Danh mục tài liệu

Luận văn: Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 601.41 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của Luận văn Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ đề cập đến lý thuyết đại cương thương mại quốc tế và tranh chấp thương mại quốc tế cùng nội dung vụ kiện cá tra, cá basa giữa Việt Nam và Mỹ từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ vụ kiện. Mời các bạn cùng tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Những bài học kinh nghiệm rút ratừ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Thanh LỜI NÓI ĐẦU Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ vừa được ký kết đã mở ra những cơhội làm ăn mới cho các thương nhân của cả hai nước Việt Nam và Mỹ. Đâylà một sự kiện hợp với tiến trình toàn cầu hoá và tự do thương mại đangdiễn ra trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, Hiệp định được ký chưa ráo mựcthì chúng ta đã phải chứng kiến những hành động trái ngược hẳn với tinhthần tự do cạnh tranh, tự do thương mại. Đó là việc xảy ra khi cá tra, cábasa nhập khẩu vào thị trường nước Mỹ. Kể từ cuối năm 2000, Hiệp hộicác chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) tiến hành chiến dịch chống lại việcnhập khẩu khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào thị trường này. Chiếndịch này có lúc lắng dịu đi vài tháng, rồi có lúc lại sôi lên. Sự ầm ĩ, nóngbỏng của nó đã khiến người Mỹ gọi nó là chiến tranh catfish để so sánhvới chiến tranh Hamburger, chiến tranh ô tô và chiến tranh nước giảikhát đã từng xảy ra trước đây trên thị trường này. Các cuộc chiến tranh mà ta nhắc đến ở trên, nhìn chung, là biểu hiệnbên ngoài của cạnh tranh và xung đột thương mại. Đây là một hiện tượngtự nhiên trong một thị trường cạnh tranh mà các đối thủ có sức mạnh kinhtế. Hiện tượng ít xảy ra nhưng một khi đã diễn ra thì gây thiệt hại vô ích vềthời gian và nguồn lực của các bên. Tuy vậy nó cũng là một hiện tượngquan trọng đáng chú ý và cần được nghiên cứu. Vì những lý do như vậy,chuyên đề được cống hiến cho việc nghiên cứu xem xét hiện tượng xungđột thương mại với biểu hiện gần đây nhất của nó là CFA tiến hành cuộcchiến tranh catfish chống các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng như ngườinuôi cá Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề mang tính thời sự nàytrong quá trình phát triển kinh tế thuỷ sản nói riêng cũng như phát triểnkinh tế đất nước nói chung, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế khu 4vực và kinh tế quốc tế nên em đã chọn đề tài: NHỮNG BÀI HỌC KINHNGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CÁ TRA VÀ CÁ BASA VÀO THỊTRƯỜNG MỸ. Nội dung chính của đề tài này gồm 3 chương:CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNGMẠI QUỐC TẾCHƯƠNG II. NỘI DUNG VỤ KIỆN CÁ TRA, CÁ BASA GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸCHƯƠNG III. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ VỤ KIỆN Do thiếu kinh nghiệm và nguồn thông tin còn hạn hẹp nên đề tàisẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn sự hướngdẫn chu đáo và sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Lê Thị Thanh trong quátrình thực hiện đề tài này. 5CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐCTẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾI . THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠIQUỐC TẾ1. Thương mại quốc tế1.1 Định nghĩa. Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụgiữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng traođổi thường vượt ra ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạtđộng mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới. Hoạt động thương mại quốc tế rađời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế và ngày nay nó giữ vị trítrung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Sở dĩ thương mại quốc tế cóvai trò quan trọng như vậy bởi vì kết quả của các quan hệ kinh tế quốc tếkhác cuối cùng được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế và quanhệ hàng hoá-tiền tệ vẫn là quan hệ phổ biến nhất trong các quan hệ kinh tếquốc tế.(Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội 2002)1.2 Nội dung. Thương mại quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau.Trên giác độ một quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dungcủa thương mại quốc tế bao gồm:- Xuất và nhập khẩu hàng hoá hữu hình- Xuất và nhập khẩu hàng hoá vô hình- Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu- Xuất khẩu tại chỗ.2. Tranh chấp thương mại2.1 Khái niệm. Đề tài có nói tới tranh chấp thương mại. Vậy tranh chấpthương mại là gì? Theo các nhà luật học thì tranh chấp thương mại được 6hiểu là những mâu thuẫn, xung đột về một thực hiện pháp lý của các chủthể khi tham gia quan hệ pháp luật kinh tế. Đặc trưng của tranh chấp kinhtế là chúng phát sinh trực tiếp từ hoạt động kinh doanh; chủ thể tham giatranh chấp thông thường là các doanh nghiệp; tranh chấp gắn liền với lợiích riêng biệt của mỗi chủ thể và luôn thuộc quyền tự định đoạt của họ.Theo ý của người viết, tranh chấp thương mại có thể hiểu là những mâuthuẫn xung đột phát sinh trong quá trình thương mại. Các mâu thuẫn xungđột đó không chỉ thể hiện sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các thương nhânhay tầng lớp thương nhân của các quốc gia như biểu hiện bề ngoài của nó.Đó là một biểu hiện của sự va chạm về lợi í ...

Tài liệu có liên quan: