
Lãnh đạo hoạt động dạy học trong bối cảnh quản lí dựa vào nhà trường
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lãnh đạo hoạt động dạy học trong bối cảnh quản lí dựa vào nhà trường JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 235-242 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRONG BỐI CẢNH QUẢN LÍ DỰA VÀO NHÀ TRƯỜNG Vũ Thị Mai Hường Khoa Quản lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Cuộc cải cách lấy nhà trường làm trung tâm đang diễn ra sôi nổi và chiếm ưu thế đã đóng vai trò quan trọng góp phần đổi mới hiện trạng chất lượng giáo dục nhiều nước trên thế giới. Hoạt động dạy học là một hoạt động chủ đạo của nhà trường và hiệu trưởng nhà trường đóng vai trò quan trọng trong lãnh đạo hoạt động này. Hoạt động này sẽ có những cải thiện đáng kể đối với chất lượng giáo dục của nhà trường khi quyền quyết định được xuất phát từ nhà trường, với sự tham gia của nhiều thành phần trong quá trình ra quyết định quản lí dưới sự lãnh đạo của người hiệu trưởng. Đặc trưng cho sự lãnh đạo của hiệu trưởng là thu hút các bên có liên quan vào những hoạt động khác nhau của nhà trường như chiến lược, mục tiêu hoạt động; xây dựng môi trường làm việc cộng tác, cởi mở; tạo động lực học tập, giảng dạy thông qua việc mở rộng thành phần tham gia ra quyền ra quyết định. Hiệu trưởng cần các kiến thức, kĩ năng nền tảng và các tri thức mới về quản lí như quản lí sự thay đổi, quản lí xung đột cũng như các kĩ năng mềm về giao tiếp, tạo động lực, chia sẻ lãnh đạo. . . Từ khóa: Quản lí nhà trường, lãnh đạo nhà trường, quản lí dựa vào nhà trường, lãnh đạo dạy học, vai trò của hiệu trưởng.1. Mở đầu Vấn đề “Lãnh đạo hoạt động dạy học” xuất hiện nhiều trong các cuộc bàn luận khoảng 4thập kỉ gần đây [10]. Mặc dù khái niệm thuật ngữ lãnh đạo hoạt động dạy học vẫn còn nhiều tranhluận, nhưng các nhà khoa học đều thống nhất rằng, hiệu trưởng nhà trường chính là người lãnh đạohoạt động dạy học thực thụ. Barth khẳng định: “Nếu cho tôi hình ảnh của một nhà trường tốt tôi sẽchỉ ngay cho bạn thấy một người hiệu trưởng tốt” [1]. Trong bối cảnh phân cấp mạnh mẽ cho nhàtrường hiện nay, một việc làm cần thiết là phải tìm hiểu về lãnh đạo hoạt động dạy học. Bài viếttập trung làm rõ khái niệm lãnh đạo hoạt động dạy học dựa vào nhà trường, Vai trò của lãnh đạohoạt động dạy học dựa vào nhà trường, các đặc điểm của lãnh đạo hoạt động dạy học dựa vào nhàtrường.Liên hệ: Vũ Thị Mai Hường, e-mail: maihuongqlgd@gmail.com 235 Vũ Thị Mai Hường2. Nội dung nghiên cứu2.1. Quản lí dựa vào nhà trường - xu thế phổ biến trong quản lí giáo dục trên thế giới Quản lí dựa vào nhà trường đã được áp dụng ở các nước phát triển, đang phát triển; trênkhắp các khu vực và châu lục; thúc đẩy các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống đang trong quá trìnhchuyển đổi phải chuyển đổi nhanh hơn, các hệ thống kiển soát và tập trung tích cực cải tiến và thayđổi theo hướng phân quyền nhiều hơn, giảm bớt quyền lực chính quyền trung ương. Quản lí dựa vào nhà trường (Based School Management - BSM) là sự phân cấp quản lí từchính quyền trung ương đến các trường học . Xu thế cải cách quản lí này được thực hiện đầu tiên ởcác nước gồm Mĩ (1970), Úc (1970), Canada (1970), Bazil (1982), Tây Ban Nha (1985) và Vươngquốc Anh (1988). Sau đó, các chương trình SBM đã được thực hiện và phát triển mở rộng ở hàngloạt các quốc gia khác như Hồng Kông, In-đô-nê-xia, El Salvado, Mê-hi-cô, Nicaragua, Kenya,nước Cộng hoà Kyrgyz, Ne-pal, Paraguay, Thái Lan, Cam-pu-chia,... Sự thay đổi trong cách thứcra quyết định và mở rộng thành phần tham gia vào quá trình đó tạo nên sự khác biệt với quản lítruyền thống. Các chương trình quản lí dựa vào nhà trường tiến hành đồng thời, liên tục theo các mức độra quyết định ở cấp độ địa phương. Một số thiết kế của chương trình cải cách chuyển giao quyềnlực chỉ ở một lĩnh vực, trong khi ở một số chương trình khác lại có những bước tiến xa hơn và thiếtkế chuyển quyền trong lĩnh vực tuyển và sử dụng giáo viên, quyền điều hành các nguồn lực chủyếu, trong khi mức độ cao là khuyến khích quản lí nhà trường của cộng đồng và các tổ chức tưnhân cũng như cho phép cha mẹ học sinh được thành lập trường. Vì thế, điểm mạnh và điểm yếucủa quản lí dựa vào nhà trường được dựa trên việc quyền ra quyết định được chuyển giao như thếnào đến nhà trường. Phòng nghiên cứu phát triển giáo dục ở Tây Nam Hoa Kỳ đã liệt kê được hơn 800 mô hìnhquản lí dựa vào nhà trường và khoảng 29 trong tổng số hơn 800 mô hình đã được đánh giá ít nhấtmột lần. Quản lí dựa vào nhà trường như là một công trình gồm các tầng bậc, mức độ quyền lựcđược chuyển giao. Nói cách khác, một mô hình không thể đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Educational Science Quản lí nhà trường Lãnh đạo nhà trường Quản lí dựa vào nhà trường Lãnh đạo dạy học Vai trò của hiệu trưởngTài liệu có liên quan:
-
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 345 1 0 -
Thực trạng liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm
17 trang 62 0 0 -
Khó khăn tâm lí của người đồng tính nam
8 trang 36 0 0 -
Đạo đức học thực tiễn của Xô-Crát
5 trang 35 0 0 -
Vận dụng tư duy thuận nghịch trong dạy học môn Toán
6 trang 35 0 0 -
Khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập
8 trang 33 0 0 -
Đánh giá tính sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi bằng TSD – Z của Klaus K. Urban
7 trang 32 0 0 -
7 trang 31 0 0
-
Công tác đào tạo giáo viên và vai trò của các bài tập tâm lí học
6 trang 30 0 0 -
Thực trạng kĩ năng sử dụng từ của trẻ mẫu giáo bé
9 trang 28 0 0 -
Occupational orientation education (O.O.E.) in high schools: Problems and solutions
8 trang 27 0 0 -
Imanuen Kant bàn về cái cao cả
8 trang 24 0 0 -
Cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong văn xuôi Hồ Dzếnh
8 trang 23 0 0 -
Thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo
8 trang 22 0 0 -
Vai trò của logic hình thức trong rèn luyện tư duy logic cho sinh viên sư phạm Việt Nam hiện nay
8 trang 22 0 0 -
Phát triển khu kinh tế ven biển ở Việt Nam dưới góc độ địa lí kinh tế
6 trang 22 0 0 -
Nội dung chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015
10 trang 21 0 0 -
Vận dụng quan điểm dạy học phân hóa trong dạy học chương nitơ Hóa học lớp 11 nâng cao
11 trang 21 0 0 -
Nghiên cứu năng lực nghề nghiệp trong giáo dục hòa nhập của đội ngũ giáo viên phổ thông
9 trang 21 0 0 -
Chiến lược phát triển trí nhớ cho trẻ khuyết tật trí tuệ
6 trang 21 0 0