: - Mục tiêu dạy học: Để thực hiện mục tiêu dạy học, cần phải tiến hành bằngcác phương pháp dạy học cụ thể. Tuy nhiên, mỗi mục tiêu cụ thể thông thườngphải được thực hiện bằng một (hay một số phương pháp dạy học) thích hợp. Trong dạy học, mục tiêu về nhận thức thường có nhiều mức độ. Mỗi mức độlĩnh hội kiến thức đạt được bằng mỗi phương pháp dạy học nhất định. Do vậy, khilựa chọn phương pháp dạy học phải căn cứ vào mục tiêu dạy học. - Nội dung dạy học: Xét về phương diện triết học, phương pháp là hình thứctự vận động bên trong của nội dung. Do vậy, không có một phương pháp dạy họcnào thích hợp với tất cả nội dung dạy học, mỗi phương pháp dạy học chỉ thích ứngvới một số nội dung nhất định. - Các giai đoạn của quá trình nhận thức: Thông thường quá trình nhận thứctrải qua 3 giai đoạn: tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, vận dụng thông tin. Mỗigiai đoạn học tập tương ứng với những phương pháp dạy học nhất định. Do vậyphương pháp dạy học trong khi dạy bài mới khác với bài ôn tập, củng cố, khác bàithực hành. Ngay trong bài lên lớp tài liệu mới, ở giai đoạn thông tin ban đầu sửdụng phương pháp dạy học khác với giai đoạn củng cố, hệ thống hóa kiến thức,... - Đối tượng học sinh: Cần biết học sinh đã đạt đến trình độ nào về kiến thức,kỹ năng, kỹ xảo, đặc điểm tâm sinh lý, các thói quen học tập và vốn kiến thức thựctế tích lũy được qua cuộc sống ra sao. Từ đó dự kiến các phương pháp dạy họcthích hợp, khêu gợi tính tích cực hoạt động của học sinh trên cơ sở phát huy nănglực và phẩm chất cá nhân của các em. - Những điều kiện vật chất của việc dạy học, như: đặc điểm, số lượng họcsinh, tài liệu và phương tiện, thiết bị dạy học, các điều kiện vật chất khác,... cũng cótác động, nhiều khi rất quan trọng tới việc lựa chọn phương pháp dạy học. - Ngoài ra, năng lực, thói quen, kinh nghiệm của bản thân người giáo viên vềdạy học cũng cần xem xét đến khi lựa chọn phương pháp dạy học. Bởi vì, phươngpháp dạy học, ngoài tính chỗt chẽ của hoạt động học đòi hỏi phải tuân thủ một sốnguyên tắc, quy tắc, còn mang nặng tính trực giác của hoạt động dạy chi phối bởitính chủ quan, kinh nghiệm của người sử dụng nó. b) Mỗi phương pháp dạy học đều có tác dụng tích cực đối với một số mặt họctập của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức và phát triển một số khía cạnhnào đó của kỹ năng, thái độ. Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng cả.Chính vì vậy trong một bài dạy học, cần phải có sự phối hợp hợp lý các phươngpháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp dạy học nào thì cũng nên nhớ rằng kiểudạy học có hiệu quả nhất là kiểu trong đó đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sángtạo của học sinh. Tóm lại, “Phương pháp giáo dục phổ thông phải biết phát huy tính tích cực,tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho họcsinh “(Điều 24, Luật Giáo dục). 4. Tổ chức các hoạt động học tập a) Đối với bài lên lớp nghiên cứu kiến thức mới, hoạt động dạy học thườngđược tổ chức theo 3 kiểu sau: - Kiểu 1: Nhiệm vụ được giao thống nhất cho cả lớp, cá nhân thực hiện độclập, sản phẩm giống nhau. - Kiểu 2: Nhiệm vụ thống nhất cho cả lớp, thực hiện công việc theo nhóm, sảnphẩm giống nhau. - Kiểu 3: Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ riêng, sau đó lắp ráp kết quả cácnhóm thành sản ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài giảng vật lí tài liệu vật lí giáo trình vật lí phương pháp vật lí ứng dụng vật líTài liệu có liên quan:
-
Bài giảng Vật lí lớp 9 bài: Máy ảnh
19 trang 48 0 0 -
Bài giảng Vật lí lớp 6 - Tiết 6: Lực - Hai lực cân bằng
19 trang 46 0 0 -
Bài giảng Vật lí lớp 10: Chủ đề - Chuyển động thẳng đều. Chuyển động thẳng đều biến đổi đều
31 trang 46 0 0 -
Bài giảng Vật lí lớp 9 bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật ôm
13 trang 44 0 0 -
Bài giảng Vật lí lớp 9 bài 48: Mắt
19 trang 40 0 0 -
Bài giảng Vật lí lớp 9 bài 37: Máy biến thế
19 trang 39 0 0 -
Bài giảng Vật lí lớp 7 bài 13: Môi trường truyền âm
14 trang 39 0 0 -
Bài giảng Vật lí lớp 11: Chương 1 - Điện tích. Điện trường
28 trang 37 0 0 -
Lịch sử Quang học - Trần Nghiêm
57 trang 36 0 0 -
Bài giảng Vật lí lớp 6 - Tiết 11: Khối lượng riêng
15 trang 35 0 0 -
Bài giảng Vật lí lớp 9 bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - nam châm điện
17 trang 30 0 0 -
Bài giảng Vật lí lớp 7 bài 12: Độ to của âm
11 trang 30 0 0 -
Bài giảng Vật lí lớp 6 bài 13: Máy cơ đơn giản
26 trang 29 0 0 -
Bài giảng Vật lí lớp 8 bài 12: Áp suất khí quyển
14 trang 29 0 0 -
Bài giảng Vật lí lớp 9 bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
24 trang 28 0 0 -
E-learning và ứng dụng trong dạy học (Phần 2)
16 trang 27 0 0 -
Bài giảng Vật lí lớp 6 bài 22: Nhiệt kế - nhiệt giai
13 trang 26 0 0 -
Hướng dẫn thiết bài giảng Vật lí 12: Phần 1
125 trang 26 0 0 -
12 trang 26 0 0
-
Bài giảng Vật lí lớp 9 - Tiết 24: Từ phổ - đường sức từ
23 trang 26 0 0