![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Lịch sử và sự phản ánh lịch sử trong hội họa Việt Nam hiện đại
Số trang: 19
Loại file: pdf
Dung lượng: 368.52 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong lịch sử hội họa thế giới, tranh vẽ về đề tài lịch sử còn được gọi là tranh lịch sử, từng xếp ở vị trí cao nhất trong các thể loại. Song, kể từ thế kỷ thứ XIX thể loại tranh này ngày càng xuất hiện ít hơn và thậm chí trong “ngôi đền” của nghệ thuật hiện đại tranh lịch sử đã bị loại trừ. Paul Barlow khi nghiên cứu về
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử và sự phản ánh lịch sử trong hội họa Việt Nam hiện đại Lịch sử và sự phản ánh lịch sử trong hội họa Việt Nam hiện đại Trong lịch sử hội họa thế giới, tranh vẽ về đề tài lịch sử còn được gọi là tranh lịch sử, từng xếp ở vị trí cao nhất trong các thể loại. Song, kể từ thế kỷ thứ XIX thể loại tranh này ngày càng xuất hiện ít hơn và thậm chí trong “ngôi đền” của nghệ thuật hiện đại tranh lịch sử đã bị loại trừ. Paul Barlow khi nghiên cứu về Cái chết của tranh lịch sử ở thế kỷ XIX1 đã nhận định rằng, nghệ thuật hiện đại được xây dựng trên sự từ chối tranh lịch sử. Ở Việt Nam, có những giai đoạn đề tài lịch sử thu hút một số nghệ sĩ sáng tác và đạt được những thành công nhất định về việc phản ánh và ghi lại những dấu ấn của lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, kể từ năm 1986, trong bối cảnh sáng tác của các nghệ sĩ trẻ hướng đến những hình thức nghệ thuật mới như Video Art, Installation Art, Performance Art, Sound Art, Multimedia Art và đề tài chủ yếu tập trung đến các vấn đề xã hội đương đại đã dẫn đến sự suy giảm những sáng tác hội họa về đề tài lịch sử. Tuy nhiên, xét ở góc độ nội dung tư tưởng, có thể khẳng định rằng, “Lịch sử” vẫn luôn là một đề tài lớn và quan trọng trong sáng tác nghệ thuật ở mọi thời đại. Với ý nghĩa đó, bài viết này trình bày ba vấn đề, đó là: sáng tác hội họa về đề tài lịch sử và những khái niệm liên quan, lịch sử với hội họa Việt Nam hiện đại, vai trò của nghệ sĩ trong việc biểu hiện giá trị nhân văn về lịch sử. Sáng tác hội họa về đề tài lịch sử và những khái niệm liên quan Sáng tác hội họa về đề tài lịch sử được xác định bởi đề tài chứ không phải phong cách hay chất liệu tạo hình. Về mặt thuật ngữ, trong tiếng Anh, thuật ngữ “History painting” được ghép lại bởi hai từ là “History” và “Painting”, có nghĩa tranh lịch sử. Xét về nguồn gốc, “History” (Lịch sử) trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ “iστορία” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “Yêu cầu thông tin”, “kiến thức thu được qua điều tra”, là thuật ngữ chung liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như sự phát hiện, thu thập, tổ chức và trình bày thông tin về các sự kiện. Khái niệm “Lịch sử” hàm nghĩa chỉ những biến cố, sự kiện đã qua của nhân loại cố định trong không gian và thời gian, là những sự kiện tuyệt đối và khách quan. Do đấy, có người cho rằng, tranh lịch sử là thể loại tranh ghi chép lại lịch sử, thể hiện trung thực về nhân vật, sự kiện, cảnh tượng của lịch sử. Tuy nhiên, hội họa lại không phải là sử học mà có những yêu cầu riêng liên quan chặt chẽ đến hiệu quả thị giác như bóng tối và ánh sáng, xa và gần, khoảng cách và ngưng nghỉ, chất và màu… Sự trung thực với các sự kiện, chi tiết lịch sử có thể sẽ làm người họa sĩ phải hy sinh những yếu tố tạo hình, và như vậy có thể tranh sẽ trung thực với lịch sử nhưng lại thiếu mất đi một trong những điều cốt yếu của sáng tác nghệ thuật là sự hư cấu, sáng tạo, và cảm xúc thẩm mỹ. Do đấy, nhà phê bình nghệ thuật Pháp Andrre Felibien có lý khi viết: “Nếu tôi muốn biết lịch sử, không phải tôi sẽ tham khảo một họa sĩ, anh ta chỉ là một sử gia tình cờ; nhưng tôi phải đọc sách sử đề cập vấn đề có chủ định, mà nhiệm vụ chủ yếu không chỉ là kể lại sự kiện mà còn kể lại một cách trung thực.”2 Nói cho đúng, chép sử không phải là mục đích chính của hội họa. Song, thực tế nghiên cứu và sáng tác cho thấy, nhiều khi để chỉ tác phẩm hội họa về đề tài lịch sử người ta vẫn dùng thuật ngữ “Tranh lịch sử”3 và một số trường hợp tác phẩm hội họa được xem như một cứ liệu để tham chiếu, tra cứu về trang phục, nhân vật, sự kiện trong lịch sử qua những nghiên cứu tìm tòi của nghệ sĩ về nhân vật, cảnh tượng và sự kiện lịch sử. Ngoài ra, liên quan đến lịch sử cũng cần kể đến những sáng tác hội họa không thuộc đề tài lịch sử mà là những tác phẩm hội họa hiện thực vẽ về con người và xã hội đương thời song do sự phản ánh chân thực mà có yếu tố “sử” và được như tư liệu sử bằng hình ảnh. Thời Phục Hưng. Leon Battista Alberti xếp tranh lịch sử chiếm vị trí danh giá nhất. Theo ông, công việc thực hiện một bức tranh lịch sử rất khó khăn bởi nó đòi hỏi người vẽ phải nghiên cứu, có kiến thức sâu rộng về đề tài và những kỹ năng nghề nghiệp để xây dựng bố cục, nhân vật, kết cấu, sự kiện… Thế kỷ XVII, Andre Felibien hệ thống sắp xếp thứ hạng các thể loại tranh theo đề tài như sau: thứ nhất, tranh lịch sử; thứ hai, tranh chân dung; thứ ba, tranh sinh hoạt; thứ tư, tranh phong cảnh và thứ năm là tranh tĩnh vật. Trong đó, tranh lịch sử ở vị trí đầu tiên. Trong nhiều thế kỷ, sáng tác hội họa về đề tài lịch sử từng là thể loại uy tín, đầy tham vọng nghệ thuật, chiếm vị trí trang trọng trong các salon và học viện nghệ thuật của châu Âu. Thậm chí, Viện Hàn lâm Pháp còn đưa ra những qui định nghiêm ngặt đối với thể loại tranh vẽ đề tài lịch sử đến mức người họa sĩ dường như không còn chút tự do sáng tạo nào. Sự suy giảm của tranh lịch sử vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX đã đặt ra ý tưởng về sự kết thúc của thể loại tranh này. N ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử và sự phản ánh lịch sử trong hội họa Việt Nam hiện đại Lịch sử và sự phản ánh lịch sử trong hội họa Việt Nam hiện đại Trong lịch sử hội họa thế giới, tranh vẽ về đề tài lịch sử còn được gọi là tranh lịch sử, từng xếp ở vị trí cao nhất trong các thể loại. Song, kể từ thế kỷ thứ XIX thể loại tranh này ngày càng xuất hiện ít hơn và thậm chí trong “ngôi đền” của nghệ thuật hiện đại tranh lịch sử đã bị loại trừ. Paul Barlow khi nghiên cứu về Cái chết của tranh lịch sử ở thế kỷ XIX1 đã nhận định rằng, nghệ thuật hiện đại được xây dựng trên sự từ chối tranh lịch sử. Ở Việt Nam, có những giai đoạn đề tài lịch sử thu hút một số nghệ sĩ sáng tác và đạt được những thành công nhất định về việc phản ánh và ghi lại những dấu ấn của lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, kể từ năm 1986, trong bối cảnh sáng tác của các nghệ sĩ trẻ hướng đến những hình thức nghệ thuật mới như Video Art, Installation Art, Performance Art, Sound Art, Multimedia Art và đề tài chủ yếu tập trung đến các vấn đề xã hội đương đại đã dẫn đến sự suy giảm những sáng tác hội họa về đề tài lịch sử. Tuy nhiên, xét ở góc độ nội dung tư tưởng, có thể khẳng định rằng, “Lịch sử” vẫn luôn là một đề tài lớn và quan trọng trong sáng tác nghệ thuật ở mọi thời đại. Với ý nghĩa đó, bài viết này trình bày ba vấn đề, đó là: sáng tác hội họa về đề tài lịch sử và những khái niệm liên quan, lịch sử với hội họa Việt Nam hiện đại, vai trò của nghệ sĩ trong việc biểu hiện giá trị nhân văn về lịch sử. Sáng tác hội họa về đề tài lịch sử và những khái niệm liên quan Sáng tác hội họa về đề tài lịch sử được xác định bởi đề tài chứ không phải phong cách hay chất liệu tạo hình. Về mặt thuật ngữ, trong tiếng Anh, thuật ngữ “History painting” được ghép lại bởi hai từ là “History” và “Painting”, có nghĩa tranh lịch sử. Xét về nguồn gốc, “History” (Lịch sử) trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ “iστορία” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “Yêu cầu thông tin”, “kiến thức thu được qua điều tra”, là thuật ngữ chung liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như sự phát hiện, thu thập, tổ chức và trình bày thông tin về các sự kiện. Khái niệm “Lịch sử” hàm nghĩa chỉ những biến cố, sự kiện đã qua của nhân loại cố định trong không gian và thời gian, là những sự kiện tuyệt đối và khách quan. Do đấy, có người cho rằng, tranh lịch sử là thể loại tranh ghi chép lại lịch sử, thể hiện trung thực về nhân vật, sự kiện, cảnh tượng của lịch sử. Tuy nhiên, hội họa lại không phải là sử học mà có những yêu cầu riêng liên quan chặt chẽ đến hiệu quả thị giác như bóng tối và ánh sáng, xa và gần, khoảng cách và ngưng nghỉ, chất và màu… Sự trung thực với các sự kiện, chi tiết lịch sử có thể sẽ làm người họa sĩ phải hy sinh những yếu tố tạo hình, và như vậy có thể tranh sẽ trung thực với lịch sử nhưng lại thiếu mất đi một trong những điều cốt yếu của sáng tác nghệ thuật là sự hư cấu, sáng tạo, và cảm xúc thẩm mỹ. Do đấy, nhà phê bình nghệ thuật Pháp Andrre Felibien có lý khi viết: “Nếu tôi muốn biết lịch sử, không phải tôi sẽ tham khảo một họa sĩ, anh ta chỉ là một sử gia tình cờ; nhưng tôi phải đọc sách sử đề cập vấn đề có chủ định, mà nhiệm vụ chủ yếu không chỉ là kể lại sự kiện mà còn kể lại một cách trung thực.”2 Nói cho đúng, chép sử không phải là mục đích chính của hội họa. Song, thực tế nghiên cứu và sáng tác cho thấy, nhiều khi để chỉ tác phẩm hội họa về đề tài lịch sử người ta vẫn dùng thuật ngữ “Tranh lịch sử”3 và một số trường hợp tác phẩm hội họa được xem như một cứ liệu để tham chiếu, tra cứu về trang phục, nhân vật, sự kiện trong lịch sử qua những nghiên cứu tìm tòi của nghệ sĩ về nhân vật, cảnh tượng và sự kiện lịch sử. Ngoài ra, liên quan đến lịch sử cũng cần kể đến những sáng tác hội họa không thuộc đề tài lịch sử mà là những tác phẩm hội họa hiện thực vẽ về con người và xã hội đương thời song do sự phản ánh chân thực mà có yếu tố “sử” và được như tư liệu sử bằng hình ảnh. Thời Phục Hưng. Leon Battista Alberti xếp tranh lịch sử chiếm vị trí danh giá nhất. Theo ông, công việc thực hiện một bức tranh lịch sử rất khó khăn bởi nó đòi hỏi người vẽ phải nghiên cứu, có kiến thức sâu rộng về đề tài và những kỹ năng nghề nghiệp để xây dựng bố cục, nhân vật, kết cấu, sự kiện… Thế kỷ XVII, Andre Felibien hệ thống sắp xếp thứ hạng các thể loại tranh theo đề tài như sau: thứ nhất, tranh lịch sử; thứ hai, tranh chân dung; thứ ba, tranh sinh hoạt; thứ tư, tranh phong cảnh và thứ năm là tranh tĩnh vật. Trong đó, tranh lịch sử ở vị trí đầu tiên. Trong nhiều thế kỷ, sáng tác hội họa về đề tài lịch sử từng là thể loại uy tín, đầy tham vọng nghệ thuật, chiếm vị trí trang trọng trong các salon và học viện nghệ thuật của châu Âu. Thậm chí, Viện Hàn lâm Pháp còn đưa ra những qui định nghiêm ngặt đối với thể loại tranh vẽ đề tài lịch sử đến mức người họa sĩ dường như không còn chút tự do sáng tạo nào. Sự suy giảm của tranh lịch sử vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX đã đặt ra ý tưởng về sự kết thúc của thể loại tranh này. N ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
mỹ thuật cổ đại mỹ thuật thế giới lịch sử mỹ thuât tranh dân gian việt nam tranh sơn dầuTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật (Ngành: Hội họa) - Trường Cao đẳng Lào Cai
77 trang 75 2 0 -
108 trang 54 0 0
-
Mỹ thuật hội họa thế giới- Từ điển: Phần 1
237 trang 51 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
11 trang 44 0 0
-
5 trang 44 0 0
-
Tìm hiểu về Tranh dân gian Việt Nam: Phần 2
14 trang 43 0 0 -
278 trang 42 1 0
-
Tìm hiểu về Tranh dân gian Việt Nam: Phần 1
12 trang 42 0 0 -
Giáo trình mô đun Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật
207 trang 40 0 0 -
tranh dân gian Đông hồ: phần 2 - chu quang trứ
12 trang 40 0 0 -
tranh dân gian Đông hồ: phần 1 - chu quang trứ
11 trang 38 0 0 -
13 trang 35 0 0
-
27 trang 35 0 0
-
Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật thế giới
44 trang 35 0 0 -
NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA SƠN MÀI ỨNG DỤNG BÌNH DƯƠNG
12 trang 34 0 0 -
Những tay tổ của điêu khắc đồ vật (phần 2)
12 trang 34 0 0 -
Chuyên đề Nghiên cứu mỹ thuật 2007: Phần 1
245 trang 34 0 0 -
108 trang 33 0 0
-
CẢM NHẬN LỊCH SỬ TỪ ĐIÊU KHẮC MỸ THUẬT ĐỀN ĐINH LÊ
8 trang 33 0 0