Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi dúi mốc Lớn (Rhizomys pruinosus Blyth, 1851)

Số trang: 67      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.33 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 1    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chung của đề tài là tạo lập cơ sở khoa học góp phần phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang dã của Việt Nam, phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi dúi mốc Lớn (Rhizomys pruinosus Blyth, 1851) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THANH TÂNNghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi dúi mốc Lớn (Rhizomys pruinosus Blyth, 1851) CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2008 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus) thuộc họ Dúi Rhizomyidae, bộ Gặmnhấm (Rodentia), là loài gặm nhấm có phân bố rộng ở nhiều tỉnh rừng núi củacả nước. Dúi mốc sống trong hang ở các khu rừng hoặc trảng cây bụi, thức ănchủ yếu là thực vật như rễ cây tre nứa, măng vầu, bương, cây thân thảo, củsắn, khoai… nên dễ thích nghi với sinh cảnh bị con người tác động. Dúi mốc lớn có giá trị kinh tế cao, cho thịt thơm ngon, được người dânvùng rừng núi khai thác sử dụng từ lâu đời. Ngày nay, thịt dúi vẫn là món ănđặc sản cho nhiều người ưa chuộng và có giá trị cao hơn nhiều so với thịt lợnvà gia cầm. Ngoài ra, mỡ dúi còn được dùng để trị bỏng và chứng vô sinh,thũng độc (Võ văn Chi, 1998). Cho đến nay, dúi mốc chỉ được khai thác trongtự nhiên và do khai thác quá mức trong nhiều năm liền nên nguồn tài nguyênnày đã và đang bị cạn kiệt không còn đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càngcao. Vì vậy, việc nhân nuôi loài dúi mốc nhằm chủ động cung cấp nguồn thựcphẩm và dược phẩm quí cho xã hội, đồng thời góp phần bảo vệ và sử dụngbền vững nguồn lợi dúi mốc trong tự nhiên là rất cần thiết. Hiện nay, ở nước ta chưa có cơ sở nào chăn nuôi dúi mốc với qui môlớn, ngoài một số hộ thu gom từ rừng về nuôi tạm thời chờ tiêu thụ. Một số hộkhác đã thử nghiệm nuôi dúi nhưng đều không thành công. Nguyên nhân làdo thiếu hiểu biết về các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài dúi mốc nênviệc nhân nuôi thiếu cơ sở khoa học, dễ thất bại. Vì vậy, chúng tôi đã chọnthực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhânnuôi dúi mốc lớn (Rhyzomys pruinosus Blyth, 1851)” nhằm tìm hiểu một sốđặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở khoa học cho việc xây dựngqui trình nhân nuôi loài thú kinh tế này, góp phần phát triển nghề chăn nuôiđộng vật hoang dã ở nước ta. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NHÂN NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM1.1. Tình hình nhân nuôi động vật hoang dã trên thế giới Theo các tài liệu lịch sử, loài người đã biết săn bắt, thuần dưỡng cácloài động vật hoang dã từ 4000-5000 năm trước công nguyên. Đến nay trênthế giới đã có một tập đoàn các loài động vật nuôi rất đa dạng với hàng ngànloài và giống gia súc, gia cầm, thủy sản, động vật cảnh, nhằm chủ động tạo ranguồn sản phẩm động vật đa dạng, phong phú và chất lượng cao, đáp ứng nhucầu ngày càng tăng của xã hội. Trên thế giới nhân nuôi động vật hoang dã đã trở thành một ngành sảnxuất rất phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi hươu sao(Cervus nippon), hươu xạ (Moschus berezovski), cá sấu (Crocodylus sp.), trăn(Python sp.), các loài rắn, Gấu, chim cảnh… ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga,Đức,Thái Lan và nhiều quốc gia khác. Do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về các sản phẩm có nguồn gốcđộng vật hoang dã, con người đã khai thác, săn bắn quá mức làm cho nguồntài nguyên này trở nên cạn kiệt, hầu hết các loài quý hiếm, có giá trị cao đềuđứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc không còn khả năng khai thác. Trước thực tế đó, nghề nhân nuôi các loài động vật hoang dã không chỉnhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời làm giảm áp lực săn bắt động vậthoang dã, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH). Ngày nay, nhân nuôi động vật hoang dã còn là giải pháp quan trọngnhằm bảo tồn hoặc cứu nguy các loài động vật đang có nguy cơ bị tiệt chủng.Theo Conway (1998), hiện nay tại các vườn động vật trên thế giới đang nuôikhoảng 500.000 động vật có xương sống ở cạn, đại diện của 3.000 loài chim, 3thú, bò sát, ếch nhái. Mục đích của phần lớn các vườn động vật hiện nay làgây nuôi các quần thể động vật quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng vàphục vụ thăm quan du lịch, giải trí và bảo tồn đa dạng sinh học. Việc nghiêncứu trong các vườn động vật cũng đang được chú trọng. Các nhà khoa họcđang cố gắng tìm các giải pháp tối ưu để nhân giống, phát triển số lượng. Tuynhiên, về kỹ thuật nhân nuôi, sinh thái và tập tính cũng như việc thả chúng vềmôi trường tự nhiên còn có nhiều vấn đề đặt ra cho công tác nhân nuôi cầnphải giải quyết.1.2. Tình hình nhân nuôi động vật hoang dã ở Việt Nam Nghề gây nuôi sinh sản động vật hoang dã ở Việt Nam đã xuất hiện từlâu và đã đạt được những thành công quan trọng như nuôi hươu sao, nai, khỉvàng, trăn, rắn, ba ba, ếch đồng, cá sấu,... Trong những thập niên gần đây,hoạt động gây nuôi sinh sản động vật hoang dã được phát triển mạnh và phổbiến ra hầu hết các tỉnh trong cả nước. Theo số liệu của CITES Việt Nam (Bộ NN và PTNT, 2007), hiện naytoàn quốc có 4.321 cơ sở chăn nuôi (bao gồm nuôi tăng trưởng, nuôi sinh sản)được CITES Việt Nam cấp giấy phép, có quy mô vừa và nhỏ (chủ yếu là tưnhân), đang nhân nuôi 2.116.000 cá thể động vật thuộc 97 loài, thuộc 4 lớp(Thú, Chim, Bò sát và Ếch nhái). Trong đó lớp Ếch nhái có 7 loài, 602.000con; Bò sát 32 loài, 1.473.000 con; Chim 24 loài, 2.000 con, Thú 34 loài38.000 con. Trên thực tế, số lượng các cơ sở chăn nuôi lớn hơn nhiều, song vìnhiều lý do phần lớn chưa đăng ký với các cơ quan chức năng. Trong số 97loài ĐVHD hiện đang được chăn nuôi trên toàn quốc, chỉ có 39 loài có tiềmnăng nhân nuôi, trong đó Ếch nhái: 2 loài, Bò sát: n ...

Tài liệu có liên quan: