Danh mục tài liệu

Lòng Cha

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.27 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

TAGORE RABINDRANATH hay Thakur (1861-1941). Nhà thơ, nhà văn, triết gia, nhà giáo dục, nhạc sĩ, hoạ sĩ, đạo diễn, nhà văn xứ Bengal. Giải thưởng Nobel năm 1913. Sinh và mất tại Calcutta. Xuất thân địa chủ giàu có. Lớn lên trong một gia đình theo đạo Bà-la-môn có văn hoá, thích nghệ thuật và ưa cải cách xã hội. Tagore sớm say mê văn hoá cổ. Sau khi học ở nhà trường một cách thất thường và du học ở Anh một thời gian ngắn, và quản lý một số đồn điền của cha mẹ, do đó biết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lòng Chavietmessenger.com Rabindranath Tagore Lòng Cha Trí Hải chuyển ngữTiểu sử : TAGORE RABINDRANATH hay Thakur (1861-1941). Nhà thơ, nhà văn, triết gia,nhà giáo dục, nhạc sĩ, hoạ sĩ, đạo diễn, nhà văn xứ Bengal. Giải thưởng Nobel năm 1913.Sinh và mất tại Calcutta.Xuất thân địa chủ giàu có. Lớn lên trong một gia đình theo đạo Bà-la-môn có văn hoá, thíchnghệ thuật và ưa cải cách xã hội. Tagore sớm say mê văn hoá cổ. Sau khi học ở nhà trườngmột cách thất thường và du học ở Anh một thời gian ngắn, và quản lý một số đồn điền củacha mẹ, do đó biết rõ đời sống thiếu thốn của nhân dân. Tập thơ đầu xuất bản năm 29 tuổi.Sau đó viết đủ thể loại. Mở trường Santiniketan (nơi ở thanh bình), năm 1921, trường này trởthành một trường đại học quốc tế để truyền bá và thực hiện những lý tưởng truyền thống củaẤn Độ, về văn hoá và đức độ. Tagore luôn luôn chú ý đến những vấn đề chính trị và xã hội,tham gia hoạt động chống chủ nghĩa thực dân và chống sự bóc lột, đặc biệt đối với nông dân.Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Tagore đi nhiều nước trên thế giới (phương Tây, Mỹ,Đông Á, có qua Sàigòn) để truyền bá lý tưởng hoà bình và hoà hợp giữa các dân tộc. Năm1930, thăm Liên Xô : tập Thư Từ Nước Nga (Rashijar T****hi, 1930) phản ánh sự phấn khởicủa Tagore khi thấy nhiều lý tưởng của mình được thực hiện ở đây, do đó có thêm sứcmạnh để đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phát xit.Mấy tháng trước khi chết, Tagore lên án chủ nghĩa đế quốc trong tập luận văn Cuộc KhủngHoảng của Nền Văn Minh (Sabhjatar Sankat, 1941). Tagore là nhà văn viết bằng tiếngBengali lớn nhất, và có ảnh hưởng lớn nhất đối với văn học Ấn Độ và Bengladesh. Nhiều tácphẩm viết thẳng tiếng Anh, nhưng đa số viết bằng tiếng Bengali, rồi tự dịch hoặc người khácdịch sang tiếng Anh. Tagore để lại 1000 bài thơ, 24 vở kịch, 8 tiểu thuyết, 8 tập truyện ngắn,trên 2000 bài hát, rất nhiều tiểu luận.Tác phẩm chính : GORA (1910) - ( tiểu thuyết mô tả những mâu thuẫn trong nội bộ gia đìnhtư sản ở Calcutta, các khuynh hướng tôn giáo truyền thống, thân Anh…) và cuộc đấu tranhchống chủ nghĩa thực dân. Hoàng hôn của thế kỷ (Shatabdir Surdsha, 1899) - tập thơ vềbản chất dã man của chủ nghĩa đế quốc. Khi tinh thần ta được giải phóng (DshedinTshaitanja Mor, 1937) - thơ lên án bọn phát xít trong nội chiến Tây-Ban-Nha. Thơ trữ tìnhcủa Tagore diễn tả sự thông cảm thần bí với thiên nhiên và những cảm xúc đơn giản. Tiểuthuyết mang ý thức xã hội sâu sắc. Luận văn có tư tưởng rõ ràng, minh bạch. Tagore có tàisử dụng châm biếm. Nội dung sáng tác mang tính chất nhân đạo, yêu nước, có tính quốc tế.Tagore tin vào tiến bộ của con người. Tagore đại diện cho văn học tư sản tiếng Bengali hiệnđại tiến bộ. Thi phẩm hay nhất là tập Ca dâng lên (Gitanjali, 1910) gồm 103 bài. °°°Mini, bé gái năm tuổi của tôi, có lẽ không sống được nếu không nói ba hoa suốt ngày. Tôinghĩ suốt đời cô bé đã không phí một phút giây nào im lặng. Mẹ nó thường không hài lòngvề điều ấy, và thường ngăn cô lại, nhưng tôi thì không. Với Mini, im lặng là chuyện bấtthường, và tôi không thể chịu đựng lâu. Bởi thế, câu chuyện giữa tôi và cô bé luôn luôn sinhđộng. Chẳng hạn một buổi sáng, khi tôi đang viết dở một chương tiểu thuyết thì cô bé lẻnvào, cầm lấy tay tôi mà nói :- Cha ! Lão bộc gọi con con chó là con muông. Lão không biết gì cả, phải không cha ?Tôi chưa kịp giảng giải, thì cô bé đã chuyển sang một vấn đề khác.- Cha nghĩ sao, cha ? Bộc nói có con voi trong những đám mây, vòi nó phun nước, và thế làtrời mưa. Có phải vậy không cha ?Trong khi tôi đang tìm cách trả lời câu này, bé đã hỏi một câu khác :- Cha ! Mẹ và cha bà con ra sao nhỉ ?Tôi cố lập nghiêm bảo :- Ra chơi với Bộc đi, Mini. Cha đang bận.Cửa sổ phòng tôi trông ra đường. Cô bé đã ngồi xuống dưới chân tôi, cạnh bàn viết và đangchơi một mình. Tôi đang suy nghĩ rất lung để viết. Bỗng cô bé Mini vùng chạy lại cửa và reolên :- Ông Cabul, ông Cabul !Và quả thế, ngoài đường dưới kia, một người đàn ông miền Cabul đang tiến bước. Y mặcbộ quần áo trông có vẻ nghèo nàn và dơ dáy, buộc một thắt lưng dài, lưng mang chiếc bị,tay cầm những hộp nho khô. Không biết cô bé nghĩ gì khi thấy người này, nhưng cô bắt đầugọi ông thật lớn. Ngay lúc ấy lão ta quay lại và nhìn lên cô bé.Cô bé thấy vậy thất kinh hồn vía, chạy bay đến nấp bên mẹ. Cô tin chắc thế nào trong chiếcbị mà lão đang mang cũng có hai ba đứa trẻ con như cô. Người hàng rong ấy đã vào đếncửa và mỉm cười chào tôi. Phản ứng đầu tiên của tôi là mua một món gì đó, vì Mini đã gọi yvào nhà. Tôi mua ít vật dụng, và chúng tôi khởi sự nói chút đỉnh chuyện chính trị. Khi sắp từgiã, bỗng hắn hỏi :- Còn cô bé đâu rồi, thưa ông ?Nghĩ rằng nên làm cho Mini hết sợ hão huyền, tôi cho đem cô bé ra. Cô đứng bên ghế tôi,nhìn chòng chọc vào người Cabul cùng chiế ...