Danh mục tài liệu

Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu hiệu quả điều hòa enzyme chuyển hóa glucose của lá xoài non (Mangifera indica L.) và rễ me keo (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.) trên chuột bệnh đái tháo đường

Số trang: 192      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.37 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hoạt tính sinh học của cao chiết toàn phần methanol lá xoài non (Mangifera indica L.) (LXN) và cao chiết toàn phần methanol rễ me keo (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.) (RMK) theo hướng hỗ trợ điều trị BĐTĐ in vitro. Đồng thời, ảnh hưởng của LXN và RMK cũng được khảo sát trên chuột nhắt trắng gây tăng glucose huyết và rối loạn lipid huyết do alloxan monohydrate (AM) gây ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu hiệu quả điều hòa enzyme chuyển hóa glucose của lá xoài non (Mangifera indica L.) và rễ me keo (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.) trên chuột bệnh đái tháo đường BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ ÁI LAN NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU HÒA ENZYME CHUYỂN HÓA GLUCOSE CỦA LÁ XOÀI NON (Mangifera indica L.) VÀRỂ ME KEO (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.) TRÊN CHUỘT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÃ NGÀNH: 62 42 02 01 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ ÁI LAN NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU HÒA ENZYME CHUYỂN HÓA GLUCOSE CỦA LÁ XOÀI NON (Mangifera indica L.) VÀRỂ ME KEO (Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.) TRÊN CHUỘT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÃ NGÀNH: 62 42 02 01 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS. ĐÁI THỊ XUÂN TRANG 2021 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT Xoài (Mangifera indica L.) và me keo (Pithecellobium ducle (Roxb.)Benth) được trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong nghiên cứunày, khả năng chống oxy hóa, điều hòa hoạt động của các enzyme glucose-6-phosphatase, glucose-6-phosphate dehydrogenase và lactate dehydrogenase,bảo vệ tế bào min6 tụy tạng của cao chiết methanol lá xoài non và rễ me keođược nghiên cứu in vitro. Độc tính cấp của cao chiết lá xoài non và rễ me keocũng được khảo sát trên chuột nhắt trắng. Khả năng chống tăng glucose huyết,rối loạn lipid huyết, chống xơ vữa động mạch, điều hòa enzyme glucose-6-phosphatase, glucose-6-phosphate dehydrogenase và lactate dehydrogenase invivo của cao chiết lá xoài non và rễ me keo cũng được thực hiện trên mô hìnhchuột tăng glucose huyết. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đánh giá ảnh hưởngcủa cao chiết lá xoài non và rễ me keo đến cholesterol toàn phần, triglyceride,HDL-Cho, LDL-Cho và các chỉ số tim mạch (AI, CRI, CVRI). Mô hình chuộttăng glucose huyết cảm ứng bởi alloxan monohydrate được tiến hành khảo sáttrong 28 ngày. Chuột tăng glucose huyết được chia thành 11 nhóm, mỗi nhómgồm 6 con chuột có khối lượng và glucose huyết khác biệt không có ý nghĩathống kê. Nghiệm thức I là nhóm đối chứng sinh lý (chuột bình thường khôngtiêm alloxan monohydrate hay uống bất kỳ loại thuốc nào). Nghiệm thức II, IIIlà nhóm chuột bình thường uống 450 mg/kg khối lượng cao chiết lá xoài nonhoặc rễ me keo. Nghiệm thức IV là nhóm đối chứng bệnh lý (chuột tăngglucose huyết không được điều trị). Nghiệm thức V là nhóm chuột tăngglucose huyết dùng thuốc biệt dược glucophage (108 mg/kg khối lượng). Cácnghiệm thức tiếp sau là chuột tăng glucose huyết được điều trị bằng cao chiếtlá xoài non hoặc rễ me keo (liều 150, 300, 450 mg/kg thể trọng/ lần x 2 lần/ngày). Cao chiết lá xoài non hoặc rễ me keo được khảo sát khả năng gây độctính cấp trên chuột nhắt trắng (Mus musculus L.) ở các nồng độ 1000, 2500 và5000 mg/kg khối lượng in vivo. Cao chiết lá xoài non và rễ me keo có chứa các hợp chất flavonoid,alkaloid, tannin, triterpenoid, glycoside. Cao chiết lá xoài non còn chứa thêmcác chất courmarin và quinon; rễ me keo chứa thêm các chất phenol vàsaponin. Hàm lượng polyphenol tổng (total polyphenol content, TFC) của láxoài non (335,06 ± 1,84 mg GAE/g cao chiết) cao hơn rễ me keo (246,5 ± 65,5mgGAE/g cao chiết). Hàm lượng flavonoid toàn phần (total flavonoidecontent, TFC) của lá xoài non (432,86 ± 10,01 mg QE/g cao chiết) cũng caohơn rễ me keo (427,4 ± 4,9 mg QE/g cao chiết). Hoạt tính chống oxy hóa đượcxác định bằng các phương pháp khác nhau như DPPH, ABTS+ và RP. Kết quả icho thấy lá xoài non và rễ me keo đều có hiệu quả chống oxy hóa nhưng đềuthấp hơn chất chống oxy hóa chuẩn. Hiệu quả loại bỏ gốc tự do DPPH của láxoài non (EC50= 27,6 ± 0,88 µg/mL) cao hơn rễ me keo (28,9 ± 0,80 µg/mL)và thấp hơn chất chuẩn trolox (4,26 µg/mL). Ngược lại, rễ me keo có khả năngkhử sắt (69,3 ± 1,34 µg/mL) và trung hòa gốc tự do ABTS+ (23,8 ± 2,4µg/mL) cao hơn lá xoài non ở cả hai phương pháp lần lượt là 321,4 ± 6,63µg/mL và 45,7 ± 0,5 µg/mL; nhưng thấp hơn chất chuẩn BHA (30,1 µg/mL)trong phương pháp khử sắt và trolox (0,037 µg/mL) trong phương phápABTS+. Kết quả thực nghiệm khảo sát hiệu quả điều hòa hoạt động cácenzyme chuyển hóa glucose cho thấy, LXN ức chế hoạt động G6Pase (IC50 =80,4 µg/mL), G6PDH (IC50= 82,6 µg/mL) tốt hơn so với RMK (IC50 = 26,8µg/mL, IC50 = 92,7 µg/mL). LXN (IC50 = 117,9 µg/mL) ức chế hoạt độngenzyme LDH tốt hơn so với RMK (IC50 = 122,4 µg/mL). Nồng độ và thời giantối ưu của tunicamycin để gây chết tế bào min6 tụy tạng là 5 µg/mL ở thờiđiểm 24 và 48 giờ. Cao chiết lá xoài non hoặc rễ me keo không gây độc tế bà ...

Tài liệu có liên quan: