Danh mục tài liệu

Lựa chọn đối sách nào để thúc đẩy tín dụng xuất khẩu bằng nguồn vốn của nhà nước tại Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.71 KB      Lượt xem: 136      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này giới thiệu khái quát về chính sách tín dụng xuất khẩu bằng nguồn vốn của Nhà nước, tình hình áp dụng chính sách đó tại một số nước, từ đó nêu quan điểm về sự lựa chọn thực thi chính sách này tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lựa chọn đối sách nào để thúc đẩy tín dụng xuất khẩu bằng nguồn vốn của nhà nước tại Việt Nam TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 LỰA CHỌN ĐỐI SÁCH NÀO ĐỂ THÚC ĐẨY TÍN DỤNG XUẤT KHẨU BẰNG NGUỒN VỐN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM Choosing what policy to support export credit by state-owned capital in Vietnam TS. Nguyễn Thị Hiền 1 Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh 1 hiennguyen0117@gmail.com Tóm tắt — Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới, cần gia tăng chất lượng hàng hóa, cải tiến hình thức mẫu mã, gia tăng hàm lượng công nghệ, tiện ích và mang lại hiệu quả cao cho người tiêu dùng. Tuy nhiên sự giúp đỡ của Nhà nước về khía cạnh tài chính tín dụng lại có vai trò rất quan trọng. Với góc nhìn đó, Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã và đang thực thi chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của họ nhằm thực hiện các mục tiêu cả về kinh tế và chính trị. Sự can thiệp đó với mức độ và quy mô nhiều hay ít, phạm vi bao quát rộng hay hẹp, tổng thể hay bộ phận tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tiềm lực tài chính và chính sách cụ thể trong từng giai đoạn của mỗi nước. Bài viết này giới thiệu khái quát về chính sách tín dụng xuất khẩu bằng nguồn vốn của Nhà nước, tình hình áp dụng chính sách đó tại một số nước, từ đó nêu quan điểm về sự lựa chọn thực thi chính sách này tại Việt Nam. Abstract — In order to export goods to the world market, it is necessary to improve the product qualityand packaging, to increase the content of technology and utility of product and to bringthe consumption effectivenessfor customers. However, the State-owned financial support is very important. With that perspective in mind, the government of many countries around the world have been enforcing the export credit policy of the State-owned to boost their export goods to implement both economic and political objectives. The level, size,range, all or part of the interventionthat depends on the competitiveness of the economy, financial potential and specific policies of each country. This article provides an overview of export credit policy with State-owned capital; the situation of applying that policy in some countries. Then, this article gives the point of view in choosing this policy in order to implement it in Vietnam. Từ khóa — Tín dụng xuất khẩu; chính sách tín dụng xuất khẩu; tổ chức tín dụng xuất khẩu, export credit policy; export credit agencies. 1. Tổng quan về chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự tương tác giữa các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu trở thành công cụ hỗ trợ tích cực nhất xét trên phương diện kinh tế thương mại và do đó việc đẩy mạnh xuất khẩu của các quốc gia được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, bên cạnh việc gia tăng chất lượng hàng hóa, làm cho hàng hóa phải phong phú hơn về hình thức mẫu mã, hàm lượng công nghệ cao, tiện ích và mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Những yếu tố này mang tính chất là yếu tố kinh tế kỹ thuật và yếu tố kinh tế kỹ thuật chỉ có thể phát huy lợi thế khi có sự kết hợp chặt chẽ với yếu tố tài chính (finance) và yếu tố tín dụng (credit). Dưới góc nhìn đó, Chính phủ các nước kể cả những nước công nghiệp phát triển đã thiết kế và thực thi các chính sách của mình nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Có thể khẳng định một điều là Chính phủ của hầu hết các nước trên thế giới đã và đang thực thi chính sách tín dụng xuất khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của họ nhằm thực hiện các mục tiêu cả về kinh tế và chính trị. Sự can thiệp mang tính chất hỗ trợ của Chính phủ vào lĩnh vực tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là vấn đề có tính chất sống còn. Tuy nhiên, sự can thiệp đó với mức độ và quy mô nhiều hay ít, phạm vi bao quát rộng hay hẹp, tổng thể hay bộ phận tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh 76 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 25 – Tháng 11/2020 của nền kinh tế, tiềm lực tài chính và chính sách cụ thể trong từng giai đoạn của mỗi nước. Tuy có sự can thiệp với những mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung đều hướng đến mục đích là hỗ trợ và kích thích xuất khẩu hàng hóa của nước đó với những mục tiêu trước mắt và lâu dài. 2. Tín dụng xuất khẩu và chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Tín dụng xuất khẩu (Export Credit) Tín dụng xuất khẩu (TDXK) là phương thức tài trợ ngoại thương của các tổ chức tài chính dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. Bất kể tín dụng xuất khẩu được thực hiện bằng hình thức nào trong hai hình thức nói trên, đều bao gồm các phương thức tài trợ sau đây: Tài trợ trước khi giao hàng với mục đích giúp người xuất khẩu có vốn để tiến hành sản xuất, thu mua, chế biến nhằm tạo ra sản phẩm hàng xuất khẩu theo đơn hàng đã ký; Tài trợ sau khi giao hàng với mục đích giúp người xuất khẩu nhận được tiền trước khi lô hàng xuất khẩu được người nhập khẩu nước ngoài thanh toán. Nếu căn cứ vào đối tượng được tài trợ, tín dụng xuất khẩu được phân loại thành 2 nhóm: Tài trợ người xuất khẩu trong nước (tài trợ trong nước) và tài trợ cho người nhập khẩu ở nước ngoài (tài trợ nước ngoài). Chỉ những nước có tiềm lực kinh tế tài chính và có hệ thống ngân hàng mạnh mới có khả năng và điều kiện để thực hiện phương thức tài trợ cho ngư ...