Danh mục tài liệu

Lễ làm chuồng trâu (Prọ via po) của người M'nâm ở làng Đắk Ne, xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 459.61 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Con trâu thực sự là đầu cơ nghiệp của người M’Nâm, nên việc bảo vệ trâu đã vượt qua lẽ thường để đẩy tới mối ứng xử đầy chất tâm linh, nổi bật là cách làm chuồng. Không chỉ chuẩn bị vật liệu, mà người M’Nâm còn chú ý tới phong thủy, đồ lễ dâng thần, cây nêu… và cả vật dụng có yếu tố ma thuật qua những nghi thức đã tồn tại lâu đời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lễ làm chuồng trâu (Prọ via po) của người M’nâm ở làng Đắk Ne, xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon TumS 4 (49) - 2014 - Di sn vn h‚a phi vt thLỄ LÀM CHUỒNG TRÂU (PRỌ VIA PO)CỦA NGƯỜI M’NÂM Ở LÀNG ĐẮK NE,XÃ MĂNG CÀNH, HUYỆN KON PLONG,TỈNH KON TUMNGUYN TH LIÊN*TÓM TẮTCon trâu thực sự là đầu cơ nghiệp của người M’Nâm, nên việc bảo vệ trâu đã vượt qua lẽ thường để đẩy tớimối ứng xử đầy chất tâm linh, nổi bật là cách làm chuồng. Không chỉ chuẩn bị vật liệu, mà người M’Nâm cònchú ý tới phong thủy, đồ lễ dâng thần, cây nêu… và cả vật dụng có yếu tố ma thuật qua những nghi thức đãtồn tại lâu đời.Từ khóa: chuồng trâu, cúng chuồng trâu, cây nêu, củ thiêng.ABSTRACTBuffalo is very important to M’Nâm people so the protection of buffalo is more than normal to get to a fullyspiritual behavior of making stall for this animal. Not only preparing materials, M’Nâm people also pays attention to geomancy, offerings, tree pole etc as well as magic things through long lasting rituals.Key words: buffalo stall, ceremony of buffalo stall, tree pole, sacred fruits.o đặc tính về ruộng đất của người M’Nâm ởxã Măng Cành, huyện Kon Plong thườngnằm trong những thung lũng của nhữngdãy núi cao, ruộng nông, diện tích nhỏ, vì vậy, trướckhi gieo mạ, người M’Nâm thường dùng trâu đểdẫm ruộng chứ họ không dùng cày hay bừa nhưngười Kinh dưới miền thấp. Con trâu đóng một vaitrò rất quan trọng, là một tài sản lớn của mỗi giađình người M’Nâm. Chính vì vậy, làm chuồng trâucó một ý nghĩa rất lớn trong sản xuất nông nghiệpcủa người M’Nâm, họ làm chuồng trâu để bảo vệcon trâu, đấy cũng là một hình thức bảo vệ kinh tếcho gia đình mình.Lễ làm chuồng trâu của người M’Nâm ở xãMăng Cành một năm thường được tổ chức 3 lần:Trước khi chuẩn bị gieo mạ (tháng Ba); sau khi gặtxong (tháng Tám) và sửa sang lại chuồng trâutrước khi tổ chức lễ tổng kết cuối năm (thángChạp). Một năm 3 lần làm chuồng trâu, tuy nhiên,chỉ có 2 lần đầu người M’Nâm mới làm lễ cúng,còn lần thứ 3 chỉ là hình thức sửa sang lại chuồngtrâu để chuẩn bị đón năm mới chứ họ khôngD* S Văn hóa, Th thao và Du lch tnh Kon Tumcúng. Quan trọng nhất là lần cúng đầu tiên khigieo mạ bắt đầu một vụ mùa mới.Trước đây, khi chuẩn bị tổ chức lễ làm chuồngtrâu, những gia đình có trâu cử một người đến nhàgià làng họp, xem ngày đẹp tổ chức làm chuồng.Họ cũng chọn mảnh đất phù hợp tổ chức cúng đấtđể dựng chuồng cho trâu. Ngày nay, những giađình lớn có nhiều nhân khẩu, trâu cũng được nuôinhiều hơn, cho nên để không phải mất công giađình này đợi gia đình kia, xong xuôi hết việc, cả làngmới cùng tổ chức giống trước đây mà họ chia rathành những nhóm nhỏ tổ chức lễ làm chuồngtrâu, các nhóm gia đình này sẽ cùng nhau họp bànvà thống nhất chọn một ngày để tổ chức. Nhómnhỏ ngày nay khoảng từ 5 đến 10 gia đình sinhsống trong cùng một khu vực địa lý.Trước mùa gieo mạ khoảng 2 tuần, nhữngngười M’Nâm lại rộn ràng chuẩn bị mọi thứ cho lễlàm chuồng trâu. Việc chuẩn bị được phân côngmột cách rõ ràng trong một buổi họp gia đình vớiđông đủ các thành viên. Buổi họp gia đình sẽthống nhất việc chọn đất làm chuồng trâu, phâncông các thành viên thực hiện các công việcchuẩn bị cho buổi lễ.93Nguyn Th Li˚n: L lšm chung trŽu...94Lễ làm chuồng trâu thường được tiến hànhtrong 4 ngày.Ngày đầu tiên: Chuẩn bị những nguyên liệu và vậtdụng cần thiết cho việc làm chuồng trâu và cúngchuồng trâu cho ngày tiếp theo:Trước ngày tổ chức lễ làm chuồng trâu, gia đìnhsẽ phân công các thành viên lên rừng chặt cây gỗnhỏ, lấy dây rừng về nhà, vót nhọn một đầu, bó lạitừng bó, rồi mang ra mảnh đất được chọn để làmchuồng. Phụ nữ sẽ chuẩn bị những nguyên vật liệuđể thực hiện các nghi thức cúng ngoài chuồng trâuvà trong nhà.Để chuẩn bị cho lễ làm chuồng trâu, ngườiM’Nâm sẽ chọn một mảnh đất đẹp, mảnh đất nàykhông được làm trên nền của chuồng trâu cũ. Trướckhi san mặt bằng, người ta làm cây luông pia đểcúng mảnh đất, cây luông pia được làm từ cây trecó gắn các loại lá thiêng tượng trưng cho nhữngmong ước của người M’nâm, như: lá hnhíu tượngtrưng để xua đuổi sự xui xẻo, hy vọng trong nămcon trâu sẽ không bị tai nạn, lá hla h’cua bri và láhla in b’re tượng trưng cho điều may mắn, nếu contrâu ăn vào lá này thì con trâu sẽ nhớ mãi cáichuồng của nó. Khi bắt đầu nghi lễ cúng, người chủgia đình vừa cắm cây luông pia xuống mảnh đấtvừa khấn cầu xin thần linh cho mảnh đất đượcthuận lợi, ngăn ngừa điều xấu, những tai nạn đều đihết, sau đó người chủ sẽ mang cây nêu ra ngoài lốiđi của trâu (hướng phía Đông, phía mặt trời mọc),với mong muốn trâu sẽ nhớ đường về chuồng.Bên cạnh những cây luông pia, thì người M’nâmcòn làm hai cây nêu nhỏ tượng trưng và mong chohai cặp sừng của trâu cứng cáp, khỏe mạnh, dùngđể cắm hai bên cổng của chuồng trâu có tên luôngtha và luông h’ne. Trên hai cây này họ gắn nhiềuchùm lá tang và những tua lồ ô, cung tên, lông gà,…Cây luông tha có ý nghĩa ngăn ngừa con ma, ngănngừa những xui xẻo, n ...