
Lợi ích thiết thực của thói quen rửa tay sạch sẽ cho trẻ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lợi ích thiết thực của thói quen rửa tay sạch sẽ cho trẻ Lợi ích thiết thực của thói quen rửa tay sạch sẽ cho trẻBàn tay không sạch sẽ là nguy cơ của các ổ bệnh, cụ thể cứ mỗi 1cm2 trên bàn tay“không sạch” có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và rất nhiều tác nhân gây bệnh khác.Vì vậy nếu phụ huynh không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻthường xuyên bị mắc bệnh là điều khó tránh.Theo thống kê của tổ chức UNICEF, tại Việt nam chỉ có 12% số người dân có thóiquen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, và chỉ có 16% rửa tay bằngxà phòng sau khi đi nhà vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân khiến người dân, đặcbiệt là trẻ em dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và tiêu hóa nhưtiêu chảy, tả, lỵ, nhiễm giun sán, nhiễm cúm… đặc biệt là bệnh tay chân miệngđang gây nhiều lo lắng và hoang mang cho các bậc làm cha, mẹ.Bàn tay không sạch sẽ là nguy cơ của các ổ bệnh, cụ thể cứ mỗi 1cm2 trên bàn tay“không sạch” có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và rất nhiều tác nhân gây bệnh khác.Một thực tế đáng báo động là có tới 74% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi không rửatay sạch bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú.Rửa tay sạch sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho trẻ.Lợi ích thiết thực của thói quen rửa tay sạch sẽTrong thời gian qua, rất nhiều căn bệnh nguy hiểm vẫn chưa có vắc-xin phòngbệnh, do đó việc tạo thói quen rửa tay sạch sẽ đúng cách được xem là việc làm cầnthiết của tất cả mọi người. Trong đó, trẻ nhỏ được xem là đối tượng nguy cơ caobởi hệ miễn dịch của trẻ còn rất non yếu nên dễ bị vi khuẩn và các tác nhân gâybệnh khác tấn công. Nhận thức đúng đắn về việc giữ sạch đôi tay của trẻ là điềuthiết thực nhất vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ trong tương lai.Theo nhiều báo cáo về kiểm soát nhiễm khuẩn trong và ngoài nước các bệnhtruyền nhiễm đã và đang diễn ra trong cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừađược bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, trong đó có việc rửa tay sạch sẽ đúngcách bằng xà phòng với nước sạch.Kết quả nghiên cứu cho thấy với một thói quen “rất đời thường” là rửa tay thườngxuyên sạch sẽ đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêuchảy, chính là nguyên nhân gây tử vong cho hàng triệu người mỗi năm trên toànthế giới. Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%,giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp từ 19 – 45% và phòngngừa rất hiệu quả căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em.Các nghiên cứu gần đây cho thấy, bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệumầm bệnh. Ngày 12/10/2007, Vụ Điều trị Bộ Y tế đã ban hành công văn số7517/BYT-ĐTr hướng dẫn về Quy trình rửa tay thường quy.Thời điểm cần thiết rửa sạch đôi bàn tay cho trẻ Trẻ cần được phụ huynh nhắc nhở rửa tay sạch sẽ vào 5 thời điểm quan trọng sau đây: Sau khi trẻ sử dụng nhà vệ sinh. Sau khi trẻ chơi đùa, nghịch ngợm trên đất, cát. Sau khi trẻ tiếp xúc với bất kỳ đối tượng nào nghi ngờ đang bị nhiễm bệnh. Sau khi trẻ ho, hắt hơi hoặc sổ mũi làm dính các chất dịch tiết trên đôi bàn tay. Trước khi vào bữa ăn.Rửa tay sạch sẽ đúng cáchQuy trình rửa tay thường quy đã được Bộ Y tế khuyến cáo áp dụng, gồm 6 bước cơbản sau đây:Bước 1:làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vàonhau.Bước 2: chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia vàngượclại.Bước 3: chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.Bước 4: chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.Bước 5: dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.Bước 6: xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch taydưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.Chú ý: mỗi bước “chà” 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
rửa tay sạch sẽ cho trẻ sức khỏe trẻ em kiến thức y học mẹ và bé chăm sóc trẻ em trẻ sơ sinhTài liệu có liên quan:
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
4 trang 148 0 0
-
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 132 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 122 0 0 -
4 trang 122 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 118 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 88 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh vàng da tăng Bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc bệnh nhi
39 trang 58 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
Công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em: Phần 2
89 trang 53 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 52 0 0 -
Đồ chơi giúp trẻ phát triển thế nào?
3 trang 49 0 0 -
Cách nuôi dạy khả năng trí tuệ của trẻ
0 trang 48 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 48 0 0 -
Khi nào nên tập cho bé đánh răng
3 trang 48 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 46 0 0