Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh trong nền nông nghiệp đô thị thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 109      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.40 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu 2 mục tiêu sau: Đánh giá sự phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh theo yêu cầu phù hợp với nông nghiệp đô thị của TP.HCM. Gợi ý một số giải pháp, chính sách để thúc đẩy hoạt động sản xuất cá cảnh của TP.HCM phát triển đúng hướng, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh trong nền nông nghiệp đô thị thành phố Hồ Chí Minh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHÃ TRÚC ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTCÁ CẢNH TRONG NỀN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHÃ TRÚC ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTCÁ CẢNH TRONG NỀN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TIẾN KHAI TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn TS.Trần Tiến Khai - Giảng viên hướng dẫn khoa học của tôi; Thầy đã tận tình hướngdẫn, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt quá nghiên cứu. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô khoa Đàotạo sau Đại học, quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đã tận tâm tổ chức,giảng dạy, truyền đạt những kiến thức tốt nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôitrong quá trình học tập tại trường. Xin gửi lời cảm ơn các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh cácảnh; Các cán bộ huyện và xã tại các vùng điều tra; Cán bộ công tác tại Sở Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM đã nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ trongquá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các bạn cùng lớp caohọc kinh tế của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã hỗ trợ, động viên, giúp đỡ tôitrong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Tác giả Nguyễn Thị Nhã Trúc i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung trình bày trong Luận văn là do chínhbản thân nghiên cứu và thực hiện, có sự hướng dẫn của Thầy hướng dẫn khoa học. Các dữ liệu được thu thập từ những nguồn hợp pháp, các nguồn dữ liệu khácđược tác giả sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ; nội dungnghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực. TP Hồ Chí Minh, năm 2012 Người thực hiện luận văn Nguyễn Thị Nhã Trúc ii TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá sự phát triển hoạt động sản xuấtcá cảnh theo yêu cầu bền vững và phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị củaTP.HCM từ đó gợi ý một số giải pháp, chính sách phù hợp để thúc đẩy hoạt độngsản xuất cá cảnh của TP.HCM phát triển đúng hướng, đủ sức cạnh tranh trong quátrình hội nhập. Đề tài được thực hiện dựa trên thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kếtcủa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và dữ liệu sơ cấp với phiếu điều traphát ra ban đầu là 80 phiếu cho khu vực sản xuất và 40 phiếu cho khu vực kinhdoanh. Do nguyên nhân khách quan, chỉ thu thập được 20 phiếu được trả lời từ khuvực sản xuất và khu vực kinh doanh thì không thu thập được do không được cungcấp thông tin, dữ liệu; khi đưa vào phân tích chỉ phân tích các dữ liệu thu thập được. Dựa vào kết quả phân tích từ các dữ liệu có được, đề tài nhận thấy rằng pháttriển sản xuất cá cảnh phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, đặc biệt là trên địa bànTP.HCM. Với lợi thế của thành phố lớn, trung tâm khoa học kỹ thuật và kinhnghiệm sản xuất đã có từ lâu, con cá cảnh sẽ là một trong những vật nuôi có thếmạnh của thành phố. Thông qua phân tích ma trận SWOT và đề xuất các chiến lược, đề tài gợi ýmột số giải pháp như: Về quy hoạch thành phố cần đầu tư tập trung phát triển cácảnh tại xã Phú Hòa Đông, Trung An và một số khu vực theo hệ thống kênh Đông,huyện Củ Chi; về con giống và khoa học kỹ thuật thì nên mở rộng nghiên cứu khaithác, thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo một số loài cá tự nhiên dùng làm cá cảnh,nghiên cứu sản xuất thức ăn thay thế thức ăn tự nhiên; về cơ chế, chính sách thì nhànước cần xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức sản xuất với các tỉnh nhằm thực hiệnliên kết với các tỉnh có lợi thế về nghề nuôi và đất canh tác và tiêu thụ sản phẩm; vềcông tác xúc tiến thương mại thì cần xây dựng danh mục cá cảnh của thành phố,đồng thời xây dựng siêu thị nông nghiệp kết hợp với Trung tâm giới thiệu, giaodịch, tư vấn về hoa, cây kiểng, cá cảnh. iii ...

Tài liệu có liên quan: