Danh mục tài liệu

Luận văn: Phân tích thực trạng thị trường và một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cao Su Sao Vàng trong nền kinh tế hiện đại

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 570.30 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đây là quy luật kinh tế của kinh tế hàng hoá. Khi nào còn sản xuất và lưuthông hàng hoá thì quy luật giá trị còn phát huy tác dụng. Quy luật giá trị yêu cầu sảnxuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị lao động xã hội cần thiết trungbình để sản xuất và lưu thông hàng hoá và trao đổi ngang giá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn: Phân tích thực trạng thị trường và một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cao Su Sao Vàng trong nền kinh tế hiện đạiII Luận văn Phân tích thực trạng thị trường và một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Côngty Cao Su Sao Vàng trong nền kinh tế hiện đại LỜI NÓI ĐẦU Kể từ khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thịtrường có sự điều tiết của nhà nước đã tạo ra những chuyển biến lớn trong nền kinhtế-xã hội. Các Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cao Su Sao Vàng – mộttrong những Công ty lớn của ngành Cao Su thuộc Bộ Công nghiệp chuyên sản xuấtvà kinh doanh các loại săm lốp và đồ cao su khác- nói riêng khi chuyển sang hoạtđộng trong cơ chế mới cùng với việc mở ra nhiều cơ hội tốt thuận lợi cho kinh doanhđã gặp không ít những khó khăn thử thách do những cạnh tranh gay gắt của môitrường mới đem lại. Một trong những vấn đề đang được các Doanh nghiệp quan tâm nhất là hoạtđộng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Bởi vì thông qua hoạt độngphát triển thị trường thì mới tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ, thực hiện đượcquá trình tái sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp… Cơ chế thị trường làm cho bất cứ một Doanh nghiệp nào muốn tồn tại và pháttriển đều phải có biện pháp nghiên cứu, mở rộng và phát triển thị trường của mình. Từ nhận thức trên, trong thời gian thực tập tại Công ty c ùng với sự hướng dẫncủa thầy giáo Nguyễn Quang Huy và những kiến thức đã được học em quyết địnhchọn chuyên đề: “ Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Côngty Cao Su Sao Vàng” Đề tài này nhằm hệ thống hoá lý luận về thị trường và phát triển thị trường .Trên cơ sở đó nghiên cứu thực trạng thị trường và vấn đề phát triển thị trường củaCông ty, xem xét các mục tiêu và đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển thị trườngtiêu thụ sản phẩm của Công ty Cao Su Sao Vàng. Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm baphần: Chương I: Vấn đề thị trường và phát triển thị trường của Doanh nghiệp. Chương II: Phân tích thực trạng thị trường và hoạt động phát triển thị trường ởCông ty Cao Su Sao Vàng. Chương III: Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩmcủa Công ty Cao Su Sao Vàng 1 CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP. I. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ THỊ TRƯỜNG VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦADOANH NGHIỆP 1. Khái niệm về thị trường. Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá thì khái niệm về thị trường cũng rất phong phú và đa dạng. - Theo cách hiểu cổ điển thì thị trường là nơi diễn ra các quá trình trao đổi và mua bán. - Trong thuật ngữ kinh tế hiện đại, thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán giữa người mua và người bán. Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó những người mua và những người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua, người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định nên mua hay nên bán hàng hoá và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Như vậy sự hình thành của thị trường đòi hỏi phải có: + Đối tượng trao đổi: Sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ . + Đối tượng tham gia trao đổi: Người bán và người mua. + Điều kiện thực hiện trao đổi: Khả năng thanh toán. Trên thực tế, hoạt động cơ bản của thị trường được thể hiện qua ba nhân tố: Cung, cầu và giá cả. hay nói cách khác thị trường chỉ có thể ra đời, tồn tại và phát triển khi có đầy đủ ba yếu tố: + Phải có hàng hoá dư thừa để bán ra. + Phải có khách hàng, mà khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn và phải có sức mua. 2 + Giá cả phải phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng và đảm bảo cho sản xuất,kinh doanh có lãi. Với nội dung trên cho thấy điều quan tâm của doanh nghiệp là phải tìm ra thị trường – tìm ra nhu cầu và khả năng thanh toán của sản phẩm, dịch vụ mà mình cung ứng. Ngược lại đối với người tiêu dùng họ phải quan tâm đến việc so sánh những sản phẩm mà nhà sản xuất cung ứng có thoả mãn nhu cấu của mình không và phù hợp với khả năng thanh toán của mình đến đâu. Như vậy, các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết cácvấn đề. - Phải sản xuất loại hàng hoá gì? Cho ai?. - Số luợng bao nhiêu?. - Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào?. Còn người tiêu dùng thì biết được: - Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình?. - Nhu cầu được thoả mãn đến mức nào?. - Khả năng thanh toán ra sao?. Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác trên thị trường.Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị trường đểtính toán và kiểm chứng số cung cầu thì kế hoạch sẽ không có cơ sở khoa học và mấtphương hướng, mất cân đối. Ngược lại, việc tổ chức mở rộng thị trường mà thoát lysự điều tiết của công cụ kế hoạch thì tất yếu dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động kinhdoanh. Từ đó ta thấy rằng: sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiếtthị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều đồngnghĩa với việc đi ngược lại các hệ thống quy luật kinh tế vốn có trong thị trường vàhậu quả sẽ làm nền kinh tế khó phát triển. 1.2 . Các yếu tố cấu thành của thị trường. 1.2.1 Cung hàng hoá: Là toàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: