Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Số trang: 131
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,001.05 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị; đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HOÀNG HÀ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỐT RÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT TẠI MỘT SỐ XÃ BIÊN GIỚICỦA HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 62 77 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HUẾ - 2014Người hướng dẫn khoa học: - PGS. TS Nguyễn Văn Tập - PGS. TS Lê Xuân HùngPhản biện 1: PGS.TS Đỗ Văn DũngPhản biện 2: PGS.TS Đoàn Hạnh NhânPhản biện 3: PGS.TS Hoàng Trọng Sĩ ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt rét hiện nay vẫn còn là một vấn đề sức khoẻ lớn trên thế giới nóichung và tại Việt Nam nói riêng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới khoảng40% dân số thế giới hiện nay đang sống trong vùng có nguy cơ mắc sốt rét. Hàngnăm có khoảng 350-500 triệu người mắc sốt rét và hơn 1 triệu người chết do sốt rét[30]. Đến năm 2010 ước tính trên thế giới có 216 triệu người mắc sốt rét và 655.000người chết do sốt rét [122]. Vấn đề sốt rét biên giới đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu.Đã có nhiều vụ dịch sốt rét được ghi nhận ở các vùng biên giới như ở các huyện củaUganda nơi có biên giới với Tanzania và Rwanda, vùng biên giới của các nước ẤnĐộ, Sri Lanka, Pakistan. Trong khu vực, vùng biên giới giữa các nước Thái Lan -Campuchia, Thái Lan-Myanmar luôn có tình hình sốt rét phức tạp [30]. Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo hàng năm của Chương trình phòng chốngsốt rét Quốc gia nhiều tỉnh có mức độ lưu hành sốt rét cao chủ yếu thuộc khu vựcMiền Trung - Tây Nguyên hầu hết các tỉnh có các xã, huyện có đường biên giới vớiLào hoặc Campuchia đều có tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét cao hơn so với các địaphương khác trong toàn quốc [28]. Bệnh sốt rét tuy đã giảm nhưng có nguy cơ quaytrở lại lớn; đối tượng dễ mắc bệnh là những người sống ở vùng sâu, vùng xa và đặcbiệt là những người dân sống ở vùng biên giới giữa Việt Nam với Lào vàCampuchia. Tại các vùng này nguy cơ lan truyền sốt rét tiếp diễn và phức tạp, việcnhiễm bệnh sốt rét chủ yếu thông qua giao lưu tự do nên rất khó khăn trong việcgiám sát, phát hiện, điều trị và quản lý bệnh nhân sốt rét [42]. Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tình hình sốtrét của tỉnh tuy đã được cải thiện nhiều trong những năm qua nhưng tỷ lệ mắc vànguy cơ sốt rét vẫn còn cao. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét, ký sinh trùng sốt rét/1.000 dân;tỷ lệ tử vong do sốt rét/100.000 dân vẫn nằm trong số 6 tỉnh có tỷ lệ mắc sốt rét caonhất trong toàn quốc [74]. Tình hình dịch tễ sốt rét vùng biên giới giữa 2 tỉnh QuảngTrị (Việt Nam) và Savanakhet (Lào) thường diễn biến phức tạp, ký sinh trùngthường lây lan qua lại giữa các thôn ở 2 bên biên giới. Đặc biệt ở 12 xã thuộc vùngLìa của huyện Hướng Hoá giáp biên giới với Lào có tỷ lệ mắc sốt rét cao, có nhiềuổ sốt rét trọng điểm như: xã Xy, xã Thanh [13], [18]. Hướng Hoá là một huyện trọng điểm sốt rét của tỉnh Quảng Trị , toàn bộ 22 xãđều nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng, có đường biên giới dài 156 km giáp vớitỉnh Savanakhet (Lào). Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Trịsố bệnh nhân sốt rét hàng năm của huyện Hướng Hoá thường chiếm trên 60% tổngsố bệnh nhân sốt rét của toàn tỉnh và số ký sinh trùng sốt rét luôn trên 50% tổng sốký sinh trùng được phát hiện trong toàn tỉnh. Trong đó số bệnh nhân sốt rét đượcphát hiện từ các xã biên giới luôn chiếm tỷ lệ cao so với tổng số bệnh nhân sốt réttoàn huyện [41]. Từ trước đến nay các nghiên cứu về bệnh sốt rét ở nước ta và ngay tại tỉnhQuảng Trị vẫn tập trung vào dịch tễ sốt rét, phòng chống véc tơ [13], [14], khángthuốc sốt rét [42], [58], kiến thức-thái độ-thực hành [17], [41], xây dựng mạng lưới[12] và cũng đã đạt được nhiều kết quả về phòng chống bệnh sốt rét nhưng vẫn cònnhiều ổ bệnh dai dẵng chưa được giải quyết triệt để do chưa có một nghiên cứu nàovề mô hình về quản lý, giám sát, phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân sốt rét ngay tạihộ gia đình ở vùng biên giới. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô hình phòng chống sốt rét tại hộ giađình ở vùng biên giới với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tạimột số xã biên giới của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. 2. Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới. Điểm mới của nghiên cứu này là: Xây dựng mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình ở vùng biên giới tỉnhQuảng Trị với mục tiêu phát hiện, điều trị sớm và quản lý ca bệnh sốt rét tại nhà. Phối hợp phòng chống sốt rét tại vùng biên giới giữa 2 nước Việt-Lào. Phát hiện thêm về tác nhân gây bệnh sốt rét (KSTSR) mới ở tỉnh Quảng Trị. Chương 1 TỔNG QUAN1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH SỐT RÉT VÙNG BIÊN GIỚI1.1.1. Tình hình mắc và chết do sốt rét trên thế giới Theo số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) đến năm 2009,bệnh SR vẫn lưu hành ở 108 quốc gia. Ước tính có khoảng 225 triệu người mắc và781 nghìn người chết do sốt rét (SR), riêng châu Phi chiếm 91%; Đông Nam Á 6%[115]. Châu Mỹ có khoảng 1 triệu người mắc và khoảng 1 nghìn người chết. Khuvực Đông Nam Á sốt rét lưu hành ở hầu hết các nước với 88% dân số trong tổng số1.320 triệu người. Sốt rét trầm trọng hơn ở các nước tiểu vùng sông Mê Kông nhưTrung Quốc, Lào, Myanmar, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam [30]; có khoảng 24triệu người mắc và khoảng 40 nghìn người chết, tính trung bình có 3.000 trẻ chết dosốt rét ở Châu Phi mỗi năm, ước tính 125 trẻ chết trong 1 giờ và 2 đứa trẻ chết trongvòng 1 phút. Khu vực Tây Thái Bình Dương có khoảng 2 triệu người mắc vàkhoảng 3 nghìn người chết do sốt rét ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu thực trạng sốt rét và đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HOÀNG HÀ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỐT RÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT TẠI MỘT SỐ XÃ BIÊN GIỚICỦA HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 62 77 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HUẾ - 2014Người hướng dẫn khoa học: - PGS. TS Nguyễn Văn Tập - PGS. TS Lê Xuân HùngPhản biện 1: PGS.TS Đỗ Văn DũngPhản biện 2: PGS.TS Đoàn Hạnh NhânPhản biện 3: PGS.TS Hoàng Trọng Sĩ ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt rét hiện nay vẫn còn là một vấn đề sức khoẻ lớn trên thế giới nóichung và tại Việt Nam nói riêng. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới khoảng40% dân số thế giới hiện nay đang sống trong vùng có nguy cơ mắc sốt rét. Hàngnăm có khoảng 350-500 triệu người mắc sốt rét và hơn 1 triệu người chết do sốt rét[30]. Đến năm 2010 ước tính trên thế giới có 216 triệu người mắc sốt rét và 655.000người chết do sốt rét [122]. Vấn đề sốt rét biên giới đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu.Đã có nhiều vụ dịch sốt rét được ghi nhận ở các vùng biên giới như ở các huyện củaUganda nơi có biên giới với Tanzania và Rwanda, vùng biên giới của các nước ẤnĐộ, Sri Lanka, Pakistan. Trong khu vực, vùng biên giới giữa các nước Thái Lan -Campuchia, Thái Lan-Myanmar luôn có tình hình sốt rét phức tạp [30]. Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo hàng năm của Chương trình phòng chốngsốt rét Quốc gia nhiều tỉnh có mức độ lưu hành sốt rét cao chủ yếu thuộc khu vựcMiền Trung - Tây Nguyên hầu hết các tỉnh có các xã, huyện có đường biên giới vớiLào hoặc Campuchia đều có tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét cao hơn so với các địaphương khác trong toàn quốc [28]. Bệnh sốt rét tuy đã giảm nhưng có nguy cơ quaytrở lại lớn; đối tượng dễ mắc bệnh là những người sống ở vùng sâu, vùng xa và đặcbiệt là những người dân sống ở vùng biên giới giữa Việt Nam với Lào vàCampuchia. Tại các vùng này nguy cơ lan truyền sốt rét tiếp diễn và phức tạp, việcnhiễm bệnh sốt rét chủ yếu thông qua giao lưu tự do nên rất khó khăn trong việcgiám sát, phát hiện, điều trị và quản lý bệnh nhân sốt rét [42]. Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tình hình sốtrét của tỉnh tuy đã được cải thiện nhiều trong những năm qua nhưng tỷ lệ mắc vànguy cơ sốt rét vẫn còn cao. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét, ký sinh trùng sốt rét/1.000 dân;tỷ lệ tử vong do sốt rét/100.000 dân vẫn nằm trong số 6 tỉnh có tỷ lệ mắc sốt rét caonhất trong toàn quốc [74]. Tình hình dịch tễ sốt rét vùng biên giới giữa 2 tỉnh QuảngTrị (Việt Nam) và Savanakhet (Lào) thường diễn biến phức tạp, ký sinh trùngthường lây lan qua lại giữa các thôn ở 2 bên biên giới. Đặc biệt ở 12 xã thuộc vùngLìa của huyện Hướng Hoá giáp biên giới với Lào có tỷ lệ mắc sốt rét cao, có nhiềuổ sốt rét trọng điểm như: xã Xy, xã Thanh [13], [18]. Hướng Hoá là một huyện trọng điểm sốt rét của tỉnh Quảng Trị , toàn bộ 22 xãđều nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng, có đường biên giới dài 156 km giáp vớitỉnh Savanakhet (Lào). Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Trịsố bệnh nhân sốt rét hàng năm của huyện Hướng Hoá thường chiếm trên 60% tổngsố bệnh nhân sốt rét của toàn tỉnh và số ký sinh trùng sốt rét luôn trên 50% tổng sốký sinh trùng được phát hiện trong toàn tỉnh. Trong đó số bệnh nhân sốt rét đượcphát hiện từ các xã biên giới luôn chiếm tỷ lệ cao so với tổng số bệnh nhân sốt réttoàn huyện [41]. Từ trước đến nay các nghiên cứu về bệnh sốt rét ở nước ta và ngay tại tỉnhQuảng Trị vẫn tập trung vào dịch tễ sốt rét, phòng chống véc tơ [13], [14], khángthuốc sốt rét [42], [58], kiến thức-thái độ-thực hành [17], [41], xây dựng mạng lưới[12] và cũng đã đạt được nhiều kết quả về phòng chống bệnh sốt rét nhưng vẫn cònnhiều ổ bệnh dai dẵng chưa được giải quyết triệt để do chưa có một nghiên cứu nàovề mô hình về quản lý, giám sát, phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân sốt rét ngay tạihộ gia đình ở vùng biên giới. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô hình phòng chống sốt rét tại hộ giađình ở vùng biên giới với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tạimột số xã biên giới của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. 2. Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới. Điểm mới của nghiên cứu này là: Xây dựng mô hình phòng chống sốt rét tại hộ gia đình ở vùng biên giới tỉnhQuảng Trị với mục tiêu phát hiện, điều trị sớm và quản lý ca bệnh sốt rét tại nhà. Phối hợp phòng chống sốt rét tại vùng biên giới giữa 2 nước Việt-Lào. Phát hiện thêm về tác nhân gây bệnh sốt rét (KSTSR) mới ở tỉnh Quảng Trị. Chương 1 TỔNG QUAN1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH SỐT RÉT VÙNG BIÊN GIỚI1.1.1. Tình hình mắc và chết do sốt rét trên thế giới Theo số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) đến năm 2009,bệnh SR vẫn lưu hành ở 108 quốc gia. Ước tính có khoảng 225 triệu người mắc và781 nghìn người chết do sốt rét (SR), riêng châu Phi chiếm 91%; Đông Nam Á 6%[115]. Châu Mỹ có khoảng 1 triệu người mắc và khoảng 1 nghìn người chết. Khuvực Đông Nam Á sốt rét lưu hành ở hầu hết các nước với 88% dân số trong tổng số1.320 triệu người. Sốt rét trầm trọng hơn ở các nước tiểu vùng sông Mê Kông nhưTrung Quốc, Lào, Myanmar, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam [30]; có khoảng 24triệu người mắc và khoảng 40 nghìn người chết, tính trung bình có 3.000 trẻ chết dosốt rét ở Châu Phi mỗi năm, ước tính 125 trẻ chết trong 1 giờ và 2 đứa trẻ chết trongvòng 1 phút. Khu vực Tây Thái Bình Dương có khoảng 2 triệu người mắc vàkhoảng 3 nghìn người chết do sốt rét ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng Phòng chống sốt rét Y tế công cộng Mô hình phòng chống sốt rét Biện pháp phòng chống sốt rét Can thiệp phòng chống sốt rétTài liệu có liên quan:
-
6 trang 216 0 0
-
8 trang 174 0 0
-
92 trang 119 1 0
-
8 trang 114 0 0
-
Tỷ số giới tính khi sinh trên thế giới và ở Việt Nam
9 trang 93 0 0 -
6 trang 91 0 0
-
212 trang 73 0 0
-
8 trang 71 0 0
-
Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng muối ăn của người dân tại thành phố Huế năm 2022
15 trang 62 0 0 -
234 trang 61 0 0