Danh mục tài liệu

LUẬN VĂN: Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, phương châm đối ngoại và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Số trang: 128      Loại file: pdf      Dung lượng: 930.75 KB      Lượt xem: 36      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại, nhà hoạt động quốc tế xuất sắc, chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc, sứ giả của hoà bình và hữu nghị. Người vừa là nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà chiến lược quân sự, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ, nhà báo; là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam; kiến lập, giáo dục và rèn luyện quân đội ta, đồng thời cũng là người sáng lập ra nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUẬN VĂN: Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, phương châm đối ngoại và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới LUẬN VĂN: Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu,phương châm đối ngoại và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại, nhà hoạt động quốc tế xuất sắc, chiếnsĩ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc, sứ giả của hoà bình và hữu nghị. Ngườivừa là nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà chiến lược quân sự, nhà ngoại giao, nhà văn, nhàthơ, nhà báo; là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam; kiến lập, giáo dục và rèn luyệnquân đội ta, đồng thời cũng là người sáng lập ra nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Cuộcđời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người đã để lại kho tàng lý luận, tư tưởng cáchmạng và khoa học vô giá cho dân tộc Việt Nam. Nó là kim chỉ nam cho cách mạng ViệtNam nói chung và cho việc xây dựng nền ngoại giao nói riêng phát triển, từng bước đánhthắng kẻ thù xâm lược, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời nócòn có giá trị to lớn đối với công cuộc đổi mới, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốctrong giai đoạn hiện nay. Trên những giá trị lý luận và thực tiễn mà tư tưởng Hồ Chí Minh mang lại, Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) đã khẳng định: “cùngvới chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ namcho hành động”. Thực tiễn cho thấy, vận dụng tư tưởng của Người đã đưa cách mạng ViệtNam vượt qua những khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tạo nênnhững trang hào hùng của lịch sử dân tộc Việt Nam. Một trong những di sản trong hệ thống tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lạicho Đảng, dân tộc, nhân dân ta là tư tưởng đối ngoại. Tư tưởng đối ngoại là bộ phận quantrọng trong hệ thống tư tưởng toàn diện sâu sắc của Người đặc biệt là quan điểm về mụctiêu, phương châm đối ngoại. Trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thốngdân tộc, từ sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại đặc biệt là vận dụng sáng tạo chủ nghĩaMác - Lênin, thông qua quá trình khảo sát thực tiễn trong nước và thế giới để Người hìnhthành những quan điểm về đối ngoại. Những quan điểm đó đã trở thành đường lối, chủtrương, chính sách đối ngoại của Đảng, được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh tínhđúng đắn của nó trong cách mạng giải phóng dân tộc và cả trong giai đoạn xây dựng chủnghĩa xã hội. Trong công cuộc đổi mới, tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh đã cho Đảng Cộngsản Việt Nam những chỉ dẫn đúng đắn trong việc xác định mục tiêu, phương châm đốingoại, hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại phù hợp với xu thế quốc tế,đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, đem lại những kết quả tốt đẹp màĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đánh giá: “Hoạt động đối ngoại được mởrộng, góp phần giữ vững môi trường hoà bình, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”[17, tr.59]. Thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, hợp tác cùng phát triển, chính sách đốingoại mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế, tích cực chủ động hộinhập kinh tế quốc tế, với phương châm Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của cácnước trên thế giới, tích cực tham gia vào tiến trình hợp tác khu vực và quốc tế. Công tácđối ngoại của nước ta trong những năm qua đã và đang gặt hái được nhiều thành công tuynhiên bên cạnh đó cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức: tình hình trong nước vàthế giới biến đổi, nhiều vấn đề mới nảy sinh, chúng ta đang trong tiến trình hội nhập sâu,toàn diện vào đời sống khu vực và quốc tế, kẻ thù tìm mọi cách thông qua hợp tác kinh tếquốc tế để can thiệp, chi phối, phá hoại chúng ta, chống phá quyết liệt vào nền tảng t ưtưởng của xã hội ta, nếu không cảnh giác, không xác định đúng đắn mục tiêu, phươngchâm của đường lối đối ngoại sẽ có những hậu quả khó lường. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn tư tưởng đối ngoại HồChí Minh, đặc biệt là quan điểm của Người về mục tiêu, phương châm đối ngoại, khai thácvà vận dụng sáng tạo quan điểm đó của Người vào việc xây dựng mục tiêu, phương châmcủa đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam có một ý nghĩa lý luận vàthực tiễn sâu sắc. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Quan điểm của Hồ Chí Minh về mụctiêu, phương châm đối ngoại và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thờikỳ đổi mới” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong hệ thống tư tưởng toàn diện sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạngViệt Nam, tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh được nhiều nhà khoa học, nhiều học giả quantâm nghiên cứu. Đến nay có nhiều công trình với ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: