Lan truyền rủi ro từ thị trường chứng khoán Mỹ vào thị trường chứng khoán Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm từ VAR-DCC-GARCH và hồi quy phân vị
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 835.11 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sử dụng tỷ suất sinh lợi theo tuần của các chỉ số chứng khoán để khảo sát hiệu ứng lan truyền độ biến động từ thị trường chứng khoán Mỹ vào thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình VAR-DCC-GARCH kết hợp với hồi quy phân vị. Kết quả nghiên cứu của bài viết cho thấy tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Mỹ có tác động dương đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lan truyền rủi ro từ thị trường chứng khoán Mỹ vào thị trường chứng khoán Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm từ VAR-DCC-GARCH và hồi quy phân vị LAN TRUYỀN RỦI RO TỪ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ VAR-DCC-GARCH VÀ HỒI QUY PHÂN VỊ Trần Thị Tuấn Anh Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Email: anhttt@ueh.edu.vn Mã bài: JED-1095 Ngày nhận: 29/01/2023 Ngày nhận bản sửa: 16/04/2023 Ngày duyệt đăng: 08/05/2023 DOI 10.33301/JED.VI.1095 Tóm tắt: Bài viết sử dụng tỷ suất sinh lợi theo tuần của các chỉ số chứng khoán để khảo sát hiệu ứng lan truyền độ biến động từ thị trường chứng khoán Mỹ vào thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình VAR-DCC-GARCH kết hợp với hồi quy phân vị. Kết quả nghiên cứu của bài viết cho thấy tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Mỹ có tác động dương đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Mỹ không giúp phòng hộ rủi ro cho thị trường chứng khoán Việt Nam, và càng không phải là tài sản trú ẩn an toàn cho những biến động lên xuống của thị trường. Ngoài ra, sự lan truyền độ biến động từ thị trường chứng khoán Mỹ vào Việt Nam mang dấu dương và sẽ khác nhau trên từng phân vị. Kết quả này mang lại hàm ý chính sách quan trọng cho việc quản lý rủi ro, xây dựng danh mục hợp lý của nhà đầu tư cũng như việc hoạch định chính sách của những nhà quản lý thị trường. Bên cạnh đó, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đối mặt với các mức độ rủi ro khác nhau tùy thuộc vào mức độ biến động của thị trường chứng khoán Mỹ. Điều này hàm ý rằng các nhà đầu tư cần điều chỉnh chiến lược đầu tư theo các mức độ rủi ro khác nhau, nghĩa là cần đa dạng hóa danh mục đầu tư dựa trên nhóm phân vị. Từ khóa: Mô hình VAR-DCC-GARCH, hiệu ứng lan truyền độ biến động, thị trường chứng khoán Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam. Mã JEL: C22, G11, G15. Risk spillover from the US stock market into Vietnam: empirical evidence by VAR-DCC- GARCH and quantile regression Abstract: This study investigates the volatility spillover effect from the US stock market into the Vietnamese stock market utilizing weekly returns of stock indexes and the VAR-DCC-GARCH model in combination with quantile regression The findings demonstrate that the US stock market’s performance has a favorable influence on the Vietnamese stock market. The US stock market neither helps to mitigate risks for the Vietnamese stock market nor serves as a safe- haven during market ups and downs. Additionally, there is a positive volatility spillover from the US stock market to Vietnam, which will vary per percentile. This finding has significant policy ramifications for risk management, rational portfolio construction by investors, and policymaking by market managers. Furthermore, depending on the turbulence of the US stock market, investors in the Vietnamese stock market may face varying degrees of risk. This indicates that investors need to diversify their portfolios based on percentiles and modify their investing methods to account for varying levels of risk. Keywords: VAR-DCC-GARCH model, volatility spillover effect, US stock market, Vietnam stock market. JEL Codes: C22, G11, G15. Số 313 tháng 7/2023 15 1. Giới thiệu Hiệu ứng lan truyền đề cập đến hiện tượng một sự việc hoặc biến cố xảy ra ở một khu vực, thị trường hoặc lĩnh vực ảnh hưởng đến khu vực, thị trường hoặc lĩnh vực khác. Thuật ngữ này thường được dùng cho thị trường tài chính để khảo sát sự lan truyền truyền biến động hoặc lan truyền rủi ro từ thị trường này sang thị trường khác, hoặc từ tài sản này sang tài sản khác. Hiệu ứng lan truyền xảy ra ở cả những tác động tích cực và tác động tiêu cực. Hiệu ứng lan truyền cũng có thể là lan truyền các cú sốc (shock volatility) hoặc lan truyền rủi ro (risk spillover or volatility spillover). Hiệu ứng lan truyền rủi ro (hay còn gọi là lan truyền độ biến động) đề cập đến hiện tượng biến động tỷ suất sinh lợi ở thị trường tài chính này tác động đến biến động ở thị trường tài chính khác. Lan truyền có thể xảy ra giữa các loại tài sản khác nhau, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và tiền tệ, cũng như giữa các khu vực hoặc quốc gia khác nhau. Hiệu ứng lan truyền biến động có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư, vì nó có thể ảnh hưởng đến các đặc tính rủi ro và tỷ suất sinh lợi của các tài sản khác nhau. Chẳng hạn như nếu sự biến động ở một thị trường lan sang thị trường khác, nó có thể ảnh hưởng đến mối tương quan giữa các tài sản khác nhau và làm tăng mức độ rủi ro tổng thể trong danh mục đầu tư. Nghiên cứu lan truyền biến động rất quan trọng vì nhiều lý do khác nhau. Một là, kết quả nghiên cứu giúp nhà đầu tư xây dựng chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư. Hiểu được tác động lan truyền của biến động có thể giúp các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư và quản lý rủi ro hiệu quả hơn bằng cách xác định thị trường nào bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tác động lan truyền của biến động, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về việc nên đưa tài sản nào vào danh mục đầu tư của mình. Hai là, hiểu được chiều hướng và mức độ lan truyển sẽ góp phần xây dựng ổn định thị trường tài chính. Nếu sự biến động ở một thị trường lan sang thị trường khác, nó có thể dẫn đến một đợt bán tháo và làm tăng mứ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lan truyền rủi ro từ thị trường chứng khoán Mỹ vào thị trường chứng khoán Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm từ VAR-DCC-GARCH và hồi quy phân vị LAN TRUYỀN RỦI RO TỪ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ VAR-DCC-GARCH VÀ HỒI QUY PHÂN VỊ Trần Thị Tuấn Anh Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Email: anhttt@ueh.edu.vn Mã bài: JED-1095 Ngày nhận: 29/01/2023 Ngày nhận bản sửa: 16/04/2023 Ngày duyệt đăng: 08/05/2023 DOI 10.33301/JED.VI.1095 Tóm tắt: Bài viết sử dụng tỷ suất sinh lợi theo tuần của các chỉ số chứng khoán để khảo sát hiệu ứng lan truyền độ biến động từ thị trường chứng khoán Mỹ vào thị trường chứng khoán Việt Nam bằng mô hình VAR-DCC-GARCH kết hợp với hồi quy phân vị. Kết quả nghiên cứu của bài viết cho thấy tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Mỹ có tác động dương đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Mỹ không giúp phòng hộ rủi ro cho thị trường chứng khoán Việt Nam, và càng không phải là tài sản trú ẩn an toàn cho những biến động lên xuống của thị trường. Ngoài ra, sự lan truyền độ biến động từ thị trường chứng khoán Mỹ vào Việt Nam mang dấu dương và sẽ khác nhau trên từng phân vị. Kết quả này mang lại hàm ý chính sách quan trọng cho việc quản lý rủi ro, xây dựng danh mục hợp lý của nhà đầu tư cũng như việc hoạch định chính sách của những nhà quản lý thị trường. Bên cạnh đó, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đối mặt với các mức độ rủi ro khác nhau tùy thuộc vào mức độ biến động của thị trường chứng khoán Mỹ. Điều này hàm ý rằng các nhà đầu tư cần điều chỉnh chiến lược đầu tư theo các mức độ rủi ro khác nhau, nghĩa là cần đa dạng hóa danh mục đầu tư dựa trên nhóm phân vị. Từ khóa: Mô hình VAR-DCC-GARCH, hiệu ứng lan truyền độ biến động, thị trường chứng khoán Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam. Mã JEL: C22, G11, G15. Risk spillover from the US stock market into Vietnam: empirical evidence by VAR-DCC- GARCH and quantile regression Abstract: This study investigates the volatility spillover effect from the US stock market into the Vietnamese stock market utilizing weekly returns of stock indexes and the VAR-DCC-GARCH model in combination with quantile regression The findings demonstrate that the US stock market’s performance has a favorable influence on the Vietnamese stock market. The US stock market neither helps to mitigate risks for the Vietnamese stock market nor serves as a safe- haven during market ups and downs. Additionally, there is a positive volatility spillover from the US stock market to Vietnam, which will vary per percentile. This finding has significant policy ramifications for risk management, rational portfolio construction by investors, and policymaking by market managers. Furthermore, depending on the turbulence of the US stock market, investors in the Vietnamese stock market may face varying degrees of risk. This indicates that investors need to diversify their portfolios based on percentiles and modify their investing methods to account for varying levels of risk. Keywords: VAR-DCC-GARCH model, volatility spillover effect, US stock market, Vietnam stock market. JEL Codes: C22, G11, G15. Số 313 tháng 7/2023 15 1. Giới thiệu Hiệu ứng lan truyền đề cập đến hiện tượng một sự việc hoặc biến cố xảy ra ở một khu vực, thị trường hoặc lĩnh vực ảnh hưởng đến khu vực, thị trường hoặc lĩnh vực khác. Thuật ngữ này thường được dùng cho thị trường tài chính để khảo sát sự lan truyền truyền biến động hoặc lan truyền rủi ro từ thị trường này sang thị trường khác, hoặc từ tài sản này sang tài sản khác. Hiệu ứng lan truyền xảy ra ở cả những tác động tích cực và tác động tiêu cực. Hiệu ứng lan truyền cũng có thể là lan truyền các cú sốc (shock volatility) hoặc lan truyền rủi ro (risk spillover or volatility spillover). Hiệu ứng lan truyền rủi ro (hay còn gọi là lan truyền độ biến động) đề cập đến hiện tượng biến động tỷ suất sinh lợi ở thị trường tài chính này tác động đến biến động ở thị trường tài chính khác. Lan truyền có thể xảy ra giữa các loại tài sản khác nhau, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và tiền tệ, cũng như giữa các khu vực hoặc quốc gia khác nhau. Hiệu ứng lan truyền biến động có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư, vì nó có thể ảnh hưởng đến các đặc tính rủi ro và tỷ suất sinh lợi của các tài sản khác nhau. Chẳng hạn như nếu sự biến động ở một thị trường lan sang thị trường khác, nó có thể ảnh hưởng đến mối tương quan giữa các tài sản khác nhau và làm tăng mức độ rủi ro tổng thể trong danh mục đầu tư. Nghiên cứu lan truyền biến động rất quan trọng vì nhiều lý do khác nhau. Một là, kết quả nghiên cứu giúp nhà đầu tư xây dựng chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư. Hiểu được tác động lan truyền của biến động có thể giúp các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư và quản lý rủi ro hiệu quả hơn bằng cách xác định thị trường nào bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tác động lan truyền của biến động, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về việc nên đưa tài sản nào vào danh mục đầu tư của mình. Hai là, hiểu được chiều hướng và mức độ lan truyển sẽ góp phần xây dựng ổn định thị trường tài chính. Nếu sự biến động ở một thị trường lan sang thị trường khác, nó có thể dẫn đến một đợt bán tháo và làm tăng mứ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình VAR-DCC-GARCH Hiệu ứng lan truyền độ biến động Thị trường chứng khoán Mỹ Thị trường chứng khoán Việt Nam Hồi quy phân vịTài liệu có liên quan:
-
12 trang 354 0 0
-
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 323 0 0 -
11 trang 238 0 0
-
6 trang 212 0 0
-
10 trang 203 0 0
-
66 trang 195 0 0
-
32 trang 172 0 0
-
59 trang 143 0 0
-
Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam
14 trang 115 0 0 -
10 trang 111 0 0