Danh mục tài liệu

Lại bàn về bài học từ Hiến pháp 1946

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.90 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành sửa đổi hiến pháp, nhiều học giả và một số nhà hoạt động chính trị đề nghị kế thừa những giá trị của Hiến pháp năm 1946 của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bài viết này bàn về cơ sở của những giá trị đó và gợi mở một số điều cho tương lai sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam. 1. Điều gì làm nên giá trị của Hiến pháp 1946?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lại bàn về bài học từ Hiến pháp 1946 Lại bàn về bài học từ Hiến pháp 1946 Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành sửa đổi hiến pháp, nhiều học giả vàmột số nhà hoạt động chính trị đề nghị kế thừa những giá trị của Hiến pháp năm1946 của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bài viết này bàn về cơ sở của nhữnggiá trị đó và gợi mở một số điều cho tương lai sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam. 1. Điều gì làm nên giá trị của Hiến pháp 1946? Những giá trị nội dung của bản Hiến pháp 1946 có thể được tóm lược ở mấyđiểm sau đây: nguyên tắc chủ quyền lập hiến thuộc về nhân dân; phân công quyềnlực mạch lạc giữa ba cơ quan Nghị viện nhân dân, Chính phủ, và Tòa án; nhữnghình thức kiểm soát quyền lực như chế độ bất tín nhiệm Nội các, chế độ phủ quyếttương đối các luật của ngành lập pháp; chế độ tư pháp độc lập; các dân quyền cơbản. Tại sao bản Hiến pháp 1946 lại có thể đạt được những giá trị như vậy? Một số ýkiến có thể cho rằng điều này bắt nguồn từ chỗ bản hiến pháp được soạn thảo bởinhững con người ưu tú của dân tộc vào thời điểm đó dưới sự lãnh đạo của Hồ ChíMinh- Chủ tịch Ủy ban Dự Thảo Hiến pháp. Điều này có phần đúng, nhưng cónhững lý do có tính chất bản chất hơn. Một bản hiến pháp thành văn, nếu thực sự chính đáng, không gì hơn là sự biểuđạt thành ngôn ngữ của luật cơ bản một trật tự, một trạng thái và những mongmuốn thực tế của một cộng đồng chính trị. Hơn một trăm năm trước đây, GSChristopher Tiedeman (1857-1903), một nhà hiến pháp học kinh điển của nướcMỹ, đã cho rằng: “các hiến pháp chỉ hiệu quả khi các nguyên tắc của nó cắm rễtrong đặc tính của quốc gia, và do đó, là một sự phản ánh trung thành của ý chíquốc gia.”[1] Tiedeman gợi lại rằng lịch sử nhân loại không thiếu những trườnghợp hiến pháp được áp đặt một cách tùy tiện lên người dân và do vậy không hiệuquả do không phản ánh những mong muốn thực sự của người dân. Để minhchứng, nhà hiến pháp học này đưa ra trường hợp Locke soạn thảo hiến pháp chongười Carolinas mà những nguyên tắc của nó không phù hợp với người bản địa vàtrường hợp Napoleon Bonaparte soạn thảo hiến pháp cho những vùng chiếmđóng[2]. Trên cơ sở nguyên tắc chung đó, chúng tôi cho rằng điều thực sự tạo nên giá trịcủa Hiến pháp 1946 chính là ở chỗ bản hiến pháp này phản ánh một cách trungthành trạng thái chính trị và những nhận thức, mong muốn của người dân ViệtNam vào thời điểm đó về những giá trị hiến pháp dân chủ, mà điều này đến lượtnó là kết quả của cả một quá trình vận động hiến pháp lâu dài gần 40 năm củacác khuynh hướng khác nhau trước khi bản hiến pháp đ ược ban hành vào ngày 09tháng 11 năm 1946. Dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích cụ thể luận điểm này. Từ những năm đầu của thế kỷ 20 cho đến trước khi bản Hiến pháp 1946 ra đời,Việt Nam chứng kiến những cuộc thảo luận về hiến pháp và tương lai của hiếnpháp ở quốc gia có lẽ đa dạng và sôi nổi chưa được lập lại có cho đến lúc này.Thông qua những cuộc thảo luận này, những giá trị của chủ nghĩa hợp hiến(constitutionalism) hiện đại được du nhập vào Việt Nam, khơi dậy những nhậnthức, mong muốn trong nhân dân và thúc đẩy những vận động thực tế về các giátrị hiến pháp dân chủ. Nửa đầu thế kỷ 20, khi Việt Nam còn là một nước thuộc địa-nửa phong kiến,chủ nghĩa hợp hiến hiện đại đã được du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam bắt nguồn từnhững sự ảnh hưởng khác nhau. Trước tiên đó là sự ảnh hưởng từ những cuộc cảicách hiến pháp ở những quốc gia đồng văn như Nhật Bản và Trung Quốc. Cuộccách mạng Minh Trị (1868-1898 ) trong vòng 30 năm đã chuyển Nhật Bản từ mộttập hợp của các vương quốc phong hiến phi tập trung thành một nhà nước tư bảnhiện đại. Xét về mặt chính trị và pháp lý, nó đã thiết lập một chính quyền hợp hiếncó nhiều điểm tiếp cận với những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa hợp hiếnphương Tây hiện đại. Vào thời điểm diễn ra cách mạng Minh trị, những người yêunước Việt Nam còn đang phải vật lộn với những cuộc khởi nghĩa sớm thất bại nh ưphong trào Cần Vương nên chỉ có những ý tưởng lờ mờ về duy tân Nhật Bản. Phảiđến khi Nhật chiến thắng trong chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905), người Việtyêu nước mới bừng tỉnh về sức mạng của hiện đại hóa trong việc gìn giữ độc lập.Điều này dẫn đến sự quan tâm của người Việt yêu nước đối với duy tân Nhật Bảnnói chung và Hiến pháp Minh Trị nói riêng. Cùng với duy tân Minh Trị, cách mạng Trung Quốc cũng đóng vai trò quantrọng trong việc thúc đẩy người Việt yêu nước tìm đến những giá trị hiện đại, gồmcả các giá trị hiến pháp. Họ đặc biệt hứng thú với Cuộc cách mạng 100 ngày dướisự lãnh đạo của Khang Hữu Vi, Cách mạng Tân Hợi của Tôn Trung Sơn, và cảicách hiến pháp dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Lương Khải Siêu. Cánh mạng Nhật Bản và Trung Quốc thúc đẩy người Việt yêu nước hồi đầu thếkỷ trước tìm đến Tân thư, những sách chứa đựng những kiến thức mới, gồm cả cáckiến thức về hiến pháp, chính trị, luật pháp, được du nhập vào Nhật Bản, tràn sangTrung Quốc, rồi từ kênh này vào Việt Nam qua những cả ...

Tài liệu có liên quan: