Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 446.19 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống c ơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; phân tích những thành tựu về tăng trưởng kinh tế, về việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; phân tích những tồn tại, hạn chế trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ................................ ĐỖ LÂM HOÀNG TRANGMỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TR ƯỞNG KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - năm 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ................................ ĐỖ LÂM HOÀNG TRANGMỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TR ƯỞNG KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60.31.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN VĂN NHƯNG TP. Hồ CHí Minh - năm 2008 -1- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài. Công bằng xã hội là vấn đề được đặt ra từ lâu trong lịch sử x ã hội loài người,ngay từ khi con người ý thức được những bất công trong x ã hội. Tiến bộ và côngbằng xã hội là mục tiêu mà Đảng Cộng sản Việt Nam xác định ngay từ những ngàyđầu bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tăng trưởng kinh tế với tiến bộ v à công bằng xã hội có mối quan hệ biệnchứng gắn bó chặt chẽ với nhau. Quá chú trọng tới tăng tr ưởng kinh tế, không quantâm giải quyết các vấn đề xã hội sẽ để lại nhiều hậu quả nghi êm trọng. Ngược lại,chỉ chú trọng tới việc giải quyết các vấn đề x ã hội sẽ làm triệt tiêu các động lực pháttriển kinh tế. Việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng tr ưởng kinh tế với tiến bộ v àcông bằng xã hội chịu ảnh hưởng bởi bản chất xã hội và điều kiện cụ thể của từngnước. Trong chủ nghĩa tư bản, vấn đề tiến bộ và công bằng xã hội chỉ được đặt rakhi các vấn đề xã hội trở nên gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ xung đột xã hội, đedọa sự tồn tại của chủ nghĩa t ư bản. Song trong chế độ tư bản chủ nghĩa, các giảipháp nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ v à công bằng xã hội chỉ mangtính nửa vời. Đối với nước ta, một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độtư bản chủ nghĩa, vấn đề về tiến bộ v à công bằng xã hội không chỉ là phương tiện đểphát triển kinh tế mà còn là mục tiêu của chế độ xã hội mới. Sự thành công của nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ biểu hiện ở tốc độtăng trưởng cao, mà còn ở mức sống thực tế của các tầng lớp dân cư được nâng lên,y tế, giáo dục đều phát triển, khoảng cách gi àu nghèo được thu hẹp, môi trường sinhthái được bảo vệ... Do vậy, tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ v à công bằng xãhội trong từng bước và từng chính sách phát triển l à chủ trương cơ bản đã đượcĐảng và Nhà nước ta xác định trong suốt quá tr ình đổi mới. Để hiện thực hóa chủ trương trên, trong những năm vừa qua, bên cạnh việcquan tâm tới phát triển kinh tế, sớm đ ưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển thì -2-các vấn đề xã hội cũng là một mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta quan tâm ngay từđầu. Tuy nhiên, không phải cứ tăng trưởng kinh tế cao là có thể đạt được tiến bộ vàcông bằng xã hội. Thực tế những năm qua cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đ ã có sựtăng trưởng liên tục với tốc độ cao. Nhờ đó, Việt Nam đã thoát khỏi cuộc khủnghoảng kinh tế kéo dài nhiều năm; đời sống vật chất v à tinh thần của người dân đãđược cải thiện một cách đáng kể; nền kinh tế Việt Nam đ ã và đang từng bước hộinhập với nền kinh tế khu vực v à thế giới. Nhưng nếu xem xét một cách nghiêm túcthì có thể thấy chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam c òn thấp, chưa tươngxứng với tiềm năng; sự phân phối những th ành quả của tăng trưởng thiếu công bằng,chưa thật hợp lý; tình trạng tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn x ã hội có xu hướng giatăng; môi trường sinh thái bị tàn phá nghiêm trọng... Để giải quyết tốt mối quan hệgiữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ v à công bằng xã hội đòi hỏi phải có sự nghiêncứu, hoạch định và thực thi các chính sách một cách đồng bộ trên cơ sở đánh giáđúng thực trạng của nền kinh tế - xã hội. Với mong muốn góp phần giải quyết vấnđề này, tôi quyết định chọn đề tài “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộvà công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”. 2. Mục tiêu nghiên cứu.  Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận chung về tăng tr ưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và công bằng xã hội.  Nghiên cứu bài học kinh nghiệm của một số n ước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ v à công bằng xã hội.  Tìm ra mối quan hệ và cơ chế tác động giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.  Đề xuất những giải pháp c ơ bản nhằm kết hợp tăng tr ưởng kinh tế với công bằ ...

Tài liệu có liên quan: