Danh mục tài liệu

Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật laser phóng bên

Số trang: 187      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.34 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án "Nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật laser phóng bên" nhằm Đánh giá kết quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật laser phóng bên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật laser phóng bên 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (TSLTTTL), là một bệnh thường gặpở nam giới cao tuổi. Bệnh ngày càng được quan tâm do tuổi thọ ngày càngtăng cao, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi đạt tới 86% ở lứa tuổi 81-90[1],[2]. Ở Việt nam theo điều tra dịch tễ của Trần Đức Thọ và cộng sự tiếnhành trên 3 vùng Bắc, Trung, Nam năm 2001, cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là63,8% ở nam giới trên 50 tuổi tỷ lệ bệnh tăng theo nhóm tuổi cao[3]. Theobáo cáo của Vũ Sơn và cộng sự năm 2010, tỷ lệ mắc TSLTTTL tại 10 xã ởThái Bình 68,1% ở nam giới trên 50 tuổi[4]. TSLTTTL gây ra rối loạn tiểu tiện và các biến chứng ảnh hưởng tớichất lượng sống của bệnh nhân.Tại châu Âu và Mỹ, TSLTTTL là bệnh có sốlượng phẫu thuật nhiều thứ hai ở nam giới lớn tuổi[1]. Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị các rối loạn tiểu tiện doTSLTTTL gây ra, trong đó phẫu thuật nội soi (trasurethral resection prostate-TURP) được coi là điều trị ―tiêu chuẩn vàng‖ trong can thiệp ngoại khoa,giảm thiểu nhiều tai biến nguy hiểm; tuy nhiên vẫn có một số biến chứng, khóchịu cho bệnh nhân và một số bệnh nhân có nhiều bệnh mắc kèm có thể gâykhó khăn cho quá trình can thiệp[1],[5],[6]. Nhằm tìm các phương pháp can thiệp có hiệu quả mà hạn chế được cácbiến chứng và khó chịu cho bệnh nhân các nhà khoa học đã cố gắng tìm cácphương pháp can thiệp ít xâm lấn,tuy nhiên một số biện pháp cũng chỉ giảiquyết tạm thời hoặc một phần tình trạng tắc nghẽn đường tiểu và có một sốphương pháp thất bại ngay sau một thời gian nghiên cứu và cần thêm nhữngkỹ thuật khác hiệu quả hơn, có thể thay thế cho phẫu thuật nội soiTURP[1],[6],[7]. Từ những năm 80 của thế kỷ 20 nhiều tác giả trên thế giớiđã nghiên cứu áp dụng các thiết bị sử dụng tia laserđể điều trị 2TSLTTTL[1],[7],[8]. Các kỹ thuậtsử dụng năng lượng laser áp dụng trongđiều trị TSLTTTL khác nhau về: nguồn phát tia, bước sóng, công suất phát tialaser, hoặc khác nhau về nguyên lý dẫn truyền tia laser đến vị trí can thiệp.Trong số những kỹ thuật laser được coi là thành công thì có kỹ thuật laserphóng bên gây bay hơi tổ chức tuyến tiền liệt với các nguồn phát tia laser vàbước sóng khác nhau tạo hiệu ứng điều trị khác nhau; có loại bước sóng cókhả năng gây bay hơi tổ chức rất tốt nhưng khả năng cầm máu kém như dảibước sóng trên 1385nm, có loại bước sóng có khả năng cầm máu rất tốtnhưng khả năng cắt đốt lại kém như dải bước sóng dưới 532nm[8],[9]. Câuhỏi đặt ra cho các nhà khoa học là với bước sóng nào thì có thểkết hợp tốt haikhả năng cầm máu và cắt đốt tổ chức; qua thực nghiệm các tác giả đã chứngminh được tại giải bước sóng xung quanh 980nm có thể đạt hai yêu cầutrên[9],[10]. Các nghiên cứu cho thấy kỹ thuật laser phóng bên gây bay hơivới nguồn phát diode và bước sóng 980nm có hiệu quả tốt trong điều trịTSLTTTL trên các mặt sau: là can thiệp ít xâm lấn, cầm máu rất tốt, cho kếtquả tốt, hạn chế được nhiều tai biến và biến chứng nặng, giảm thiểu thời giannằm viện, phù hợp cho những bệnh nhân cao tuổi có nhiều bệnh mắckèm[11],[12],[13],[14],[15]. Với những ưu điểm đó, bệnh viện Lão khoaTrung ương quyết định lựa chọn kỹ thuật laser phóng bên diode 980nm gâybay hơi áp dụng cho điều trị bệnh TSLTTTL. Để có thể ứng dụng kỹ thuậtnày trong điều trị TSLTTTL tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đềtài: “Nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằngkỹ thuật laser phóng bên” với các mục tiêu sau:1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt được điều trị bằng kỹ thuật laser phóng bên .2. Đánh giá kết quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật laser phóng bên. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Đại cương về bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt1.1.1. Vài nét về giải phẫu tuyến tiền liệt. Ở người trưởng thành, tuyến tiền liệt (TTL) nặng khoảng 20g, có dạnghình tháp đảo ngược hay hình quả lê, đỉnh ở dưới và nền ở trên liên tục với cổbàng quang. Cao trung bình 30 mm, rộng 40 mm, dày 25mm. Vị trí và hình thểngoài: TTL nằm ngay sau dưới khớp mu; trên hoành chậu hông; trước bóngtrực tràng; dưới bàng quang, ôm bọc quanh niệu đạo sau. TTL được chia làm3 thùy: thùy phải và thùy trái được ngăn cách nhau bởi một rãnh ở mặt sau,thùy thứ ba gọi là thùy giữa hoặc eo TTL nằm giữa niệu đạo và ống phóngtinh[16],[17]. Hình 1.1. Hình cắt đứng dọc giữa, thể hiện mối quan hệ TTL với các cấu trúc trong khung chậu(Nguồn: Frank H. Netter (2012). Atlas giải phẫu người (Atlas of human anatomy), Nhà xuất bản Y học, Hà nội,346.)[18]1.1.1.1. Giải phẫu liên quan 4 -Mặt trước phẳng và dựng đứng, có các thớ cơ thắt vân dàn mỏngtỏa ra ở 2/3 dưới. Đám rối tĩnh mạch Santorini nằm giữa mặt này và mặtsau khớp mu. -Mặt sau nghiêng, áp vào mặt trước trực tràng qua cân Denonvillier(cân tiền liệt phúc mạc). Mặt này được một rãnh giữa chạy dọc chia thành haithùy bên. -Hai mặt bên lồi liên quan với ngách trước của hố ngồi trực tràng. -Nền áp với cổ bàng quang, chia làm 2 phần: phần trước hay phần niệuđạo bàng quang liên quan tới cổ bàng quang, có các thớ cơ dọc của bàngquang tỏa xuống. Phần sau – phần sinh dục liên quan tới 2 túi tinh . -Đỉnh dạng tròn. Tuyến được xuyên qua từ nền tới đỉnh bởi niệu đạotuyến tiền liệt. Mỗi đầu đoạn niệu đạo này được bao quanh bởi 1 cơ thắt: tạichỗ nối với cổ bàng quang-cơ thắt trơn; phần ở đỉnh TTL-cơ thắtvân[19],[20].1.1.1.2. Giải phẫu cấu trúc bên trong: McNeal chia TTL thành 4 vùng khác nhau có ý nghĩa riêng biệt nhauvề hì ...

Tài liệu có liên quan: