Danh mục

Làm gì khi đại tràng quá “nhạy cảm”

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 112.39 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làm gì khi đại tràng quá “nhạy cảm”Đại tràng co thắt quá mức mỗi lúc ăn khiến bạn bị hành hạ bởi những cơn đau quặn bụng và tiêu chảy. Đó là lúc bạn cần cảnh giác với hội chứng đại tràng kích thích. Căn bệnh này còn có tên là viêm đại mãn tính, viêm đại tràng co thắt, là tình trạng rối loạn đại tràng, rối loạn đường ruột thông thường nhất, thường bắt đầu ở lứa tuổi thanh niên (chiếm khoảng 20) và gặp nhiều ở nữ giới. Chúng ta vẫn hay nói đùa rằng “một khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm gì khi đại tràng quá “nhạy cảm” Làm gì khi đại tràng quá “nhạy cảm” Đại tràng co thắt quá mức mỗi lúc ăn khiến bạn bị hành hạ bởi những cơn đau quặn bụng và tiêu chảy. Đó là lúc bạn cần cảnh giác với hội chứng đại tràng kích thích. Căn bệnh này còn có tên là viêm đại mãn tính, viêm đại tràng co thắt, là tình trạng rối loạn đại tràng, rối loạn đường ruột thông thường nhất, thường bắt đầu ở lứa tuổithanh niên (chiếm khoảng 20) và gặp nhiều ở nữ giới.Chúng ta vẫn hay nói đùa rằng “một khi đã bị đại tràng thì đố béo”. Thật ra, điều đó cũngcó cơ sở khoa học, bệnh liên quan đến tiêu hóa nên người bệnh rất khổ sở với việc ănuống, cứ ăn cái gì lạ miệng là y như rằng bị... “Tào Tháo đuổi”. Không được ăn những gìmình thích, chỉ quay đi quẩn lại vài ba món cũ nhàm chán, ăn bao nhiêu cũng vẫn gầy,tinh thần lo lắng... là nỗi khổ chung của những người bị căn bệnh này đeo bám.Chẩn đoán không hề đơn giảnNhững người mắc bệnh này khi đến bệnh viện để làm các xét nghiệm máu, xét nghiệmphân, siêu âm, X quang bụng, nội soi ống tiêu hóa... đều cho kết quả bình thường. Hơnnữa, do bệnh có nhiều triệu chứng giống với các bệnh khác nên việc chẩn đoán bệnh nàyrất dễ mà cũng rất khó. Dễ vì chỉ cần người bệnh bị đau bụng và rối loạn đại tiện kéo dài3 tháng là có thể nghĩ tới hội chứng này. Khó vì để khẳng định nó, bác sĩ phải loại trừ tấtcả các bệnh khác có triệu chứng tương tự.Chẳng hạn, với triệu chứng đau bụng, cần phân biệt với bệnh loét dạ dày tá tràng, sỏimật, giun sán, viêm tụy... Nếu bệnh nhân hay bị táo bón chiếm ưu, phải loại trừ các bệnhtúi thừa đại tràng, ung thư đại tràng, u tử cung, viêm đường mật... Với chứng tiêu chảy,phải nghĩ đến cả các bệnh như loét đại tràng, viêm ruột giả mạc, rối loạn hấp thu, cường-giáp...Tuy nhiên, rất đáng tiếc là hiện khoa học vẫn chưa xác định được đầy đủ nguyên nhângây bệnh. Một số loại thức ăn cũng có thể đưa đến hội chứng đại tràng kích thích, thỉnhthoảng các bệnh khác như dạ dày, cúm, các bệnh nhiễm trùng cũng có thể gây ra các triệuchứng của hội chứng này. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng thần kinh hay trầm cảm cũngcó thể gây ra hội chứng này vì các cơ ở ruột chịu sự điều khiển của hệ thần kinh.Triệu chứng tiêu biểuCác triệu chứng thường xuất hiện sau khi bệnh nhân ăn nhiều hay bị căng thẳng thầnkinh. Với phụ nữ, có thể nhiều biểu hiện hơn trong kỳ kinh nguyệt. Đau bụng: Thườngđau quanh rốn hoặc bụng dưới với mức độ thay đổi, từ âm ỉ tới dữ dội. Cơn đau thườngxảy ra sau bữa ăn, nhất là sau khi ăn một số thực phẩm khó tiêu hay quá cay, chua. Tìnhtrạng đau bụng nặng lên khi bệnh nhân gặp chuyện buồn hoặc căng thẳng tâm lý. Đau sẽgiảm đi sau khi đại tiện.Rối loạn đại tiện: Phân có thể kèm chất nhầy, không có máu. Có sự thay đổi về cảm giáckhi đại tiện: người bệnh thấy mót, cần đi ngay, hoặc có cảm giác đi không hết phân. Mộtsố dấu hiệu khác: chậm tiêu, ợ chua, đầy bụng, đau ngực, “xì hơi” nhiều, mệt mỏi, lo âu,trầm cảm...Điều trịDo không xác định được nguyên nhân chính xác nên hội chứng đại tràng kích thíchthường kéo dài, khó điều trị dứt điểm và để tái phát nhưng đây không phải là bệnh lýnguy hiểm. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được tiến hànhlàm các xét nghiệm cần thiết. Từ đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn một cách hợp lýnhất.Thông thường, nếu bạn bị đau bụng là chính thì thuốc được chọn gồm các thuốcgiảm đau, chống co thắt.Nếu người bệnh bị trầm cảm, lo lắng nhiều, có thể dùng thuốc chống trầm cảm nhưngphải theo sự hướng dẫn chặt chẽ của thầy thuốc vì có nguy cơ tác dụng phụ. Nếu táo bónchiếm ưu thế thì thuốc nhuận tràng được chỉ định đầu tiên. Tuy nhiên, sau đợt dùng thuốcbạn thường bị táo bón trở lại, do đó bạn nên dùng thuốc chống táo bón có chất xơ trong1-2 tuần (nếu không có khối u hoặc không bị hẹp thực quản, hẹp đại tràng vì có nguy cơgây tắc các cơ quan trên. Loại thuốc này cần uống nhiều nước và cần uống ngay sau khipha để tránh bị tắc nghẽn ống tiêu hóa.Nếu tiêu chảy chiếm ưu thế thì dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy như Lomotin, Imodiumnhưng không dùng liều cao, kéo dài vì có nguy cơ chướng bụng, táo bón. Trong thực tế,người bệnh thường bị nhiều triệu chứng phối hợp như táo bón, tiêu chảy, đau bụng xenkẽ, kèm theo đầy bụng, chướng hơi. Vì vậy, các thuốc thường được dùng phối hợp. Khingười bệnh bị stress, trầm cảm, lo lắng nhiều, nên dùng thêm thuốc chống trầm cảm.Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ ăn uống khoa học cũng không kém phần quan trọngtrong việc phòng hội chứng này. Bạn nên nhớ bốn nguyên tắc cơ bản dưới đây: Kiểmsoát và điều tiết chế độ ăn:Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn; chia nhỏ khẩu phần và ănlàm nhiều bữa; tránh ăn các thức ăn có thể tạo nhiều khí như ắp cải; tránh thức ăn nhiềumỡ, các món chiên; hạn chế sử dụng các chế phẩm của sữa như phômai, kem, chocolatekhông sử dụng cà phê và sô đa cũng như các thức uống có caffeine và chất kích thíchkhác.Các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràngNhư khoai lang, rau lang, lá nha đam, cam, đu đủ được khuyến khích dùng. Người bệnhcần được uống đủ nước hoặc nhiều nước hơn người khác vào ban ngày.Ghi chú lại các loại thức ăn hàng ngày, “điểm mặt thủ phạm” gây nên những khó chịucho bạn để điều chỉnh thực đơn cho những lần sau.Giữ cho tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng: Hãy nhận biết các nguyên nhân gây căngthẳng trong cuộc sống từ đó đưa ra các phương pháp giúp bạn có thể kiểm soát đượcchúng. Luôn cố gắng nhìn sự vật, sự việc dưới lăng kính hài hước, hóm hỉnh để tạo tâmtrạng tươi vui, lạc quan. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: