Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhận dạng, đo lường hiệu ứng đám đông trên thị trường chứng khoán Việt Nam và phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Số trang: 97      Loại file: pdf      Dung lượng: 728.03 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài sẽ hướng đến việc đo lường hiệu ứng đám đông tại TTCK Việt Nam trên cơ sở mô hình của Hwang và Salmon (2004) và phát triển mô hình của Chang, Cheng và Khorana (2000), mô hình của Christie, Chang và Huang (1995). Dùng các tham số đo lường được để nhận dạng hành vi định giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng đám đông. Trên cơ sở các phân tích này sẽ đưa ra một số đề xuất chính sách về phía Nhà nước và kiến nghị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhận dạng, đo lường hiệu ứng đám đông trên thị trường chứng khoán Việt Nam và phân tích các nhân tố ảnh hưởng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------------ TRẦN CHUNG THỦY NHẬN DẠNG, ĐO LƯỜNG HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNGTRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRẦN CHUNG THỦY NHẬN DẠNG, ĐO LƯỜNG HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNGTRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số : 60.31.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Ngọc Anh TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn vàsố liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trongphạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm củaTrường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tếFulbright. Học viên Trần Chung Thủy TÓM TẮT Tâm lý bầy đàn là một nhân tố quan trọng tác động lên các hành vi trên thịtrường tài chính đặc biệt vào những thời kỳ thị trường căng thẳng (quá nóng hoặc sụtgiảm suy thoái). Trong đề tài này, tác giả áp dụng một phương pháp của Hwang vàSalmon (2004) để đo lường và kiểm chứng hiệu ứng đám đông trên TTCK Việt Nam.Kết quả cho thấy tồn tại hiệu ứng đám đông và cung cấp các ước lượng của tham số vềmức độ hiệu ứng đám đông theo thời gian. Dùng các giá trị ước lượng mức độ hiệu ứngđám đông theo thời gian kết hợp với các phân tích định tính tác giả đã chỉ ra cần hướngđến thực hiện chính sách giao dịch với biên độ rộng sau đó áp dụng việc giao dịch bánkhống với sự chuẩn bị các điều kiện minh bạch thông tin từ môi trường vĩ mô là điềutiên quyết. Tác giả cũng đưa đến một kết luận tâm lý đám đông hình thành trên thị trườngvới các tiền đề, định kiến đánh giá thấp rủi ro ngay từ buổi ban đầu. Không loại trừnguyên nhân nền kinh tế tiềm ẩn một cơ cấu đầu tư sai lệch từ trước khi TTCK ra đời. Để nghiên cứu về hành vi định giá của nhà đầu tư mang đặc điểm gì tác giả đãchia các cổ phiếu thành ba nhóm. Kết quả trên nhóm 1 cho thấy các cổ phiếu có hệ số Beta nhỏ hơn 1 sẽ có xuhướng được định giá cao hơn mức hợp lý trong thời kỳ thị trường đi lên và bị địnhgiá thấp hơn mức hợp lý trong thời kỳ thị trường sụt giảm. Kết quả trên nhóm 2 cho thấy các cổ phiếu có hệ số Beta bằng 1 có xu hướngđược định giá hội tụ về mức giá hợp lý. Kết quả trên nhóm 3 cho thấy các cổ phiếu có hệ số Beta lớn hơn 1 khi thịtrường đi xuống thì nhà đầu tư thận trọng trong việc đặt giá xung quanh mức giáhợp lý và ít biến động giá. Khi thị trường đang đi lên thì giá cổ phiếu có xu hướngđược định giá cao hơn so với mức hợp lý. Nhưng tốc độ phát triển của bong bóng giáchậm hơn so với nhóm cổ phiếu có hệ số Beta nhỏ hơn 1 trong thời kỳ thị trườngnóng lên. Từ khóa: hiệu ứng đám đông; mức độ hiệu ứng đám đông. MỤC LỤCChương 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu............................................................................................ 1 1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ..................................................................... 8 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu........................................................................... 12 1.3.1. Mục tiêu ........................................................................................................ 12 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 12 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 13 1.5. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 14 1.6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 14Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................. 15 2.1. Các luận điểm của lý thuyết tài chính hành vi .................................................... 15 2.2. Tóm tắt các mô hình sử dụng .............................................................................. 18 2.3. Mô tả số liệu và phương pháp thực hiện ............................................................. 27Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 29 3.1. Kết quả đo lường hiệu ứng đám đông ................................................................. 29 3.2. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng đám đông................... 35 3.3. Mô tả quá trình định giá không hợp lý đã diễn ra .............................................. 39 3.4. Nhận dạng hành vi định giá và kiểm chứng lại sự tồn tại hiệu ứng đám đông– cải tiến mô hình của Chang, Cheng và Khorana (2000) .................................... 41Chương 4 ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 48 4.1. Đề xuất chính sách về phía nhà nước .................................................................. 49 4.1.1. Th ...

Tài liệu có liên quan: