Danh mục tài liệu

Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên năm học 2019-2020

Số trang: 218      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.05 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học năm học 2019-2020, bao gồm 32 báo cáo của sinh viên các Khoa Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tâm lý - Giáo dục, Giáo dục Chính trị, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Sinh học, Hóa học và Vật lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên năm học 2019-2020 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NHIỀU TÁC GIẢ KỶ YẾUHỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2019-2020 Huế, 2019KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sưphạm, Đại học Huế đã đạt được những thành quả tốt đẹp và có tác dụng thiết thực. Hàng trămđề tài nghiên cứu khoa học độc lập thuộc các lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội -Nhân văn, Khoa học Giáo dục đã được triển khai và hoàn thành. Nhiều sinh viên đã đạt đượcgiải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học các cấp. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinhviên đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Năng lực của sinh viênđược nâng lên đáng kể thông qua thực tiễn nghiên cứu. Nhiều ý tưởng sáng tạo của sinh viênđã được vận dụng trong dạy học và được xã hội hóa. Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học2019-2020, nhằm công bố các kết quả nghiên cứu thuộc các đề tài khoa học của sinh viên đãvà đang triển khai. Hội nghị cũng là diễn đàn để tôn vinh những tấm gương nghiên cứu khoahọc, động viên, thúc đẩy lòng say mê, tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo khoa học của sinh viênTrường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Đây cũng là một hoạt động để nhà trường đánh giánhững thành công, tồn tại trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học năm học 2019-2020, bao gồm 32 báo cáo của sinh viên cácKhoa Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tâm lý - Giáo dục, Giáo dục Chính trị, Giáo dục Tiểu học, Giáodục Mầm non, Sinh học, Hóa học và Vật lý. Các bài viết đăng trong kỷ yếu đã được các tác giả biên soạn trên cơ sở những nghiên cứucông phu từ nhiều nguồn tư liệu, từ khảo sát thực tế và những đúc kết sáng tạo của bản thân.Đây là những tư liệu tham khảo có giá trị trong việc học tập và nghiên cứu của sinh viên vànhững ai quan tâm. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý vị đại biểu, các bạn sinh viên Kỷ yếu Hội nghịKhoa học Sinh viên năm học 2019-2020. Trong quá trình biên tập, chắc chắn khó tránh khỏisai sót, Ban Biên tập kính mong sự lượng thứ và phản hồi của quý độc giả để kỷ yếu năm sauđược tốt hơn. Trân trọng cám ơn. BAN BIÊN TẬP 1KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT MƯA ĐỎ CỦA CHU LAI NHÌN TỪ NHÂN VẬT LỊCH SỬ PHẠM LÊ HUỲNH ANH*, LƯU BẢO NGỌC Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: phamlehuynhanh149@gmail.com Tóm tắt: Trong địa hạt văn chương, tiểu thuyết lịch sử bao giờ cũng đóng một vai trò thiết yếu, được định danh như một góc nhìn đa chiều của quá khứ. Với Chu Lai, những cuốn tiểu thuyết lịch sử ra đời là kết quả của một quá trình hoài thai đầy gian nan và cẩn trọng. Trên tinh thần đó, “Mưa đỏ” được đánh giá là sự phối kết hài hòa của những thành tố ở cả khía cạnh văn chương lẫn lịch sử mà nổi bật hơn hết vẫn nằm ở góc nhìn nhân vật lịch sử. Dưới đôi mắt của một người từng trải qua những trận mạc cam go, Chu Lai đã phân tách và giải mã hệ thống nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết “Mưa đỏ” dựa trên những biểu hiện tâm lí, tính cách, bản năng vốn có của con người. Thông qua các nhân vật này, Chu Lại đã kiến tạo diễn ngôn lịch sử trong văn học với cảm quan mới, ý niệm mới. Từ khóa: Diễn ngôn lịch sử, nhân vật lịch sử, Mưa đỏ, Chu Lai.1. MỞ ĐẦU Diễn ngôn, diễn ngôn trong văn học là vấn đề phức tạp đã nhận được sự quan tâm từ sớmcủa các nhà nghiên cứu. Nhờ đó, khái niệm diễn ngôn nói chung, diễn ngôn về con người, vănhóa, chính trị, lịch sử, thân thể, tính dục... nói riêng đã được chú trọng tìm tòi, đào sâu, khai phátrong bối cảnh văn học hiện đại, là cơ hội để người cầm bút có điều kiện mở rộng tầm nhìn, khảnăng tư duy, tiếp thu tinh hoa văn hóa/ văn học và lí luận nước ngoài để làm giàu trí tuệ và khaiphóng sức sáng tạo của mình. Giữa muôn vàn lực hấp dẫn của các hệ hình diễn ngôn, vấn đềdiễn ngôn lịch sử trong các tiểu thuyết lịch sử luôn hứa hẹn sẽ mở ra nhiều chiều kích lí giải vàkhám phá từ nhiều góc độ, đem đến cho độc giả những trải nghiệm lí thú. Đó cũng là phươngthức tiếp cận văn học từ cách tiếp cận liên ngành, đi sâu vào việc khám phá những định tínhcủa lịch sử, những định chế của thời đại được phản ánh qua tiếng nói văn chương. Mỗi cuốntiểu thuyết lịch sử ra đời là mỗi sự nghiêm túc trong cách nhìn nhận về lịch sử, trong nhận thứcmuốn tìm ra các giá trị và chân lý của quá khứ một cách sâu sắc, toàn diện; để đem đến thế giớihiện tại những câu chuyện chân thực nhất, chính xác nhất; đồng thời mở hướng khai sáng chotương lai. Nghiên cứu về diễn ngôn lịch sử trong thể loại tiểu thuyết không chỉ xuất phát từ yếutố không - thời gian lịch sử, dưới góc độ biểu tượng hay điểm nhìn trần thuật, mà hệ thống nhânvật lịch sử với những bản năng nội tại, những tính cách tái sinh, những tâm lý biến đổi, nhữnggóc khuất số phận luôn là vấn đề bức thiết cho những ai quan tâm đến mảng đề tài này. Có thể thấy rằng, khái niệm diễn ngôn lịch sử ngày càng ưu ái nhận được những sự quantâm, nghiên cứu của các học giả. Khác với mục đích tìm về bản nguyên vốn có của lịch sử, diễnngôn lịch sử trong văn học là sự nhìn nhận và đánh giá lịch sử dựa trên yếu tố ...

Tài liệu có liên quan: