Công việc ở công ty quá bận rộn. Ngay khi tuyển vào làm, sếp đã ra điều kiện trong hợp đồng: sau 2 năm mới được sinh con. Vậy mà bạn lại lỡ “dính”. Nên “khai” với sếp thế nào đây? 1. Trước tiên nên nói cho người đồng nghiệp mà bạn tin tưởng nhất để xin lời khuyên. Cân nhắ xem đối với bạn, chồng con gia đình hay sự nghiệp quan trọng hơn. Hãy nhờ người đồng nghiệp này nói đỡ hộ bạn nếu sếp quá cáu giận.
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lỡ có bầu, “khai” với sếp sao đây?
Lỡ có bầu, “khai” với sếp
sao đây?
Ảnh: Corbis
Công việc ở công ty quá bận rộn. Ngay khi tuyển vào làm,
sếp đã ra điều kiện trong hợp đồng: sau 2 năm mới được
sinh con. Vậy mà bạn lại lỡ “dính”. Nên “khai” với sếp thế
nào đây?
1. Trước tiên nên nói cho người đồng nghiệp mà bạn tin tưởng
nhất để xin lời khuyên. Cân nhắ xem đối với bạn, chồng con gia
đình hay sự nghiệp quan trọng hơn. Hãy nhờ người đồng nghiệp
này nói đỡ hộ bạn nếu sếp quá cáu giận.
2. Tâm sự với “tiền bối” trong công ty, người trước đây đã có
baby “sai luật” để hỏi thăm về thái độ của sếp cũng như cách
giải quyết vấn đề. Sếp có cáu lắm không hay chỉ phiền lòng đôi
chút? Liệu sếp có phản ứng mạnh đến mức bắt mình bồi thường
vì đã phá hợp đồng không? Liệu sếp có tuyển người khác thay
mình không?
3. Lường trước các câu hỏi của sếp, đồng thời sắp xếp sẵn một
kế hoạch làm việc hợp lý, thuận tiện cho việc chửa đẻ nhưng vẫn
không ảnh hưởng đến công việc. Tìm sẵn lý lẽ để thuyết phục
sếp, khẳng định “sự cố” này không ảnh hưởng đến năng suất
làm việc của bạn. Đường cùng mà sếp vẫn cáu, có thể đưa ra l ý
do gia đình để tìm sự cảm thông ở sếp.
Hứa với sếp là sẽ tìm người thay thế khi nghỉ đẻ.
4. Chọn thời điểm thích hợp nhất để “tấu”, khi không khí làm
việc không quá căng thẳng, khi sếp đang vui vì một hợp đồng
mới, khi công ty vừa gặt hái thành công, hoặc khi bạn vừa làm
được một việc có ích cho công ty. Đừng nói muộn quá, sếp sẽ có
cảm giác bị lừa đấy.
5. Ở nhà, bạn có thể nhõng nhẽo với chồng, lười biếng làm việc
nhà, vòi vĩnh cái này cái kia nhưng ở cơ quan thì tuyệt đối
không nhé. Hãy cho sếp thấy tính kiên cường và tinh thần cố
gắng của bạn.
6. Nếu muốn, bạn có thể bàn bạc luôn với sếp về tương lai, sau
khi bạn hết cữ, công việc, vị trí của bạn sẽ thay đổi như thế nào.
Hãy khéo léo và chứng tỏ cho sếp thấy rằng bạn mới là người
làm công việc này tốt nhất chứ không phải ai khác.
7. Tránh hứa hẹn nhiều vì bạn biết đấy, chuyện chửa đẻ ai biết
thế nào mà lần. Suốt 9 tháng mang thai và suốt thời gian dài
nuôi con, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn thử thách, không có gì
đảm bảo bạn sẽ làm tốt công việc như hiện tại.
8. Nếu bạn đã thuyết phục được sếp, hãy đưa cho sếp lịch khám
thai định kỳ của bạn, xin phép sếp trước cho mỗi lần bạn vắng
mặt ở cơ quan để đến gặp bác sĩ.
Lỡ có bầu, 'khai' với sếp sao đây?
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 121.60 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghệ thuật sống tâm lý phụ nữ nghệ thuật làm vợ nghệ thuật làm mẹ bí quyết giữ hạnh phúc gia đình nghệ thuật làm chồngTài liệu có liên quan:
-
Terrarium - trồng cây sạch trong nhà
3 trang 298 0 0 -
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 273 0 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 245 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 237 0 0 -
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 235 0 0 -
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 232 0 0 -
Những điều cần phải biết trên hành trang đời người
5 trang 228 0 0 -
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp.
5 trang 213 0 0 -
14 nguyên tắc thành công (Phần 10)
7 trang 210 0 0 -
10 Doanh nghiệp ‘khủng' do phái đẹp đặt nền móng
9 trang 148 0 0