Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu

Số trang: 115      Loại file: pdf      Dung lượng: 923.89 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân của Việt Nam, nông nghiệp và nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong các thời kỳ khác nhau, tuy tỷ trọng GDP Nông nghiệp trong tổng GDP toàn quốc và cơ cấu đầu tư của nền kinh tế có khác nhau, nhưng nông nghiệp luôn được xác định là chỗ dựa vững chắc để giải quyết hàng loạt các vấn đề lớn của toàn xã hội như: an ninh lương thực quốc gia, xoá bỏ đói...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu LUẬN VĂN:Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu Lời nói đầu Trong chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân của Việt Nam, nông nghiệp vànông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các chính sách của Đảng và Nhà nướcta. Trong các thời kỳ khác nhau, tuy tỷ trọng GDP Nông nghiệp trong tổng GDP toànquốc và cơ cấu đầu tư của nền kinh tế có khác nhau, nhưng nông nghiệp luôn được xácđịnh là chỗ dựa vững chắc để giải quyết hàng loạt các vấn đề lớn của toàn xã hội như:an ninh lương thực quốc gia, xoá bỏ đói nghèo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cung cấpnguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác, tạo thêm việc làm và ổn định xã hội,tăng nguồn tích lũy và tạo tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Thời đại ngày nay trong xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa, các nước đều thựchiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì ngoại thương có vai trò quan trọng. Đối với ViệtNam xuất khẩu đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế: xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớntrong GDP cả nước, thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế xã hội. Việt Nam là một n ướcnông nghiệp, trong cơ cấu xuất khẩu thì hàng nông sản mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuậtvà kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp kém, nhưng chúng ta còn nhiềm tiềm năngchưa được khai thác hợp lý, nhất là đất đai, lao động, điều kiện khí hậu, thời tiết vànguồn tài nguyên thiên nhiên. Cùng với trình độ quản lý yếu kém, chính sách thươngmại chưa hợp lý, kinh nghiệm uy tín trên thị trường còn non yếu. Do vậy mà khả năngcạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng nông sản xuấtkhẩu nói riêng còn rất thấp mà chúng ta phải chịu nhiều thua thiệt. Do vậy, chiến lượcphát triển ngành nông nghiệp hướng xuất khẩu, hợp tác khoa học - công nghệ với bênngoài, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu nâng cao vị thế của hàng nông sản trên thịtrường thế giới là tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu cấp bách trong quá trình pháttriển nền kinh tế nước ta trong trước mắt cũng như lâu dài. Việt Nam cần chủ động vàđón đầu quá trình chuyển động lớn lao này nhằm tranh thủ những cơ hội tốt nhất chochiến lược phát triển kinh tế đất nước. ý thức được điều đó, em đã tâm đắc lựa chọn đề tài “Nâng cao khả năng cạnhtranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ” làm chuyên đề thực tập của mình.Chuyên đề này được kết cấu theo 3 chương như sau: Chương I: Khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu - các nhân tố ảnhhưởng - nội dung và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩmtrong hoạt động kinh doanh. Chương II: Phân tích khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khảu ViệtNam thời gian qua. Chương III: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nôngsản Việt Nam xuất khẩu trong tình hình hiện nay. Chương I. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nội dung và phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong hoạt động kinh doanh. I. Tổng quan về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 1. Quan niệm về khả năng cạnh tranh và cạnh tranh Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khả năng cạnh tranh. Cho đến nay đã cónhiều tác giả đưa ra các cách hiểu khác nhau về khả năng cạnh tranh. Fafchamps cho rằng “Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp làkhả năng của doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bìnhthấp hơn giá của nó trên thị trường. Theo cách hiểu này thì doanh nghiệp nào có khảnăng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự sản phẩm của doanh nghiệp khácnhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là khả năng cạnh tranh cao hơn”. (1) Randall lại cho rằng, “khả năng cạnh tranh là khả năng giành được và duy trì thịphần trên thị trường với lợi nhuận nhất định”. Dunning lập luận rằng, “khả năng cạnh tranh là khả năng cung sản phẩm củachính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí sảnxuất của doanh nghiệp đó”. Một quan niệm khác cho rằng khả năng cạnh tranh là trình độ để có thể sản xuấtsản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường đồng thời duy trì được mức thu nhập thực tếcủa mình. Có thể thấy rằng, các quan niệm trên xuất phát từ các góc độ khác nhau, nhưngđều có liên quan đến hai khía cạnh, chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận. Do đó, khảnăng cạnh tranh có thể hiểu là năng lực nắm vững thị phần nhất định với mức độ hiệuquả chấp nhận được. Vì vậy khi thị phần tăng lên cho thấy khả năng cạnh tranh đượcnâng cao. Hay có thể hiểu khả năng cạnh tranh là khả năng tồn tại và vươn lên trên thị1 Peter.G.H. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - Dartmouch 1995 - trang 343trường cạnh tranh duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường của sản phẩm củad ...