Danh mục tài liệu

Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và đánh giá hiệu quả của các chủng nấm Beauveria và Paecilomyces ký sinh trên côn trùng gây hại được phân lập tại Đồng bằng Sông Cửu Long

Số trang: 262      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.27 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm thu thập và định danh đến loài của các chủng nấm thuộc hai chi Beauveria và Paecilomyces ký sinh trên một số loài côn trùng gây hại tại các tỉnh vùng ĐBSCL. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng ký sinh gây bệnh, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các chủng nấm Beauveria và Paecilomyces đã định danh đến loài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và đánh giá hiệu quả của các chủng nấm Beauveria và Paecilomyces ký sinh trên côn trùng gây hại được phân lập tại Đồng bằng Sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HUỲNH HỮU ĐỨC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHỦNG NẤM Beauveria VÀ Paecilomyces KÝ SINH TRÊNCÔN TRÙNG GÂY HẠI ĐƯỢC PHÂN LẬP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Bảo Vệ Thực Vật Mã số ngành: 9620112 Cần Thơ, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ HUỲNH HỮU ĐỨC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHỦNG NẤM Beauveria VÀ Paecilomyces KÝ SINH TRÊNCÔN TRÙNG GÂY HẠI ĐƯỢC PHÂN LẬP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Bảo Vệ Thực Vật Mã số ngành: 9620112 Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. TRẦN VĂN HAI Cần Thơ, 2018 LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành luận án này trước hết cho phép tôi được bày tỏ lòngkính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Con xin gửi hai đấng sinh thành và những người thân yêu nhất của conlòng biết ơn về những gì mà mọi người đã làm cho con, để con có đầy đủ điềukiện học tập và nghiên cứu. PGS. TS. Trần Văn Hai đã tận tình hướng dẫn định hướng, giúp đỡ vàtạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có cơ hội thực hiện công trình nghiên cứunày. PGS. TS. Nguyễn Văn Huỳnh đã hướng dẫn thực hiện chuyên đề trongluận án Xin gởi lời cảm ơn quý Thầy, Cô và các anh chị trong Bộ môn Bảo vệThực vật đã tận tình giảng dạy, chia sẻ những kiến thức quý báu, nhiệt tình hỗtrợ giúp tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án này. Chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thanh Thủy bộ môn Di truyền - Giốngnông nghiệp đã tận tình hướng dẫn em trong việc xử lý thống kê thí nghiệm. Gửi lời cảm ơn đến em Lê Thị Thanh Tâm đã động viên giúp đỡ tinhthần tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện luận án. Gửi lời cảm ơn đến các em sinh viên Tính, Trụ, Kiều, Duy Khoa, Sỷ,Giang, Tuấn, Hóa… làm việc tại phòng thí nghiệm phát triển chế phẩm sinhhọc (NEDO) đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tôitrong quá trình thực hiện đề tài và tất cả những người đã từng giúp đỡ mà tôichưa liệt kê ra hết trên trang cảm tạ này. Xin thành thật biết ơn Hội đồng bảo vệ luận văn và giáo viên phản biệnđã đọc và đóng góp ý kiến quý báu để luận án được hoàn chỉnh. Chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Cần Thơ, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh HUỲNH HỮU ĐỨC iiHuỳnh Hữu Đức - “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và đánh giá hiệuquả của các chủng nấm Beauveria và Paecilomyces ký sinh trên côn trùng gâyhại được phân lập tại Đồng bằng Sông Cửu Long”Chuyên ngành: Bảo Vệ Thực Vật Mã số: 9.62.01.12Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Cần Thơ, 2013 - 2017 TÓM TẮT Luận án tập trung vào các nghiên cứu cơ bản về: (1) Thu thập và địnhdanh các loài từ chi Beauveria và Paecilomyces bằng phương pháp truyềnthống dựa trên đặc điểm hình thái học và kỹ thuật công nghệ sinh học phân tửdựa trên trình tự DNA vùng ITS - rDNA; (2) Nghiên cứu một số đặc điểmsinh học, các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các chủngnấm Beauveria và Paecilomyces đã định danh được loài; (3) Bước đầu đánhgiá hiệu lực của các chủng nấm trắng Beauveria trên sùng khoai lang Cylasformicarius (Fabricius) và các chủng nấm tím Paecilomyces trên rệp sápPlanococcus lilacinus (Cockerell) ở điều kiện phòng thí nghiệm; (4) Đánh giáhiệu lực của hai chế phẩm nấm Beauveria và Paecilomyces ở điều kiện phòngthí nghiệm, nhà lưới và ngoài đồng trên ruộng khoai lang và vườn mãng cầuxiêm tại Vĩnh Long. Nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu cho các chủng nấm bản địa,cung cấp thông tin cơ bản cần thiết để chọn lựa chủng nấm có độc tính cao sửdụng trong quản lý phòng trừ dịch hại cây trồng. Kết quả phân lập và định danh đã xác định 16 chủng nấm thuộc loàiBeauveria bassiana và 14 chủng nấm thuộc loài Paecilomyces javanicus kýsinh trên côn trùng gây hại cây trồng tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.Tản nấm của các chủng nấm B. bassiana nuôi cấy trên môi trường PDAthường có màu trắng hoặc màu trắng hơi ửng vàng khi thành thục. Các chủngnấm có đặc điểm chung bởi cuống bào tử đính mọc theo hình vòng xoắn vàthành từng cụm dầy đặc của cành bào đài ngắn với một bào tử đơn có dạnghình trứng (2,61 - 2,97 x 2,35 - 2,72 μm) hoặc hình cầu (2,24 - 2,28 x 2,23 -2,24 μm). Đối với nấm P. javanicus màu sắc tản nấm thay đổi dần, ban đầumàu trắng sau đó chuyển sang màu kem rồi đến màu tím nhạt (xám tro) khibào tử già, sự phân nhánh cuống bào tử đính dạng vòng không đều, mỗi vònggồm 2 - 3 thể bình, bào tử đính có dạng hình thoi, đôi khi hình trụ. Kích thước5,01 - 5,74 x 1,51 - 1,69 μm. Ngoài ra, kết quả phản ứng PCR với hai primerITS4 và ITS5 đối với hai loài này đều cho sản phẩm PCR là những băng màucó kích thước 580 bp, giải trình tự so sánh mức độ tương đồng trình tự DNAvùng ITS-rDNA cho thấy các chủng nấm có sự tương đồng cao (96,6% đến99,6%) so với những trình tự vùng ITS-rDNA của hai loài B. bassiana và P.javanicus đã công bố trên Genbank. iii Đặc điểm sinh học của 16 chủng nấm B. bassiana và 14 chủng nấm P.javanicus cho thấy: Tỷ lệ nẩy mầm của các chủng nấm P. javanicus đạt trên94% sau 20 GSKC sớm hơn so với các chủng nấm B. bassiana đạt trên 94%sau 24 GSKC. Môi trường SDAY3 và PDA luôn cho tốc độ phát triển đườn ...

Tài liệu có liên quan: