Danh mục tài liệu

Lập trường thay đổi của Mỹ về 'vấn đề Campuchia' giai đoạn 1985-1991

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 567.68 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuộc khủng hoảng ở Campuchia (1979-1991) được biết đến dưới thuật ngữ chính trị quốc tế - “Vấn đề Campuchia”, được xem là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế hiện đại ở khu vực Đông Nam Á; kéo theo sự dính líu, can thiệp của nhiều quốc gia và lực lượng quốc tế, trong đó có Mỹ. Trên cơ sở hệ thống hóa những quan điểm, thái độ và hành vi của Mỹ đối với các phe phái chính trị Campuchia trong cuộc xung đột, dưới tác động của cuộc Chiến tranh lạnh, bài viết tập trung phân tích sự thay đổi về lập trường và thái độ của Mỹ khi tham dự vào cuộc khủng hoảng ở Campuchia từ 1985 đến 1991; tức là giai đoạn Mỹ chuyển mức độ từ lập trường chính trị thực dụng cứng rắn mang sắc thái “trả thù” các đối thủ cộng sản, sang mức độ mềm dẻo thỏa hiệp hơn với các nước lớn, nhằm dàn xếp “vấn đề Campuchia” có lợi cho phía Mỹ và phương Tây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lập trường thay đổi của Mỹ về “vấn đề Campuchia” giai đoạn 1985-1991 Nguyễn Ngọc Dung... Lập trường thay đổi của Mỹ về “vấn đề Campuchia”.... LẬP TRƯỜNG THAY ĐỔI CỦA MỸ VỀ “VẤN ĐỀ CAMPUCHIA” GIAI ĐOẠN 1985 – 1991 Nguyễn Ngọc Dung(1), Trần Đình Tư(1) (1) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-HCM) Ngày nhận bài: 15/8/2018; Ngày gửi phản biện 20/8/2018; Chấp nhận đăng 30/11/2018 Email: nndung@vnuhcm.edu.vn Tóm tắt Cuộc khủng hoảng ở Campuchia (1979-1991) được biết đến dưới thuật ngữ chính trị quốc tế - “Vấn đề Campuchia”, được xem là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế hiện đại ở khu vực Đông Nam Á; kéo theo sự dính líu, can thiệp của nhiều quốc gia và lực lượng quốc tế, trong đó có Mỹ. Trên cơ sở hệ thống hóa những quan điểm, thái độ và hành vi của Mỹ đối với các phe phái chính trị Campuchia trong cuộc xung đột, dưới tác động của cuộc Chiến tranh lạnh, bài viết tập trung phân tích sự thay đổi về lập trường và thái độ của Mỹ khi tham dự vào cuộc khủng hoảng ở Campuchia từ 1985 đến 1991; tức là giai đoạn Mỹ chuyển mức độ từ lập trường chính trị thực dụng cứng rắn mang sắc thái “trả thù” các đối thủ cộng sản, sang mức độ mềm dẻo thỏa hiệp hơn với các nước lớn, nhằm dàn xếp “vấn đề Campuchia” có lợi cho phía Mỹ và phương Tây. Từ khóa: vấn đề Campuchia, Khmer Đỏ, lập trường, Mỹ, Đông Nam Á Abstract THE U.S ALTERNATIVE POSITION ON “CAMBODIAN PROBLEM”, 1985 - 1991 Cambodia crise (1979 – 1991) which usually has been known under an International political term as “Cambodian problem” is regarded as one of the most international contemporary events in Southeast Asia; and engages many countries, International organizations, not except the U.S. Going through the U.S point of views, atitutes and behaviours forwards Cambodian political factions in this crise, under Cold war context, the paper focuses on analyzing alternative position, atitutes and behaviours of the U.S government at the time they participate in Cambodian crise, for 1985 – 1991; namely, the period the U.S changes a level from rigid realpolitics position, colouring “vengeance” against their communist rivals to a level of more flexible and compromising for the great powers in order to arrange “Cambodian problem”, for the sake of the U.S and Western profits. 1. Đặt vấn đề Sau 1975, Mỹ khá “lơ là” với khu vực Đông Nam Á. Nhưng do những biến cố lớn ở châu Á, như cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978), Liên Xô đưa quân vào Apganistan (1979), xung đột tại Campuchia (từ 1977), chiến tranh biên giới Trung - Việt (1979), đã khiến chính quyền Carter xem xét lại chính sách Đông Nam Á của họ. Washington bắt đầu tham gia vào tiến trình giải quyết “vấn đề Campuchia” như là trách nhiệm của một cường quốc trong các vấn đề của thế giới chứ không phải là do các cam kết của họ đối với Campuchia và các đồng minh ở khu 74 Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018 vực này. Vì thế, lập trường, thái độ cũng như sự can dự vào “Vấn đề Campuchia” của Mỹ là có mức độ; và tùy thuộc rất nhiều vào cân bằng lực lượng trong tam giác chiến lược Mỹ - Xô - Trung. Vậy thì lập trường và thái độ của Mỹ đã thay đổi thế nào khi tham dự vào cuộc khủng hoảng ở Campuchia? Rõ nhất giai đoạn 1985-1991, tức là giai đoạn Mỹ chuyển từ lập trường chính trị thực dụng (realpolitics) cứng rắn mang sắc thái “trả thù” (vengeance) các đối thủ cộng sản, sang lập trường chính trị thực dụng nhưng ôn hòa, thỏa hiệp hơn trong quan hệ với các nước lớn, nhằm dàn xếp “Vấn đề Campuchia” có lợi cho phía Mỹ và phương Tây. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Lập trường, thái độ của Mỹ có tác động quan trọng, góp phần quyết định đến tiến trình giải quyết “vấn đề Campuchia”. Tuy nhiên, những công trình được công bố trong thời gian qua, kể cả trong nước và nước ngoài, còn ít quan tâm đến vấn đề này. Hơn nữa, sự nhìn nhận và đánh giá của nhiều học giả hay chính khách về cái gọi là “Vấn đề Campuchia” và vai trò của Mỹ có nhiều khác biệt. Ở trong nước, những công trình ít nhiều đề cập đến cuộc xung đột ở Campuchia vốn mang tính quốc tế và khu vực sâu sắc, là những tác phẩm về lịch sử ngoại giao Việt Nam. Có thể nhắc đến một số công trình tiêu biểu như Vũ Dương Huân (2002), Lưu Văn Lợi (2004), Lê Phụng Hoàng (2008). Ngoài ra còn một số đề tài khoa học được Bộ Quốc phòng thực hiện liên quan đến cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia của Quân khu 7, hoạt động quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (1979-1989)… Ở nước ngoài, cũng chỉ xuất hiện những công trình nghiên cứu chung về cuộc khủng hoảng Campuchia hay quan hệ quốc tế xung quanh cuộc khủng hoảng này. Đó là một số sách chuyên khảo, tài liệu do học giả hay trung tâm nghiên cứu của viện, trường ...