Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Lạm phát ở Việt Nam thập kỉ 90

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 442.85 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án luận văn: lạm phát ở việt nam thập kỉ 90, luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Lạm phát ở Việt Nam thập kỉ 90 LUẬN VĂN:Lạm phát ở Việt Nam thập kỉ 90 Lời dẫnLạm phát là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của thế kỉ 20 và đụng chạmtới mọi hệ thống kinh tế, dù có phát triển hay không. Milton Friedman có một tuyênbố nổi tiếng: Lạm phát luôn luôn và mọi nơi là vấn đề thuộc về tiền tệ, và chúng tađã biết tiền tệ là công cụ điều tiết hiệu quả các chính sáchvĩ mô của nền kinh tế. Vìthế thực trạng lạm phát hiện là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà kinhtế khi hoạch định các chính sách cho quốc gia.Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm, tình hình, thực trạng nền kinh tế khác nhau.Kiềm chế lạm phát là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong chính sách kinh tếcủa các nước nói chung và ở Việt Nam ta nói riêng. Từ một nền kinh tế tập trung vàchưa phát triển, Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường mà khó khăn đầu tiênphải đương đầu là lạm phát. Lạm phát là thước đo độ đúng sai của các chính sách cảicách và đo lường lòng tin của dân chúng và chính quyền trong xây dựng và phát triểnkinh tế. Vì chính mức độ lạm phát ít hay nhiều và khả năng kiềm chế đến đâu ảnhhưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân. Rõ ràng ở nước ta, trong bốicảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề lạm phát không những là mộttiêu thức kinh tế mà còn mang cả ý nghĩa chính trị nữa. Nước ta đã trải qua thời kìlạm phát cao kéo dài với những ảnh hưởng nặng nề trong suốt thập kỉ 80, được coinhư là hậu quả tất yếu của cơ chế quản lí thiếu hiệu quả và tình trạng bao cấp tràn lancủa thời kì chiến tranh. Những năm bước vào nền kinh tế thị trường, chúng ta đã vậndụng một cách sáng tạo các công trình nghiên cứu lạm phát trên thế giới vào điều kiệnthực tế phù hợp với thực trạng lạm phát nước nhà. Đảng và Nhà nước ta cũng xemđây là nhiệm vụ cấp bách trước mắt cũng như về lâu dài, nên đã tiến hành cùng lúcnhiều biện pháp có kết quả về chính sách kinh tế để kiềm chế lạm phát và tăng trưởngkinh tế. Chính vì thế mà tình hình kinh tế tài chính của nước ta trong những năm vừaqua đã đạt được sự ổn định và có chiều hướng tốt.Nghiên cứu về lạm phát sẽ giúp chúng ta hiểu được bản chất cũng như những tácđộng của nó, thúc đẩy hay kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế diễn ra trên thựctiễn ở Việt Nam, từ đó mới có thể đưa ra được những biện pháp hữu hiệu để đảm bảovừa tăng trưởng kinh tế vừa kiềm chế lạm phát ở mức tốt nhất.Với tất cả kiến thức đã thu thập được từ môn học Lí thuyết tiền tệ ngân hàng vànhững học hỏi từ thầy cô, bạn bè, sách báo... em xin được trình bày trong đề tài Lạmphát ở Việt Nam thập kỉ 90. Trong khuôn khổ bài viết có thể sẽ không tránh khỏinhững sai sót, rất mong được các thầy cô chỉ bảo để em tiến bộ hơn trong những đềtài sau. *** Nội dungI. Khái quát về lạm phátLạm phát từ lâu đã là căn bệnh chung cho mọi nền kinh tế, nhiều lí thuyết được đưa rađể chẩn đoán cũng như xác định giải pháp khắc phục. Song khi xem xét và giải quyếtcăn bệnh, chúng ta phải hiểu một cách đầy đủ về nó. Vậy lạm phát là gì ?Trong lịch sử, tình trạng lạm phát được coi là xảy ra khi nào khối lượng tiền tệ lưuhành quá thừa đối với nhu cầu của nên kinh tế. Để xét đoán tình trạng đó, các nhàkinh tế đã có nhiều định nghĩa về lạm phát, phù hợp với trình độ hiểu biết ngày càngsắc. Các định nghĩa về lạm phát được đưa ra thường tiếp cận từ hai khía cạnh chủyếu. Loại thứ nhất là các định nghĩa xuất phát từ việc xem xét các nguyên nhân,chẳng hạn lạm phát là quá nhiều tiền đi săn quá ít hàng hoặc lạm phát là khi tiềnlương danh nghĩa tăng nhanh hơn năng suất lao động. Thực chất đây là đưa ra cácgiải thích khác nhau về nguyên nhân lạm phát hơn là định nghĩa về lạm phát. Cáchtiếp cận thứ hai tập trung vào những ảnh hưởng của lạm phát và được sử dụng phổbiến hiện nay: lạm phát là mức giá cả chung (mức giá bình quân) tăng lên. Đây là hiệntượng xảy ra ở tất cả các nước với mức biến động khác nhau. Sự tăng lên của mức giálàm giảm giá trị tiền tệ được đo lường bằng sức mua đối nội của nó. Mức biến độnggiá cả khác nhau giữa các nước và kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tỉ giá ngoại tệ và làmgiảm sức mua đối ngoại của đồng tiền. Đối nghịch với lạm phát là giảm phát khi mứcgiá cả chung có xu hướng giảm xuống. Cả hai hiện tượng đều có thể gây những ảnhhưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội.Quan niệm trên được tóm tắt trong phương trình của Fisher: MV = PYTrong đó, M : số lượngtiền tệ trong lưu thông. V : tốc độ lưu thông tiền tệ. P : giá trị trao đổi của tiền tệ. Y: hàng hoá, dịch vụ (kể cả chứng khoán) trên thị trường.Nếu M tăng thêm, trong khi Y vẫn giữ vững thì tất nhiên P sẽ tăng. Thêm vào đó, nếuV tăng thì P càng tăng nhanh và không giới hạn.Hiện tượng lạm phát là như vậy song nguyên nhân của nó là gì ? Sau nhiều nămnghiên cứ ...