
Làm gì khi phát hiện con nói dối?
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 143.29 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Là cha, là mẹ, chắc chắn ai cũng muốn con mình trung thực. Khi phát hiện ra con nói dối, nhiều phụ huynh thường bị sốc hoặc thấy tuyệt vọng như thể con mắc một tội lỗi tày trời nào đó. Có những phụ huynh lại có những phản ứng thái quá càng làm cho trẻ tìm mọi cách đối phó và lấn sâu hơn vào những lời dối trá quanh co. Trước tình huống này, các bậc làm cha, làm mẹ phải thật bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân và cách uốn nắn cho con không đi chệch...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm gì khi phát hiện con nói dối? Làm gì khi phát hiện con nói dối? Là cha, là mẹ, chắc chắn ai cũng muốn con mình trung thực. Khi phát hiện ra con nói dối, nhiều phụ huynh thường bị sốc hoặc thấy tuyệt vọng như thể con mắc một tội lỗi tày trời nào đó. Có những phụ huynh lại có những phản ứng thái quá càng làm cho trẻ tìm mọi cách đối phó và lấn sâu hơn vào những lời dối trá quanh co. Trước tình huống này, các bậc làm cha, làm mẹ phải thật bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân và cách uốn nắn cho con không đi chệch “quỹ đạo”. Khi nào bị coi là nói dối? Các chuyên gia khuyên rằng: phụ huynh cần coi đó là điều bình thường với trẻ nhỏ. Khi một bé mẫu giáo tự bịa ra một câu chuyện thì không thể cho đó là nói dối mà là do bé giầu trí tưởng tượng thôi. Lúc đó, cha mẹ không nên trợn mắt quát con là vớ vẩn. Chỉ cần nói với con rằng chuyện chỉ là chuyện thôi, nếu con ngoan thì mẹ sẽ tặng một con búp bê như thế! Một bé trai rõ ràng đánh đổ cốc nước ra bàn hay trót bốc một miếng chả trong đĩa thức ăn của mẹ nhưng lại cãi “Con không làm, con mèo chạy qua đánh đổ hoặc con chuột nó ăn mất đấy mẹ ạ” thì cha mẹ nên hiểu là con chỉ đang tìm cách chối tội và không muốn đương đầu với những lời quát tháo của cha mẹ mà thôi. Những lúc như thế cha mẹ nên dùng các câu chuyện cổ tích về nói dối để con biết đổ lỗi cho người khác là không tốt. Hoặc đưa cho con cả đĩa thức ăn và nói: Đến bữa con sẽ được ăn thỏa thích. Ăn cùng bố mẹ sẽ ngon hơn là ăn một mình. Hơn nữa, bốc bải con giun nó sẽ chui vào bụng. Với cách này, bé vừa biết cách chia sẻ những món ăn ngon với cả nhà vừa không bao giờ lặp lại sự đổ lỗi vì cách cư xử của bố mẹ. Có phải hoàn toàn tại trẻ? Với trẻ lớn hơn, ở tuổi cắp sách đến trường, nếu bố mẹ phát hiện ra con nói dối phải tìm hiểu nguyên nhân một cách cặn kẽ. Một số trẻ nói dối là do ảnh hưởng của bố mẹ. Có một người bố làm sếp to, ngày thứ bảy chủ nhật không muốn ai đến nhà mình xin xỏ việc này việc kia, cứ ở lì trên gác dặn con: Ai hỏi bảo bố cháu không có nhà. Thằng bé sinh ra nói dối từ đó. Nó còn nói dối trắng trợn hơn thế nhiều lần mà khi bố mẹ đánh, nó ráo hoảnh: Bố là người lớn cũng nói dối còn gì. Một bà mẹ khi thấy chồng khám trong cặp sách của con thấy mấy chục nghìn, dù chưa biết số tiền ấy ở đâu ra nhưng nhìn mặt chồng, lo con sẽ bị một trận tơi bời khói lửa, bà mẹ đó đã “nhanh trí”: em cho con tiền đóng học nhưng nó chưa kịp nộp cho cô giáo. Sau đó, mẹ nó có điều tra thế nào nó cũng không khai số tiền đó do đâu mà có dù sự thật là nó chơi bài với các bạn ở lớp, thắng mấy ván nên lãi. Ở từng hoàn cảnh lại có cách giải quyết khác nhau. Ông bố ở tình huống thứ nhất là ở vào tình thế bất khả kháng. Sự từ chối của ông cũng là điều dễ hiểu. Nhưng thay vì nhờ con mà nhờ vợ hoặc người lớn trong gia đình. Con trẻ không hiểu được vì sao người lớn phải làm như vậy. Còn ở tình huống thứ hai, người mẹ phải để cho bố đứa trẻ giải quyết tận gốc nguồn gốc của số tiền đó. Mẹ nói dối giúp con là đồng lõa, là tiếp tay, khuyến khích cho con làm những chuyện tương tự. Mà hậu quả của nói dối ở tuổi này thì khôn lường. Cho nên, thương con thì phải nghiêm khắc. Các bậc làm cha làm mẹ cần biết rằng nói dối là một thói xấu khó bỏ. Cha mẹ cũng cần biết rõ: hành vi tạo thói quen, thói quen tạo tính cách, và tính cách tạo số phận. Khi con nói dối thành quen, hành vi ấy sẽ tạo nên tính cách tráo trở, sống hai mặt, không chân thành, không chung thủy sau này. Vậy phải làm gì để con tự nguyện thành thật? Thật ra cũng không quá khó. Trẻ nói dối vì quá sợ. Vậy thì trước hết, cha mẹ đừng khiến cho con cái quá sợ mình. Hãy sắm nhiều vai trong gia đình như: Người cha (mẹ), người anh (chị), người thầy, người bạn. Nếu để con sợ quá thì sẽ luôn có tư tưởng đối phó. Vì thế con bạn nói dối hay không chỉ còn là vấn đề thời gian; Trong mọi tình huống, hãy luôn nhẹ nhàng với con; Nên quy định rõ ràng cho con biết những điều được và không được làm; Khi con gặp sự cố, thay vì chì chiết, nhiếc móc, trách tội hay trừng phạt con, cha mẹ hãy cùng con phân tích tình huống để con tự nhận ra sai lầm, sau đó tùy theo mức độ mới phạt. Để cho trẻ thấy những thiệt hại mà sự cố gây ra cho chính bản thân chúng và gia đình, trẻ sẽ không tái phạm. Cha mẹ phải là chỗ dựa tình thần quan trọng nhất cho con. Khi con mắc lỗi, cách tốt nhất là dắt con đi xin lỗi với thái độ biết lỗi và quyết tâm sửa chữa. Tuyệt đối không bao che hay bênh vực con trước mặt người khác. Và điều quan trọng hơn cả là dù con có mắc lỗi lớn đến đâu, cha mẹ cũng đừng bao giờ đổ hết mọi sự bực tức, uất giận lên đầu con hay kêu ca phàn nàn rằng xấu hổ đến chết vì con. Đó là cách tốt nhất để con bạn hiểu ra vấn đề và trở thành một đứa trẻ thật thà, dũng cảm nhận lỗi. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm gì khi phát hiện con nói dối? Làm gì khi phát hiện con nói dối? Là cha, là mẹ, chắc chắn ai cũng muốn con mình trung thực. Khi phát hiện ra con nói dối, nhiều phụ huynh thường bị sốc hoặc thấy tuyệt vọng như thể con mắc một tội lỗi tày trời nào đó. Có những phụ huynh lại có những phản ứng thái quá càng làm cho trẻ tìm mọi cách đối phó và lấn sâu hơn vào những lời dối trá quanh co. Trước tình huống này, các bậc làm cha, làm mẹ phải thật bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân và cách uốn nắn cho con không đi chệch “quỹ đạo”. Khi nào bị coi là nói dối? Các chuyên gia khuyên rằng: phụ huynh cần coi đó là điều bình thường với trẻ nhỏ. Khi một bé mẫu giáo tự bịa ra một câu chuyện thì không thể cho đó là nói dối mà là do bé giầu trí tưởng tượng thôi. Lúc đó, cha mẹ không nên trợn mắt quát con là vớ vẩn. Chỉ cần nói với con rằng chuyện chỉ là chuyện thôi, nếu con ngoan thì mẹ sẽ tặng một con búp bê như thế! Một bé trai rõ ràng đánh đổ cốc nước ra bàn hay trót bốc một miếng chả trong đĩa thức ăn của mẹ nhưng lại cãi “Con không làm, con mèo chạy qua đánh đổ hoặc con chuột nó ăn mất đấy mẹ ạ” thì cha mẹ nên hiểu là con chỉ đang tìm cách chối tội và không muốn đương đầu với những lời quát tháo của cha mẹ mà thôi. Những lúc như thế cha mẹ nên dùng các câu chuyện cổ tích về nói dối để con biết đổ lỗi cho người khác là không tốt. Hoặc đưa cho con cả đĩa thức ăn và nói: Đến bữa con sẽ được ăn thỏa thích. Ăn cùng bố mẹ sẽ ngon hơn là ăn một mình. Hơn nữa, bốc bải con giun nó sẽ chui vào bụng. Với cách này, bé vừa biết cách chia sẻ những món ăn ngon với cả nhà vừa không bao giờ lặp lại sự đổ lỗi vì cách cư xử của bố mẹ. Có phải hoàn toàn tại trẻ? Với trẻ lớn hơn, ở tuổi cắp sách đến trường, nếu bố mẹ phát hiện ra con nói dối phải tìm hiểu nguyên nhân một cách cặn kẽ. Một số trẻ nói dối là do ảnh hưởng của bố mẹ. Có một người bố làm sếp to, ngày thứ bảy chủ nhật không muốn ai đến nhà mình xin xỏ việc này việc kia, cứ ở lì trên gác dặn con: Ai hỏi bảo bố cháu không có nhà. Thằng bé sinh ra nói dối từ đó. Nó còn nói dối trắng trợn hơn thế nhiều lần mà khi bố mẹ đánh, nó ráo hoảnh: Bố là người lớn cũng nói dối còn gì. Một bà mẹ khi thấy chồng khám trong cặp sách của con thấy mấy chục nghìn, dù chưa biết số tiền ấy ở đâu ra nhưng nhìn mặt chồng, lo con sẽ bị một trận tơi bời khói lửa, bà mẹ đó đã “nhanh trí”: em cho con tiền đóng học nhưng nó chưa kịp nộp cho cô giáo. Sau đó, mẹ nó có điều tra thế nào nó cũng không khai số tiền đó do đâu mà có dù sự thật là nó chơi bài với các bạn ở lớp, thắng mấy ván nên lãi. Ở từng hoàn cảnh lại có cách giải quyết khác nhau. Ông bố ở tình huống thứ nhất là ở vào tình thế bất khả kháng. Sự từ chối của ông cũng là điều dễ hiểu. Nhưng thay vì nhờ con mà nhờ vợ hoặc người lớn trong gia đình. Con trẻ không hiểu được vì sao người lớn phải làm như vậy. Còn ở tình huống thứ hai, người mẹ phải để cho bố đứa trẻ giải quyết tận gốc nguồn gốc của số tiền đó. Mẹ nói dối giúp con là đồng lõa, là tiếp tay, khuyến khích cho con làm những chuyện tương tự. Mà hậu quả của nói dối ở tuổi này thì khôn lường. Cho nên, thương con thì phải nghiêm khắc. Các bậc làm cha làm mẹ cần biết rằng nói dối là một thói xấu khó bỏ. Cha mẹ cũng cần biết rõ: hành vi tạo thói quen, thói quen tạo tính cách, và tính cách tạo số phận. Khi con nói dối thành quen, hành vi ấy sẽ tạo nên tính cách tráo trở, sống hai mặt, không chân thành, không chung thủy sau này. Vậy phải làm gì để con tự nguyện thành thật? Thật ra cũng không quá khó. Trẻ nói dối vì quá sợ. Vậy thì trước hết, cha mẹ đừng khiến cho con cái quá sợ mình. Hãy sắm nhiều vai trong gia đình như: Người cha (mẹ), người anh (chị), người thầy, người bạn. Nếu để con sợ quá thì sẽ luôn có tư tưởng đối phó. Vì thế con bạn nói dối hay không chỉ còn là vấn đề thời gian; Trong mọi tình huống, hãy luôn nhẹ nhàng với con; Nên quy định rõ ràng cho con biết những điều được và không được làm; Khi con gặp sự cố, thay vì chì chiết, nhiếc móc, trách tội hay trừng phạt con, cha mẹ hãy cùng con phân tích tình huống để con tự nhận ra sai lầm, sau đó tùy theo mức độ mới phạt. Để cho trẻ thấy những thiệt hại mà sự cố gây ra cho chính bản thân chúng và gia đình, trẻ sẽ không tái phạm. Cha mẹ phải là chỗ dựa tình thần quan trọng nhất cho con. Khi con mắc lỗi, cách tốt nhất là dắt con đi xin lỗi với thái độ biết lỗi và quyết tâm sửa chữa. Tuyệt đối không bao che hay bênh vực con trước mặt người khác. Và điều quan trọng hơn cả là dù con có mắc lỗi lớn đến đâu, cha mẹ cũng đừng bao giờ đổ hết mọi sự bực tức, uất giận lên đầu con hay kêu ca phàn nàn rằng xấu hổ đến chết vì con. Đó là cách tốt nhất để con bạn hiểu ra vấn đề và trở thành một đứa trẻ thật thà, dũng cảm nhận lỗi. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
mẹo dạy trẻ phát hiện trẻ nói dối sức khỏe trẻ em sức khỏe của bé bệnh ở trẻ chăm sóc trẻ emTài liệu có liên quan:
-
4 trang 148 0 0
-
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 122 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 88 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
Công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em: Phần 2
89 trang 53 0 0 -
Đồ chơi giúp trẻ phát triển thế nào?
3 trang 49 0 0 -
Khi nào nên tập cho bé đánh răng
3 trang 48 0 0 -
Cách nuôi dạy khả năng trí tuệ của trẻ
0 trang 48 0 0 -
7 trang 45 0 0
-
3 trang 44 0 0
-
Trẻ dị ứng sữa: chậm chữa là nguy!
4 trang 44 0 0 -
Phương pháp Chăm sóc trẻ tự kỷ
5 trang 44 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 44 0 0 -
'Chế độ' đặc biệt giúp con học thi đạt điểm cao
3 trang 43 0 0 -
Tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em và gợi ý chính sách
10 trang 42 0 0 -
10 nguyên nhân khó tin khiến trẻ bị béo phì
6 trang 42 0 0 -
Càng bị rầy la, trẻ con càng bướng
4 trang 42 0 0 -
Báo cáo ca bệnh: Hội chứng gan phổi ở trẻ xơ ga
5 trang 41 0 0 -
2 trang 40 0 0
-
6 trang 40 0 0