
Lăng Ông Bà Chiểu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lăng Ông Bà Chiểu Lăng Ông Bà ChiểuLăng Ông Bà Chiểu, tên gọi đúng là Thượng Công miếu, là khu lăng mộ của Tảquân Lê Văn Duyệt (1764-1832). Khu lăng tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường1, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.Vị trí, tên gọiLăng Ông Bà Chiểu rộng 18.500m2, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, PhanĐăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Vũ Tùng trên một gò đất cao. Và do lệ kiên cử tên, khôngbiết từ lúc nào, người dân đã ghép hai từ “lăng Ông” với hai từ “Bà Chiểu” để chỉ khulăng của Tả Quân.Theo nhà văn Sơn Nam, tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Ðức.Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên.Ở Thủ Ðức cũng có vùng đất tên là Linh Chiểu.Lịch sửTrong công trình kiến trúc của Lăng Ông Bà Chiểu, được xây dựng sớm nhất là phần mộNăm 1835 sau sự biến thành Phiên An, Lê Văn Duyệt bị lên án và buộc tội đã gián tiếpgây nên biến loạn, vua Minh Mạng đã ra chỉ dụ san bằng mộ, xiềng xích sắt, trên dựngbia đá có khắc tám chữ Quyền yểm Lê Văn duyệt phục pháp xử (chỗ tên hoạn quan LêVăn Duyệt chịu tội).Đến năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi cho phá bỏ xiềng xích và đắp lại mộ.Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồiquan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt. Vua Tự Đứcxem sớ cảm động mới truy phong lại cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ.Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho sửa sang miếu thờ.Trong khu vực lăng còn có mộ vợ ông là bà Đỗ Thị Phận và hai cô hầu. Ngày 6 tháng 12năm 1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấpquốc gia.Và từ khi Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập vào năm 1914 việc cúng tế được tổchức đều đặn hàng năm và việc trùng tu cũng được tiến hành nhiều lần…Kiến trúcChung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài 500m, cao 1,2m được trổ bốn cổng ravào theo bốn hướng, được xây dựng vào năm 1948. Năm sau, cổng Tam quan cũng đượcxây. Cổng có hàng đại tự nổi bằng chữ Hán Thượng Công Miếu, được đặt ở hướng Nam,mở ra đường Vũ Tùng. Trước năm 1975, cổng này đã từng được chọn là biểu tượng củavùng Sài Gòn – Gia Định xưa.Khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính, từ cổng Tam Quan vào gồm: Nhàbia-lăng mộ-miếu thờ.Nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Vănbia chữ hán tiêu đề Lê công miếu bi do Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ 1894. Nộidung bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.Toàn thể khu mộ đều được xây bằng hợp chất. Phần mộ gồm hai ngôi mộ: Tả quân và vợông, bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hìnhdạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộcó một sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Baoquanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhangđèn.Cách khu Lăng Ông Bà Chiểu một khoảng sân rộng đến khu vực “Thượng công linhmiếu”, nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng Lê VănDuyệt. Bố cục của miếu bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện. Mỗi gian điện thờcách nhau bằng một sân thiên tỉnh (giếng trời). Đối xứng hai bên trục nhà chính là haidãy Đông lang và Tây lang…Công trình mang dấu ấn của lối kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn, với những mái “trùngthiềm điệp ốc” và kỹ thuật kết nối khung nhà bằng các lỗ mộng. Ngoài ra, nhờ kỹ thuậtchạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ…mà nơi thờ cúng này còn giữ được vẻ đẹpcổ kính cho đến ngày nay.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lăng Ông Bà Chiểu địa danh việt nam địa lý việt nam địa danh lịch sử du lịch việt nam địa danh nổi tiếngTài liệu có liên quan:
-
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 330 2 0 -
10 trang 123 0 0
-
Tiểu luận: Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp
29 trang 106 0 0 -
Đề cương môn học Địa lý tự nhiên Việt Nam 1
7 trang 65 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1
73 trang 65 0 0 -
15 trang 63 0 0
-
Du lịch Việt Nam trong thời kỳ toàn cầu hoá: Cơ hội và thách thức
6 trang 62 0 0 -
5 trang 54 0 0
-
Du lịch và cẩm nang hướng dẫn (Tập 1): Phần 1
305 trang 50 0 0 -
Tìm hiểu về du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới: Phần 1
128 trang 49 0 0 -
Tiểu luận Văn hóa ẩm thực: Nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch Nam Bộ
31 trang 48 0 0 -
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 2
176 trang 46 0 0 -
146 trang 44 0 0
-
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Vùng Tây Nguyên
7 trang 41 0 0 -
Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2019
72 trang 40 0 0 -
Bài thảo luận Phân tích SWOT ngành du lịch Việt Nam
52 trang 37 0 0 -
14 trang 36 0 0
-
Hoa văn tứ quý trong mỹ thuật thời Nguyễn
5 trang 36 0 0 -
Chiêm ngưỡng những hầm rượu đẹp nhất thế giới
5 trang 36 0 0 -
Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2016
68 trang 36 0 0