Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phương pháp dạy học kiến tạo và vận dụng trong dạy học phần Hiđrocacbon Hóa học 11 Nâng cao trung học phổ thông

Số trang: 149      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phương pháp dạy học kiến tạo và vận dụng trong dạy học phần Hiđrocacbon Hóa học 11 Nâng cao trung học phổ thông nghiên cứu một phương pháp dạy học hiệu quả, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học và tìm hiểu khả năng áp dụng của LTKT trong dạy học Hóa học ở nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phương pháp dạy học kiến tạo và vận dụng trong dạy học phần Hiđrocacbon Hóa học 11 Nâng cao trung học phổ thông BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ____________________________________________________ Lê Thanh Hùng PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO VÀ VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC PHẦNHIĐROCACBON HÓA HỌC 11 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNGChuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học môn hóa họcMã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ SỬU Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ với đề tài “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO VÀ VẬNDỤNG TRONG DẠY HỌC PHẦN HIĐROCACBON LỚP 11 NÂNG CAO TRUNGHỌC PHỔ THÔNG” được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình nhiều quý thầy, cô.Tôi đặc biệt cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Thị Sửu, giảng viên Trường Đại học Sưphạm Hà Nội là người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài từ khi hình thành ý tưởng chođến lúc hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi trân trọng cảm ơn quý thầy, cô giảngdạy ở khoa Hóa, Trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM, đặc biệt là quý thầy, cô: TS.Trịnh Văn Biều, TS. Trang Thị Lân, TS. Phan Thị Hoàng Anh đã có nhiều ý kiếnquý báu và lời động viên giúp tôi hoàn thành được đề tài nghiên cứu này. Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô công tác tại Phòng Khoa học Công nghệvà Sau đại học đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Tổ bộ môn hóa học và các em học sinhTrường THPT Tân Phú, Định Quán, Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi nhất chotôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm tại trường. Tôi chân thành cảm ơn các bạn trong lớp cao học chuyên ngành Lý luận vàphương pháp dạy học môn hóa học – khóa 17 đã góp ý giúp tôi hoàn thiện đề tàinghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôihoàn thành luận văn này. Tác giả Lê Thanh Hùng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDH : Dạy họcDHKT : Dạy học kiến tạoĐC : Đối chứngGV : Giáo viênHS : Học sinhLTKT : Lý thuyết kiến tạoPPDH : Phương pháp dạy họcPPDHKT : Phương pháp dạy học kiến tạoNxb : Nhà xuất bảnSGK : Sách giáo khoaSTT : Số thứ tựTHPT : Trung học phổ thôngTN : Thực nghiệm MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy: 1.1. Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Truyềnthống tốt đẹp đó là nền tảng vững chắc giúp chúng ta xây dựng nên nền giáo dụcnước nhà. Trong tiến trình hội nhập, giáo dục nước ta giao lưu sâu rộng với nhiềunước trên thế giới. Qua đó cho thấy nhiều tư tưởng giáo dục do ông cha ta để lại cógiá trị ngang tầm với giáo dục hiện đại trên thế giới, chẳng hạn như: “lấy việc họclàm gốc”, “học một biết mười”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, “Học đểhành, hành để học”, “Không thầy đố mầy làm nên”, “Học thầy không tầy họcbạn”... Khẳng định giá trị những tư tưởng giáo dục nước nhà, tiếp thu có chọn lọctinh hoa của giáo dục thế giới là xu hướng phát triển tất yếu của giáo dục Việt Nam. 1.2. Đổi mới giáo dục là hoạt động thường xuyên, liên tục. Trong thời gianqua, giáo dục nước ta đã thực hiện nhiều cuộc cải cách nhưng kết quả đem lại chưanhư mong đợi. Do đó, giáo dục nước nhà cần có sự thay đổi triệt để hơn. Điều nàyđã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam vềđịnh hướng phát triển giáo dục và đào tạo 5 năm 2006 – 2010: “Đổi mới tư duy giáodục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơcấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàndiện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thếgiới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồngbộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, đảm bảocông bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập vàhọc tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước...”.Thực hiện được điều này, chúng ta sẽ phát triển nền giáo dục nước nhà ngang tầmvà tiến cùng sự phát triển của giáo dục thế giới. 1.3. Trong vài năm qua, đổi mới PPDH là trọng tâm trong công tác đổi mớigiáo dục. Tuy nhiên, hoạt động đổi mới phương pháp còn có nhiều hạn chế, chẳnghạn như một số GV còn lúng túng khi tiếp cận PPDH mới. Thực tế trên đòi hỏi cầncó nhiều hơn những nghiên cứu về các PPDH hiện đại và vận dụng chúng vào dạyhọc từng nội dung cụ thể trong chương trình phổ thông. 1.4. LTKT ra đời từ cuối thế kỉ 18 và phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỉ 20.PPDHKT được xây dựng dựa trên LTKT. Trong PPDHKT, người học tích cực, chủđộng kiến tạo kiến thức của bản thân qua kinh nghiệm vốn có và tương tác với môitrường học tập. DHKT không chỉ giúp người học nắm được kiến thức, kĩ năng, kĩxảo cần có mà quan trọng hơn là thúc đẩy được khả năng tư duy, sáng tạo của ngườihọc và những trải nghiệm trong thực tế giúp người học hoàn thiện khả năng làmngười đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. 1.5. Hiện nay, trong các hướng nghiên cứu về LTKT thì vấn đề được nhiềunhà khoa học quan tâm là vận dụng lý thuyết này vào DH. Ở nước ta, đã có một sốđề tài nghiên cứu vận dụng các tư tưởng, quan điểm của LTKT vào DH và bước đầuđã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu nàycòn ít do đó cần phải tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu theo hướng này. 1.6. Hóa học hữu cơ có vai trò quan trọng trong khoa học hóa học. Đến nay,đã có hàng chục triệu hợp chất hữu cơ được nghiên cứu. Kiến thức về hóa học hữucơ rất ...

Tài liệu có liên quan: