Danh mục tài liệu

Luận án tiến sĩ Y học: Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013

Số trang: 153      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.87 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm Đánh giá tính ổn định về chất lượng của các loạt vắc xin sởi thành phẩm sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013. Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam ở các nhiệt độ bảo quản khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Y học: Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khác với các loại thuốc thông thường, vắc xin thuộc loại sinh phẩm nêncó tính biến thiên, nhạy cảm với nhiệt độ. Chúng lại được sử dụng trên một sốlượng rất lớn các bà mẹ và trẻ em khoẻ mạnh trên cộng đồng [1]. Vì vậy vắcxin cần được quản lý chất lượng (Quality Management: QM) một cách chặtchẽ bằng nhiều công cụ, trong đó kiểm định chất lượng (Quality control: QC)một cách nghiêm ngặt đóng vai trò then chốt. Năm 2009, Việt Nam đã tự sản xuất được vắc xin sởi sống giảm độclực, dạng đông khô với tên MVVAC tại Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắcxin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) theo công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản. Tính ổn định của vắc xin có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành côngcủa chương trình tiêm chủng trên toàn cầu. Tính ổn định này bao gồm hailoại: Tính ổn định về chất lượng của các loạt vắc xin (lot-to-lot consistency:Ổn định chất lượng) và tính ổn định ở các nhiệt độ bảo quản khác nhau(Thermostability hay stability: Ổn định nhiệt). Chất lượng vắc xin bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong quá trình sảnxuất như: Con người, trang thiết bị, nguyên vật liệu, môi trường,....Việcnghiên cứu tính ổn định chất lượng các loạt vắc xin giúp đánh giá được tínhổn định của quy trình sản xuất và mức độ áp dụng hệ thống chất lượng củanhà máy, giúp nhà sản xuất dự đoán được chất lượng các loạt vắc xin trongtương lai. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các vắc xin mới sản xuất. Trong các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin,nhiệt độ có ảnh hưởng lớn nhất đến tất cả các vắc xin và trong mọi thời điểm.Bảo quản vắc xin ở nhiệt độ không thích hợp có thể mất tác dụng bảo vệ khivẫn còn hạn sử dụng. Mỗi nhà sản xuất phải thực hiện các nghiên cứu tính ổnđịnh nhiệt để tự xác định hạn sử dụng thực tế cho từng vắc xin do họ sản xuất.Cùng một loại vắc xin nhưng mức độ ổn định của vắc xin của mỗi nhà sản 2xuất có thể khác nhau do khác biệt về chủng sản xuất, môi trường nuôi cấy,qui trình sản xuất, chất ổn định,... Khi nhà sản xuất vắc xin muốn thay đổi một công đoạn của qui trìnhsản xuất hoặc thay đổi một yếu tố quan trọng nào đó trong quy trình sản xuấtđều phải thực hiện các nghiên cứu tính ổn định nhiệt trước và sau khi thay đổiđể chứng minh sự thay đổi đó không ảnh hưởng đến tính ổn định của sảnphẩm. MVVAC được tiếp nhận chuyển giao công nghệ trực tiếp từ ViệnKitasato, Nhật Bản. Do vậy, giai đoạn đầu MVVAC được sản xuất từ bánthành phẩm của Viện Kitasato. Từ năm 2009, POLYVAC tự sản xuấtMVVAC từ nguyên liệu đầu để tạo ra bán thành phẩm rồi vắc xin thànhphẩm. Tính ổn định nhiệt của MVVAC sản xuất từ bán thành phẩm của ViệnKitasato đã được công bố [2],[3] nhưng chưa có nghiên cứu nào về tính ổnđịnh của MVVAC do POLYVAC sản xuất từ công đoạn đầu tiên. Với mong muốn đánh giá được tính ổn định của vắc xin sởi MVVACtrong suốt quá trình từ ngay sau khi sản xuất, trong thời gian bảo quản đến khisử dụng chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởisản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá tính ổn định về chất lượng của các loạt vắc xin sởi thành phẩm sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013. 2. Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam ở các nhiệt độ bảo quản khác nhau. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Vi rút sởi1.1.1. Đặc điểm vi rút học Vi rút sởi thuộc chi Morbilivirus, họ paramyxoviridae [4],[5]; chỉ cómột typ huyết thanh, không có typ phụ [6]. (I - Protein hòa màng (F); II - Protein gắn màng (H); III - Protein lớn; IV –Phosphoprotein; V - ARN sợi đơn). Hình 1.1: Mô hình của vi rút sởi [7] Vi rút sởi hình cầu [8], có đường kính từ 120 - 250 nm [9], chứa ARNmột sợi âm. Vỏ cáp sít dài 1,2 μm; đối xứng xoắn. Có vỏ bao ngoài. ARN cókhối lượng phân tử 5 x 106 Da [4]. Bộ gen vi rút sởi chứa 15894 nucleotit.ARN được bao bọc bởi vỏ cáp sít đối xứng xoắn tạo thành nucleocapsid đốixứng xoắn. Nucleocapsit được bao bọc bởi protein M. Đây là protein nền, kỵnước. Phía ngoài màng M là vỏ ngoài có cấu tạo là một lớp lipid kép. Vỏ bao ngoài có các gai H (hemaglutinin) và F (fusion) dài từ 9 - 15nm [10]. Gai H giúp vi rút bám được vào thụ thể của tế bào cảm thụ. Gai F làpeptid dung hợp, giúp vỏ ngoài của vi rút dung hợp với màng sinh chất của tếbào và có vai trò kết dính các thành phần của hạt vi rút trong tế bào. Vi rút sởi có sáu protein cấu trúc: P (phosphoprotein), L (large protein),N (nucleoprotein), F (fusion protein), H (hemagglutinin protein) và M (matrix 4protein). Ngoài 6 protein trên, các hạt virion cũng có thể chứa thành phầnactin lấy từ tế bào chủ. Hai thụ thể đã được phát hiện trên bề mặt tế bào nhạycảm với vi rút sởi [11]: Phân tử CD46 (complement regulator CD46) [12] vàSLAM (Signaling lymphocyte activation molecule, còn gọi là CDw150) [13]. Vi rút sởi nhạy cảm với các dung môi hòa tan lipid, nhạy cảm với nhiệtđộ, ánh sáng và đặc biệt là pH. Vi rút sởi có hai kháng nguyên chính: Kháng nguyên ngưng kết hồngcầu khỉ H và kháng nguyên tan máu F. Sởi là vi rút đồng nhất, không có biến dị của mọi cấu trúc vi rút. Dovậy sau khi bị nhiễm vi rút, kháng thể kháng sởi sẽ tồn tại suốt đời. Vi rút sởiđược coi là vi rút có một kiểu kháng nguyên, ổn định [14]. Rất khó nuôi cấy vi rút sởi từ các bệnh phẩm lâm sàng. Nếu khôngcó dòng tế bào thích hợp thì việc phân lập không đạt được hiệu quả [15].Có thể sử dụng tế bào thận bào thai người, tế bào thận khỉ nguyên phát đểphân lập vi rút nhưng vi rút phát triển tốt nhất trên dòng tế bào B95a [15].Ngược lại, sau lần cấy chuy ...

Tài liệu có liên quan: