Danh mục tài liệu

Luận văn đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2004 của công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí

Số trang: 70      Loại file: pdf      Dung lượng: 692.24 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền kinh tế nước ta đã trải qua thời kỳ dài trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, mặc dù đây là một cơ chế đã phát huy hiệu quả rất cao khi đất nước có chiến tranh nhưng trong hoà bình thì cơ chế này trở nên lạc hậu kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nhận thức rõ điều này tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI – 1986, Đảng và nhà nước ta chủ trương đổi mới và xác định đặc điểm của nền kinh tế nước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2004 của công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí LUẬN VĂN:Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2004của công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí Lời mở đầu Nền kinh tế nước ta đã trải qua thời kỳ dài trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung baocấp, mặc dù đây là một cơ chế đã phát huy hiệu quả rất cao khi đất nước có chiến tranhnhưng trong hoà bình thì cơ chế này trở nên lạc hậu kìm hãm sự phát triển của nền kinh tếquốc dân. Nhận thức rõ điều này tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI – 1986, Đảng vànhà nước ta chủ trương đổi mới và xác định đặc điểm của nền kinh tế nước ta:” Nền kinhtế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo c ơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Với sự chuyển biến mạnh mẽ của cơ chế quản lý nhànước, lúc này có thể nói công tác kế hoạch trở thành một công cụ quản lý đắc lực của cácdoanh nghiệp và các tổ chức khác đem lại hiệu quả cao trong quản lý. Là nhân tố quantrọng góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới trên đất nước ta hơn 10 năm qua. Mặc dù trong những năm gần đây công tác lập kế hoạch đã có sự đổi mới tuy nhiên sựđổi mới đó vẫn còn nhiều bất cập, cần được tiếp tục hoàn thiện từ nhận thức của ngườilàm kế hoạch đến nội dung và phương pháp xây dựng kế hoạch, để công tác kế hoạch thựcsự trở thành một công cụ đắc lực, có hiệu quả trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Qua quá trình tìm hiều về mặt lý luận và thực tiễn tại công ty dịch vụ kĩ thuật dầu khí(PTSC), nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã chọn đề tài: Xây dựng kế hoạchkinh doanh năm 2004 của công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí Nội dung đề tài gồm 3 chương:Chương I: Cơ sở lý luận về công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp. ChươngII: Phân tích thực trạng xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh ở công tyDịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí 2000-2003ChươngIII: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cho năm 2004 và các giảipháp thực hiện kế hoạch trong ba quý còn lại của năm 2004 . chương 1 Cơ sở lý luận về công tác xây dựng kế hoạch trong doanh nghiệpi. khái niệm & vai trò của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.1. Kế hoạch và vai trò của kế hoạch với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp1.1 Định nghĩa: Kế hoạch sản xuất kinh doanh là một côn g cụ quản lý quan trọng, không thể thiếuđược với bất kì doanh nghiệp nào dù là lớn hay nhỏ, dù là doanh nghiệp quốc doanh hayngoài quốc doanh.Với chức năng tạo sự chủ động trong công việc huy động và sử dụngmọi nguồn lực của doanh nghiệp nhằm làm tăng hiệu quả cho doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng là một phạm trù kinh tế và nh ư mọi phạm trù khácnó có nhiều cách tiếp cận theo nhiều khía cạnh để có thể hiểu hết ý nghĩa và bản chất củanó. Với cách tiếp cận theo quá trình thì cho rằng : Kế hoạch kinh doanh là một quá trìnhliên tục xoáy trôn ốc với chất lượng ngay càng tăng, kể từ khi chuẩn bị xây dựng cho tớilúc chuẩn bị tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đưa hoạt động của doanh nghiệp theo cácmục tiêu đã định. Theo quan niệm cua Steiner thì: Kế hoạch sản xuất kinh doanh là một quá trình bắtđầu bởi việc thiết lập các mục tiêu và quyết định chiến lược được thực hiện nhằm hoànthiện hơn bản kế hoạch. Như vậy, theo cách tiếp cận của Steiner thì các khái niệm về hiệntượng tương lai, tính liên tục của quá trình, sự gắn bó của hàng loạt hành động và quyếtđịnh để đạt được kết quả mong muốn đều đã được thể hiện trong bản kế hoạch. Kế hoạch hoá chiến lược là một trạng thái ý tưởng, đó là sự suy nghĩ về qúa trình tiếntriển, về sự phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. Ngày nay, kế hoạch hoá doanhnghiệp được xem như là một quá trình xác định các mục tiêu các phương án huy độngnguồn lực (bên trong và bên ngoài) nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã xác định.Kế hoạch hoá quan tâm đến sự biến động môi trường trong và ngoài doanh nghiệp hay làđến tính phức tạp của các vấn đề. Đồng thời số lượng các bộ phận kế hoạch, tính chất, đặcđiểm, chức năng, thời hạn, đối tượng khác nhau cũng được cân nhắc kỹ. Từ đó mới thấyđược tính phức tạp của hoạt động kế hoạch hoá. Theo cách tiếp cận hiện nay được nhiều người sử dụng ở Việt Nam thì kế hoạch lànhững chỉ tiêu những con số được dự kiến, ước tính trước trong việc thực hiện một nhiệmvụ cụ thể nào đó để đạt được hiệu quả cao nhất (tức là phù hợp với yêu cầu về thị trường,phù hợp với pháp luật và khả năng thực tế của doanh nghiệp). Theo quan niệm này thì những chỉ tiêu những con số phải có cơ sở khoa học, cơ sởthực tế và nó phải được thể hiện ở bảng biểu kế hoạch. Những con số chỉ tiêu này mangtính khả năng và muốn biến chúng thành hiện thực thì phải áp dụng hệ thống các biệnpháp. Nói tóm lại, kế hoạch thực chất là xác định mục tiêu phấn đấu và dự kiến sử dụng mộtcách hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực để đạt mục tiêu với hiệu quả kinh tế cao. Nếu có mộtkế hoạch tốt, có chất lượng thì đã đạt được 50% mục tiêu đặt ra.1.2 Vai trò của xây dựng kế hoạch. 1.2.1 Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chính là các chỉ tiêu pháp lệnh mànhà nước giao cho, cùng với các chỉ tiêu đó nhà nước căn cứ cung cấp nguyên nhiên liệuđầu vào và bao tiêu đầu ra cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác doanh nghiệp tham giavào quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho chính mình, nhưng không cóquyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn toàn thụ động trước thị trườngkhông kích thích, sáng tạo, kìm hãm sản xuất. 1.2.2Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.a.Từ những đặc trưng của nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường hoạt động dựa trên các quy luật:-Quy luật giá trị: Tức là trao đổi hàng hoá được tiến h ...