Danh mục

LUẬN VĂN: Giải pháp quản lý Nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 113      Loại file: pdf      Dung lượng: 37.21 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đẩy mạnh XK nói chung và XKTS nói riêng là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Việc đẩy mạnh XK góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, kích thích đầu tư, phát triển kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm qua, cùng với những thành công trong XK nói chung, XKTS đã đạt được những thành tựu đáng kể. TS đã trở thành một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Giải pháp quản lý Nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay LUẬN VĂN:Giải phỏp quản lý Nhà nước nhằm đẩymạnh xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đẩy mạnh XK nói chung và XKTS nói riêng là một trong những chủ trương lớncủa Đảng và Nhà nước. Việc đẩy mạnh XK góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạonguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, kích thích đầu tư, phát triển kinhtế, góp phần giải quyết việc làm, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.Trong những năm qua, cùng với những thành công trong XK nói chung, XKTS đã đạtđược những thành tựu đáng kể. TS đã trở thành một trong những mặt hàng XK chủ lựccủa Việt Nam. Hàng TSXK luôn xếp vào top đầu về KNXK, sản phẩm TSXK khôngnhững tăng về số lượng, chủng loại, giá trị XK, mà còn có mặt ở 130 quốc gia, vùng lãnhthổ trên thế giới. Năm 2006, KNXK TS đạt 3,358 tỷ USD. Con số đó của năm 2007 và2008 tương ứng là 3,7637 tỷ USD và 4,5101 tỷ USD. Năm 2008, KNXK TS chỉ đứngsau dầu thô (10,3568 tỷ USD), dệt may (9,1204 tỷ USD), giày dép (4,7678 tỷ USD) [21] Hà Tĩnh là một tỉnh có tiềm năng sản xuất và XKTS rất lớn. Trong những nămqua, XKTS của Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tăng trưởngvà phát triển kinh tế ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, so với tiềm năng, XKTS của Hà Tĩnh còn ởmức độ khiêm tốn. Mặt khác, XKTS của Hà Tĩnh cũng như của Việt Nam đang đứng trước những tháchthức mới. Hàng TSXK của Hà Tĩnh hiện phải cạnh tranh quyết liệt với hàng TS của nhiềuđịa phương khác và của nhiều nước khác cũng có điều kiện tương đồng như Việt Nam.Chẳng hạn Trung Quốc, một số nước ASEAN. Hơn nữa, hàng TSXK của Hà Tĩnh cũng như của Việt Nam hiện đang đứng trướcnhững rào cản mới. Đó là những quy định khắt khe của Chính phủ các nước NKTS vềVSATTP, các điều kiện kỹ thuật,…Trong nhiều trường hợp, việc vượt qua những rào cảnnày còn khó khăn gấp bội so với hàng rào thuế quan trước đây. Trong khi đó, chất lượnghàng TSXK của Hà Tĩnh chưa cao. Chính sách hỗ trợ XKTS còn hạn chế và bị ràng buộcbởi những quy định của WTO. Hoạt động XKTS và QLNN đối với lĩnh vực này ở HàTĩnh còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể khai thác tốt hơn lợi thếcủa mặt hàng XK chủ lực này, đảm bảo cho hàng TSXK có thể trở thành mặt hàng mũinhọn, có thể đứng vững và có uy tín trên thị trường quốc tế? Điều đó cũng đòi hỏi cần cósự nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện hơn về XKTS và QLNN đối với lĩnh vựcnày của Hà Tĩnh, nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy hơn nữa XKTS trong giai đoạn tới. Đây cũng là lý do tôi chọn vấn đề: “Giải phỏp quản lý Nhà nước nhằm đẩymạnh xuất khẩu thuỷ sản của Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận vănthạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây, lĩnh vực XK hàng hoá nói chung và XKTS nói riêngđược nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhiều đề tài, công trình được công bố: - Bộ Thương Mại: “Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá củaViệt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000-2010” đề tài khoa học cấp bộ mã số: 1999-78-161, năm 2004 - Bộ Thương Mại: “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010”, năm 2006. - Bộ Thương Mại: “Yếu tố môi trường trong phát triển xuất khẩu nông sản ở nướcta”, đề tài khoa học cấp bộ mã số: 2001-78- 069, năm 2003. - Nguyễn Trọng Liên: “Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong tìnhhình mới qua thực tế ở Quảng Ninh”, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc giaHồ Chí Minh, năm 2003. - Hoàng Thị Ngọc Loan: “Thị trường tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong bốicảnh hội nhập AFTA”, luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,năm 2005. - Bộ Thương Mại: “Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu nông sản, TS,hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản, đề tài khoa học cấp bộ, mã số đề tài:2003-78- 013, năm 2004. - Nguyễn Văn Hùng: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trênđịa bàn tỉnh Thanh Hoá”, luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trịHành chính - Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008. - Trần Khắc Xin: Phát triển xuất khẩu thuỷ sản của Thành phố Đà Nẵng thựctrạng và giải pháp, luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị Quốc giaHồ Chí Minh, năm 2006. Mặc dù, các đề tài đã hệ thống hoá được lý luận và thực tiễn về hoạt động XK củamột số mặt hàng, một số thị trường xuất khẩu, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, ViệtNam đã chính thức là thành viên của tổ chức Thương Mại thế giới, những thay đổi, cácđộng thái kinh tế của các nước đều ảnh hưởng cả gián tiếp và trực tiếp vào thị trườngnước ta, do đó vấn đề bức thiết, cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm góp phần thúc đẩyxuất khẩu nói chung và TS nói riêng, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế, phù hợpvới xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chưa có đề tài nghiên cứu nàotập trung vào XKTS và QLNN về XKTS. Chính vì vậy, đây là vấn đề bức thiết cần tậptrung nghiên cứu nhằm góp phần phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh, phù hợp với xu thếđổi mới nền kinh tế của đất nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất một số giải phápQLNN nhằm đẩy mạnh XKTS của Hà Tĩnh trong thời kỳ tới. Để thực hiện mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá và góp phần làm rõ hơn một số vấn đề về XKTS, QLNN đối vớiXKTS của Hà Tĩnh. - Phân tích đánh giá thực trạng XKTS, QLNN đối với XKTS của Hà Tĩnh trongthời gian qua. - Trên cơ sở những phân tích đánh giá đó, cùng với những dự báo về XKTS củaViệt Nam cũng như thị trường TS thế giới, đề xuất một số giải pháp QLNN nhằm đẩymạnh XKTS của Hà Tĩnh. 4. Đố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: