Danh mục tài liệu

Lịch sử báo chí: Sự ra đời và phát triển của báo Ngày nay

Số trang: 18      Loại file: doc      Dung lượng: 1.13 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Lịch sử báo chí: Sự ra đời và phát triển của báo Ngày nay" nhằm tìm hiểu về lý do ra đời, tiến trình phát triển, bộ máy nhân sự, hình thức và ý nghĩa về sự ra đời của báo Ngày nay. Để hiểu hơn về lịch sử báo Ngày nay, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu chi tiết hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử báo chí: Sự ra đời và phát triển của báo Ngày nayHình ảnh của báo Ngày Nay I, Lý do ra đời : Năm 1934 Nguyễn Trường Cẩm đứng tên xin phép ra báo Ngày Nay, với tôn chỉvà mục đích là báo văn chương, khoa học, xã hội, mỹ thuật, chính trị thường trực.Được nghị định Toàn quyền cho phép, Ngày Nay ra số 1, ngày 30-1-1935 Báo Ngày Nay ra đời gắn liền với sự phát triển của báo Phong Hóa. Báo PhongHóa đầu tiên xuất bản hàng tuần từ ngày 16 tháng 6 năm 1932. Do Nguyễn XuânMai làm giám đốc, Phạm Hữu Ninh ( một nghị viện, nhà tư sản) là quản lý. Đây làmột tờ báo hiền lành, vô thưởng vô phạt, nhạt nhẽo nên các bạn thân bàn nhau ramột tờ báo trào phúng, lấy tên là Cười. Đây là một loại làm ăn ế ẩm, ít người đọccó nguy cơ phải đóng cửa. Trong lúc đó nhóm của Nguyễn Trường Tam tập hợphình báo chưa xuất hiện ở nước ta. Anh đứng tên xin phép Toàn quyền nhưng đợimãi chẳng thấy nghị định phê chuẩn. Báo Cười mà nhóm của Nguyễn Trường Tamlà báo trào phúng, đả kính, móc máy chế diễu vô vàn chuyện đáng cười trong xãhội thì không biết hậu quả sẽ ra sao? Đoán chừng đơn không được chấp nhận nênnhóm của Nguyễn Trương Tam yêu cầu chủ báo Phong Hóa cho thuê bao, đứng tênhai giám đốc là Nguyễn Xuâm Mai và Nguyễn Trường Tam. Như vậy, từ số 11,ngày 25 tháng 8 năm 1932, báo Phong hóa chuyển cả nội dung lẫn hình thức,chuyển thành một tờ báo văn học, xã hội, trào phúng. Khổ báo mở rộng từ 24,5 x32,3 cm thành 45,5 x 61,0 cm, ra ngày thứ ba hàng tuần chuyển sang thứ 6 hàngtuần. Bạn đọc ngày càng đông, con số in lên hàng vạn bản. Người biên tập càngsay mê làm việc, tìm mọi cách để xoay sở và nuôi sống tờ báo. Họ đã tổ chức ra Tựlực văn đoàn, có nhà xuất bản Đời Nay, in thành sách những truyện đã đăng nhiềukì trên báo, kinh doanh nuôi lẫn nhau. Phong hóa bị một số viên quan lại có quyền thế sống luồn cúi, quen xu nịnh quantrên, hách dich và ức hiếp dân, gây áp lực và làm cho nhà cầm quyền ra nghị địnhcấm xuất bản 3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1935.( Trên báo Phong Hóa,Hoàng Đạo lấy bút hiệu là Tứ Ly, chuyên viết những bài đả kích và châm biếmgiới quan lại và bài trừ hủ tục trong xã hội Việt Nam. Năm 1936, tờ Phong Hóa bịđóng cửa vì ông viết bài động chạm đến Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu Đoán trước kiểu báo này khó sống lâu. Vì tuy không đương đầu với chính quyềnthực dân nhưng làm cho một số quan lai rất khó chịu. Nhóm Phong Hóa đã tính đếnmột tờ báo dự phòng thay thế. Năm 1934 Nguyễn Tường Cẩm đứng tên xin phép rabáo Ngày Nay và được chấp nhận. Báo Ngày nay ra đời là một bước tính xa củaPhong Hóa. II, Tiến trình phát triển: Khi mới ra đời Báo Ngày Nay xuất bản 10 ngày một kỳ, về sau ra hàng tuần. Tiếntrình phát triển của báo Ngày Nay có thể chia thành 3 thời kỳ. Thời kỳ từ số đầu đến tháng 6 năm 1936 Thời kỳ từ tháng 7 năm 1936 đến tháng 8 năm 1939 Thời kỳ từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 9 năm 1940 1. Thời kỳ từ số đầu đến tháng 6 năm 1936 a, Tình hình xã hội tác động vào quá trình phát triển của báo Ngày Naytrong giai đoạn đầu. Công cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân pháp tác động vào nền kinh tếnước ta, tạo điều kiện khách quan cho sự thay đổi cơ cấu giai cấp xã hội. Xã hộinước ta phân hóa thành nhiều giai cấp: Giai cấp tư sản ( phân hóa thành tư sản dântộc và tư sản mại bản), giai cấp tiểu tư sản, giai cấp địa chủ quý tộc phong kiến,giai cấp nông dân và giai cấp nông dân. Mỗi giai cấp chịu sự áp bức bóc lột củathực dân Pháp khác nhau. Tư tưởng và biện pháp đấu tranh chống thực dân Phápcũng khác nhau. Riêng giai cấp tư sản mại bản thì quyền lợi phụ thuộc vào Pháp,nên làm tay sai cho Pháp. Giai cấp tư sản nước ta ít về lực lượng, yếu về kinh tế, bị thực dân Pháp chèn éphạn chế sự phát triển. Thực dân Pháp cho tư sản Hà Nội một vài quyền lợi có tínhhình thức hơn là tính thực tế như cho họ tham gia Hội đồng thành phố và Hộiđồng tư vấn Bắc Kỳ.Họ được cử vào những vai trò tưởng như chủ chốt, quantrọng nhưng chỉ là công cụ thực hiện ý đồ của thực dân Pháp. Họ được cho phép rađời một số tờ báo nhưng nội dung do thực dân Pháp quản lý. Những tàn dư của tư tưởng, đạo đức, chính trị được thực dân Pháp lợi dụng khôngchỉ đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, mà còn kiềm chế xuhướng tư sản, tiểu tư sản, nên họ cho ra một số tờ báo để tuyên truyền choPháp,tuyên truyền công khai hóa và chính sách bảo hộ cảu quốc mẫu. Từ đầu những năm 20 của thế kỷ 20 phong trào đấu tranh chống Pháp ở nước taphát triển mạnh mẽ. Báo Thanh Niên, báo Búa Liềm, báo Lao Động. Đảng Cộngsản Việt Nam ra đời dẫn dắt phong trào cách mạng path triển. Trước sự phát triển của phong trào cách mạng. Chính sách của thực dân Pháp cósự kìm kẹp chặt chẽ với Báo chí. Những con mắt soi mói của giới cầm quyền đãhạn chế sự phát triển cúa những tờ báo do tư sản Việt Nam lập ra. Báo Ngày Naycũng không phải ngoại lệ. b, Sự phát triển của báo Ngày nay trong giai đoạn đầu. Ngay từ đầu những người chủ trương báo ngày nay đã tích lũy ...