
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới? Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới? Hai nghiên cứu độc lập về tác dụng của psilocybin, thành phần tích cực trong loại nấm bí ẩn, cho thấy rằng trái với những gì các nhà khoa học mong đợi, chất này không làm tăng mà ngăn chặn các hoạt động ở những vùng não bị tác động bởi các thuốc chống trầm cảm. “Trạng thái ảo giác được cho là loại thuốc ‘mở mang trí óc’ nên mọi người cho rằng chúng có tác dụng làm tăng hoạt động não”, ông David Nutt từ trường Imperial College London cho biết. “Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là các nhà khoa học phát hiện thấy psilocybin khiến cho các hoạt động bị đ ình lại ở các vùng não có kết nối với các vùng khác dày đặc nhất”. Các nhà khoa học cho rằng những vùng ‘trung tâm’ não này đóng vai trò trong việc hạn chế hoạt động của não với thế giới bên ngoài và duy trì sự ổn định. Khi những vùng não này dừng hoạt động sẽ dẫn đến tình trạng não cảm nhận thế giới xung quanh một cách khác lạ. Trong nghiên cứu đầu tiên đăng trên tạp chí ‘Proceedings of the National Academy of Sciences’, 30 tình nguyện viên đã được tiêm psilocybin vào máu và chụp cộng hưởng từ (MRI) để theo dõi những thay đổi trong hoạt động của não. Kết quả theo dõi cho thấy hoạt động ở vùng não trung tâm suy giảm và nhiều tình nguyện viên cho biết họ cảm thấy răng như lỏng ra và cơ thể tự thay đổi. Nghiên cứu thứ hai, được công bố trên tạp chí ‘British Journal of Psychiatry ‘ vào ngày 26/1/2012, có 10 người tình nguyện tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy psilocybin làm tăng khả năng hồi tưởng của mỗi người. Ông Robin Carhart Harris từ Khoa Y trường Imperial, người tham gia cả hai nghiên cứu trên, nhận định kết quả cho thấy psilocybin có thể có tác dụng nh ư một thành phần bổ sung trong liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, ông lưu ý nghiên cứu còn rất mới mẻ và số người tham gia không nhiều. “Chúng tôi không nói rằng hãy ăn loại nấm bí ẩn”, ông Nutt nói. “Tuy nhiên, loại thuốc này có tác động cơ bản tới não và có ý nghĩa lớn trong việc giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của não. Như vậy, chúng ta nên nghiên cứu và tận dụng nếu nó có tác dụng điều trị bệnh”. Tác động cơ bản Các vùng chính trong não đã được xác định – gồm vùng vỏ não trước trán ở giữa (mPFC) và vùng vỏ não vành phía sau (PCC) – là chủ đề tranh cãi chính của các nhà khoa học thần kinh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng PCC đóng vai trò trong ý thức và đặc trưng cá nhân. Còn mPFC được biết là hoạt động rất mạnh trong các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các phương pháp điều trị khác đối với bệnh trầm cảm bao gồ m các loại thuốc như Prozac cũng như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và kích thích não sâu cũng làm giảm hoạt động ở mPFC. Theo ông Carhart-Harris, tác động của psilocybin ở vùng não này có thể hữu ích và có tác động chống trầm cảm lâu dài. Các nghiên cứu cũng cho thấy psilocybin làm chậm dòng chảy của máu trong vùng dưới đồi – một vùng trong não nơi máu thường chảy nhanh hơn ở những người bị bệnh đau đầu từng cơn. Điều này có thể lý giải tại sao một số người đau đầu từng cơn cho biết triệu chứng thường nhẹ đi sau khi uống thuốc tạo ảo giác. Đây là hai trong số ít nghiên cứu về các thuốc tạo ảo giác từ thập kỷ 1960–1970. Kết quả hứa hẹn phục hồi một lĩnh vực nghiên cứu đầy tiềm năng: nghiên cứu thuốc thay đổi trí não – loại mà các chuyên gia cho rằng có thể giúp cải thiện và duy trì tâm trạng cũng như giảm lo lắng. Một số nhà khoa học khác cũng cho rằng cần thận trọng trong ứng dụng nghiên cứu. Theo ông Nick Craddock, giáo sư tâm thần học từ Đại học Cardiff, những phát hiện này rất thú vị từ góc độ nghiên cứu. Tuy nhiên cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu trước khi các bác sĩ tâm thần có thể khẳng định psilocybin là loại thuốc an toàn, hiệu quả và được chấp nhận là thành phần bổ sung cho liệu pháp tâm lý ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Một số bệnh thường gặp ở người phương pháp điều trị bệnh cách phòng và trị bệnh bí quyết chăm sóc sức khỏe bệnh thường gặp bệnh trầm cảmTài liệu có liên quan:
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 183 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 90 1 0 -
4 trang 84 0 0
-
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Trầm cảm
17 trang 82 0 0 -
Mức độ và biểu hiện stress của sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
8 trang 79 0 0 -
2 trang 72 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 58 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 52 0 0 -
Nghiên cứu Tỳ vị luận (Quyển hạ)
226 trang 46 1 0 -
Có nên thường xuyên tắm cho trẻ bằng xà phòng?
3 trang 41 0 0 -
CỐ TINH HOÀN (Y phương tập giải)
3 trang 40 0 0 -
Hội chứng văn phòng thường gặp của dân công sở
4 trang 39 0 0 -
10 trang 39 0 0
-
Ebook Phương pháp phòng, trị bệnh trầm cảm: Phần 2
226 trang 38 0 0 -
Xoa bóp bấm huyệt phòng trị nhịp tim nhanh
4 trang 37 0 0 -
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH CỦA U THẬN Ở TRẺ EM
34 trang 36 0 0 -
Thuốc nhuận tràng và cách dùng
4 trang 36 0 0