Danh mục

LUẬN VĂN: Biến đổi khí hậu vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm trở lại đây

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 746.68 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghệ An là một tỉnh nằm trong khu vực duyên hải miền Trung nước ta với đặc điểm địa hình đặc biệt đã tạo nên cho nơi đây những đặc trưng khí hậu riêng biệt là một vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và có gió Tây khô nóng vào mùa hè.. Điều khiện khí hậu đặc biệt này đã tạo cho Nghệ An những thuận lợi nhất định và cũng không ít khó khăn. Thêm vào đó khí hậu từ sau thời kì Tân Băng Hà (1550-1580) diễn biến rất phức tạp, đáng chú ý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Biến đổi khí hậu vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm trở lại đây LUẬN VĂN: Biến đổi khí hậu vùng trọng điểmtrồng lúa của tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm trở lại đây Lời mở đầu Nghệ An là một tỉnh nằm trong khu vực duyên hải miền Trung nước ta với đặcđiểm địa hình đặc biệt đã tạo nên cho nơi đây những đặc trưng khí hậu riêng biệt là mộtvùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và có gió Tây khô nóng vào mùa hè.. Điều khiệnkhí hậu đặc biệt này đã tạo cho Nghệ An những thuận lợi nhất định và cũng không ít khókhăn. Thêm vào đó khí hậu từ sau thời kì Tân Băng Hà (1550-1580) diễn biến rất phứctạp, đáng chú ý là từ sau thời kì tiền công nghiệp khí hậu trên phạm vi toàn cầu đã và đangnóng lên, ngày càng rõ rệt. Không nằm ngoài quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, tính chất và mức độ biến đổicủa khí hậu ở tỉnh Nghệ An vừa phản ánh xu thế nóng lên đã và đang tiếp diễn trên phạmvi toàn thế giới, vừa phản ánh tính bất ổn định của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong khi đó thực tiễn sản xuất nông nghiệp đã phản ánh giữa được giữa ‘đất, nước,khí hậu & cây trồng’ có một mối quan hệ hữu cơ đặc biệt. Riêng đối với khí hậu, thời tiếttừng năm từng vụ với năng suất sản lượng cây trồng có thể thấy một mối quan hệ ‘nhânquả’ khá đậm nét. Tuy nhiên, cho đến nay những hiểu biết tường tận về mối quan hệ nàycòn nhiều hạn chế . Nhất là trong điều kiện thời tiết có nhiều biến động như hiện nay việc nghiên cứukỹ lưỡng biến đổi khí hậu và mối quan hệ giữa nó và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đốivới việc sản xuất lúa: một loại cây lương thực chính, là một việc cấp thiết để phục vụ chocông tác sản xuất và chiến lược phát triển lâu dài. Nhận thấy đây là một hướng nghiên cứu lý thú, trong phạm vi kiến thức khí tượngnông nghiệp em quyết định đi sâu vào “Biến đổi khí hậu vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An vàtác động của nó đến sản xuất lúa”. Nội dung đề tài bao gồm các phần sau: Chương 1 : Đặc điểm địa lý tự nhiên và khí hậu tỉnh Nghệ An Chương 2 : Biến đổi khí hậu vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh Nghệ An tronghơn 40 năm trở lại đây Chương 3 : Tác động của dao động và biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tỉnhNghệ An Chương 4 : Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vữngcho cây lúa tỉnh Nghệ An Chương 1 đặc điểm địa lý tự Nhiên và khí hậu tỉnh Nghệ An1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên.1.1.1.Vị trí địa lý. Nghệ An nằm giới hạn trong khoảng từ 18,5-20,10 vĩ Bắc. Nghệ An quanh năm đềucó mặt trời ở cao trên đường chân trời (thấp nhất trong mùa đông cung 50 độ, cao nhấttrong mùa hè cũng là 90 độ). Nhờ đó mà nhận nguồn năng lượng mặt Trời nhiều. Cũng do ở vĩ độ thấp nên các đợt không khí lạnh (KKL) từ lục địa cực đới Sibêritràn về, khi đến Nghệ An vì đã trải qua một chặng đường dài hàng ngàn km, nên khốiKKL đã biến tính sâu sắc: Từ chỗ lạnh và khô ở nơi xuất phát đến đây ít khô và ít lạnhhơn. Mặt khác, do vị trí địa lý Nghệ An tiếp giáp với vịnh Bắc bộ nên được biển thấmướt, không khí ẩm hơn. Vì vậy vào mùa đông ở Nghệ An ấm & ẩm hơn miền Bắc. Bảng1.1. Số ngày có các loại hình thời tiết khác nhau ở Hà Nội và Vinh trong các tháng mùa đông ( từ tháng 11 đến tháng 3 )[1] Số Lạnh khô Lạnh ẩm Nồm ẩm Nóng ngày vùng Hà Nội 28 20 20 21 Vinh 11 37 41 25Ghi chú: - Một ngày được gọi là lạnh khô khi : T 80% T >250C - Một ngày được coi là nóng khi : T : Nhiệt độ không khí trung bình r :Độ ẩm tương đối của không khí trung bình1.1.2.Đặc điểm địa hình.1.1.2.1. Nghệ An có dãy Trường Sơn án ngữ ở phía Tây và bờ biển ở phía Đông. Dãy Trường Sơn là một khối núi đồ sộ ở bán đảo Đông Dương chạy theo biên giớiViệt_ Lào, nó vừa là biên giới tự nhiên giữa hai nước vừa ranh giới khí hậu của hai khuvực. ở Nghệ An, dãy Trường Sơn chạy theo hướng Tây Bắc _ Đông Nam đối lập hoàntoàn với hướng gió mùa Đông Bắc trong mùa đông và gió Tây nam trong mùa hè, nên gâyra hiệu quả đáng chú ý nhất là: Trong mùa đông : gió mùa Đông bắc về khu vực Nghệ An thì gặp phải dãy TrườngSơn, trong đó có những nhánh đâm ngang ra biển nên buộc lòng các khối không khí phảiđi lên sườn núi. Khi dòng khí này tràn về mạnh thì nó có thể tràn qua các dãy núi này đểtràn vào Bình _Trị _Thiên, thậm chí vượt cả đèo Hải Vân để vào cả Nam Trung Bộ.Nhưng đa số trường hợp thì nó thường tĩnh lại ở đây và gây ra hiệu ứng mưa trước núi.Cho nên ở Bắc bộ khi gió mùa đông Bắc tràn về, nhất là thời kì đầu mùa (tháng 11 đếntrung tuần tháng Giêng), trời nhiều mây hoặc chỉ có mưa nhẹ, tuy không bằng Kỳ Anh (HàTĩnh ) nhưng Nghệ An nằm trong hậu phương không khí lạnh nên có mưa khá nhiều. Đặcbiệt, khi gió mùa Đông Bắc tràn về ở đây lại có bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào phíaNam thì mưa lại càng lớn. Đó là lý do mà mùa mưa ở Nghệ An bị kéo dài và kết thúc muộn vào tháng 11,tháng 12. Bảng 1.2. Lượng mưa (mm) 2 tháng đầu mùa đông ở một số nơi [1] Vùng Hà Nội Thanh Hoá Vinh Kỳ Anh Lượng mưa Tháng11 43 69 173 428 Tháng 12 23 28 71 201 Trong mùa hè: gió mùa Tây Nam thường thổi từ ấn Độ Dương tới, sau khi đã trảiqua một chặng đường dài của vùng lục địa Thái Lan, Lào…làm mất một phần hơi ẩm, khiqua dãy Trường Sơn sang đến Việt Nam dưới tác dụng của dòng giáng , khối không khínày trở nên khô và nóng. Vì gió có hướng Tây Nam hoặc Nam Tây Nam lại thổi từ Làosang, nên người dân thường gọi là gió Nam ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: