Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tương quan giữa một số tính chất đất và khả năng hấp thụ carbon của hai loại rừng trồng Keo tai tượng và Bạch đàn urophylla thuần loài làm cơ sở xác định loại đất thích hợp cho trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại Phú Thọ

Số trang: 78      Loại file: pdf      Dung lượng: 786.08 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là xác định được tương quan giữa lượng Carbon tích lũy trong cây và các tính chất đất của rừng trồng Keo tai tượng và Bạch đàn tại Phú Thọ; đề xuất loại đất thích hợp cho trồng rừng Keo tai tượng và Bạch đàn với mục đích bán giá trị carbon.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tương quan giữa một số tính chất đất và khả năng hấp thụ carbon của hai loại rừng trồng Keo tai tượng và Bạch đàn urophylla thuần loài làm cơ sở xác định loại đất thích hợp cho trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại Phú Thọ 1 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu có liên quan đến sự phát thải quá mức khí nhà kínhvào khí quyển (chủ yếu là khí CO2) do các hoạt động kinh tế, xã hội của conngười đang là mối quan tâm hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới. Bởi sự nónglên toàn cầu gây ra những hiện tượng như mực nước biển dâng cao, hạn hán,ngập lụt, gia tăng các loại bệnh tật, thiếu hụt nguồn nước ngọt, suy giảm đadạng sinh học và gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan. Không gì khác, chính những hoạt động không có kiểm soát của conngười là nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó. Các hoạt động của con ngườinhư sử dụng nhiên liệu hoá thạch, sản xuất xi măng, chuyển đổi mục đích sửdụng và việc phát thải khí trơ trong công nghiệp đã làm gia tăng nồng độ khínhà kính trong khí quyển. Khí nhà kính có vai trò như một lớp chăn giữ nhiệtấm cho trái đất vì chúng có khả năng hấp thụ và phát xạ lại bức xạ hồng ngoạitrong đó CO2 có vai trò lớn nhất gây sự nóng lên toàn cầu. Theo các nghiêncứu đã được công bố thì khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thìnhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3OC. Hiện nay, theo ước tính củaIPCC, CO2 chiếm đến 60% nguyên nhân sự nóng lên toàn cầu. Nhận thức được vấn đề này, Việt Nam cùng với 160 quốc gia trên thếgiới đã thông qua Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậutoàn cầu (UNFCCC). Công ước này cụ thể hóa bằng nghị định thư Kyoto(12/1997). Nội dung quan trọng của Nghị định thư là đưa ra chỉ tiêu giảmphát thải khí nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển vàcơ chế giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển kinh tế - xã hộimột cách bền vững thông qua thực hiện “Cơ chế phát triển sạch”. CDM đãmở ra cơ hội lớn cho ngành Lâm nghiệp trong việc bán tín chỉ carbon tích lũy 2thông qua dự án trồng rừng và tái trồng rừng theo CDM để tạo nguồn sốngcho người dân và tái đầu tư phát triển rừng. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto nênđược hưởng những quyền lợi dành cho các nước đang phát triển thông quacác dự án CDM, Chính phủ đã thông qua Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg về tổchức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung Liên hợp quốc vềbiến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, lần đầu tiên việc định giá rừng được đề cập và trởthành vấn đề quan trọng trong Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004. Hiện nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về lượng giá giá trị carbon củarừng, tuy nhiên những nghiên cứu về ảnh hưởng của đất rừng đến lượngcarbon tích lũy còn rất hạn chế, mà mối quan hệ giữa đất rừng và lượngcarbon tích lũy có ý nghĩa rất lớn trong việc trồng rừng bán tín chỉ carbon tíchlũy. Nhờ mối quan hệ này chúng ta có thể xác định được loại đất thích hợpcho trồng rừng bán tín chỉ carbon cũng như xác định được lượng carbon tíchluỹ thông qua một số tính chất đất. Xuất phát từ yêu cầu đó đề tài: “Nghiên cứu tương quan giữa một sốtính chất đất và khả năng hấp thụ carbon của hai loại rừng trồng Keo taitượng và Bạch đàn urophylla thuần loài làm cơ sở xác định loại đất thíchhợp cho trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch tại Phú Thọ” đặt ra là rấtcần thiết và có ý nghĩa. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Trên thế giới1.1.1. Nghiên cứu về sự biến động CO2 trong khí quyền Nhà bác học Pháp Lavoisier (1672 - 1725) là người đầu tiên phát hiệnra các thành phần cơ bản của không khí. Không khí của khí quyển chứa nhiềuloại khí khác nhau: oxy, nhơ, dioxit carbon, ôzôn, mê tan, oxit nhơ, oxit lưuhuỳnh, neon, kripton, radon, hêli,... và một lượng hơi nước nhất định. Trảiqua nhiều thế kỷ, hàm lượng các chất khí vốn có trong không khí bị biến độnghoặc xuất hiện những loại khí mới do con người tạo ra. Điều đó đã dẫn tới sựô nhiễm không khí. Người ta đã định nghĩa về ô nhiễm không khí như sau:“Không khí gọi là bị ô nhiễm khi thành phần của nó bị thay đổi hay có sự hiệndiện của những chất lạ, gây ra những tác hại mà khoa học chứng minh đượchay gây ra sự khó chịu đối với con người” [18]. Hàm lượng khí CO2 trong khí quyển hiện nay là 0,35% và tỷ lệ nàyđang có xu hướng gia tăng. Để đánh giá hàm lượng dioxit carbon của khôngkhí trái đất của thời kỳ xa xưa, các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ đã lấy các mẫubăng trong các chỏm núi băng dày 3400m (có niên đại 160 thiên niên kỷ) ởcác độ sâu khác nhau. Kết quả phân tích các mẫu băng Bắc cực nói trên củacác nhà khoa học Xô Viết và các mẫu băng ở đảo Grinlen của các nhà khoahọc ở Grenoble và Berne của Pháp và Thụy Sỹ đều cho thấy rằng không khíbị nhốt trong các khối băng chứa hàm lượng dioxit carbon là 0,02%, tức200ppm. Các giá trị đó thấp hơn 1/3 so với mức ở thời kỳ tiền công nghiệp(trước cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 18) là 279 - 280ppm và vàocuối thế kỷ 19, tỷ lệ tăng lên 290ppm. Theo ước tính của IPCC, CO2 chiếmtới 60% nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu, nồng độ CO2 trong khí quyển 4đã tăng 28% từ 288ppm lên 366ppm trong giai đoạn 1850 – 1998 (IPCC,2000). Ở giai đoạn hiện nay, nồng độ khí CO2 tăng khoảng 10% trong chu kỳ20 năm (UNFCCC, 2005) Người ta ước đoán đến năm 2030, hàm lượngdioxit carbon của khí quyển Trái đất lên tới 600ppm (0,06%) gấp đôi hàmlượng của thế kỷ 19 [18, 42,43]. Sự gia tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển là nguyên nhân chính củahiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu. Tới một ngưỡng nào đó nó sẽ gâymất an toàn cho hệ sinh thái và môi trường sống của con người và sinh vật.Trong ...

Tài liệu có liên quan: