Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tín dụng bất động sản của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 109      Loại file: pdf      Dung lượng: 926.28 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu tổng quát gợi ý giải pháp phát triển tín dụng bất động sản của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM. Dựa trên các đánh giá thực trạng còn tồn tại, khó khăn của tín dụng bất động sản để tìm ra những nguyên nhân, hạn chế gây ảnh hưởng đến tín dụng bất động sản chưa phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tín dụng bất động sản của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lê Thị Hân, mã số học viên: 020116140057,học viên lớp cao học 16B2,niên khóa: 2014-2016,chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Ngânhàng TP.Hồ Chí Minh. Tôi cam đoan: Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tạibất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tácgiả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được côngbố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đượcdẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan của mình. Tp.HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2016 Tác giả Lê Thị Hân ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoc tập, nghiên cứu và làm luận văn, tôi đã được sự giúp đỡ, chỉdẫn, tận tình của giảng viên hướng dẫn PGS.TS Đoàn Thanh Hà và Quý Thầy, CôTrường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình họctập, nghiên cứu để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảmơn. Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã hết sức cố gắng và mong muốn giải quyếttriệt để các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, song do năng lực và kiếnthức còn hạn chế, mặt khác tín dụng bất động sản là mảng đề tài khá sâu rộng và phứctạp. Luận văn vẫn còn những thiếu sót, hạn chế nhất định, kính mong Hội đồng bảovệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và những ai quan tâm đónggóp để luận văn thêm hoàn thiện hơn. Tp.HCM ngày 20 tháng 10 năm 2016 Tác giả Lê Thị Hân iii TÓM TẮT Trong những năm qua hoạt động tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực bất động sảnphát triển nhanh về số lượng và quy mô hoạt động. Tại Việt Nam nói chung vàTP.HCM nói riêng hiện nay, tín dụng từ ngân hàng thương mại là một trong nhữngnguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển thị trường bất động sản. Tín dụng bất độngsản của các Ngân hàng thương mại không chỉ mang lại hiệu quả đối với những doanhnghiệp kinh doanh bất động sản mà còn cả những khách hàng có nhu cầu mua và sửdụng bất động sản. Ngân hàng thương mại thông qua hoạt động phát triển tín dụngbất động sản để mở rộng kinh doanh, gia tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Tuynhiên, hoạt động tín dụng bất động sản còn chứa đựng nhiều bất cập. Chất lượng tíndụng chưa cao, cơ cấu tín dụng chưa hợp lý dẫn đến khi thị trường bất động sản suygiảm và đóng băng, cả hệ thống ngân hàng lẫn doanh nghiệp bất động sản đối mặtvới nhiều rủi ro. Để giải quyết những hạn chế bất cập cần có những giải pháp tín dụngbất động sản của các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ thực tế đó, luận văn đã hệ thống lại các lý luận cơ bản về tín dụngbất động sản, phát triển tín dụng bất động sản. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tíchthực trạng của việc phát triển tín dụng bất động sản của các Ngân hàng thương mạitrên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh trên góc độ của Ngân hàng thương mại. Đánhgiá vai trò của tín dụng ngân hàng trong sự phát triển của thị trường bất động sản,nghiên cứu qua các đặc trưng số lượng, chất lượng, quy mô hoạt động nguồn vốn đầutư cho thị trường bất động sản, từ những tồn tại cần tháo gỡ để phát triển tín dụng bấtđộng sản. Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích – tổng hợp,phương pháp quan sát, so sánh diễn dịch, kế thừa lý luận để đưa ra những gợi ý giảipháp,kiến nghị phù hợp đối với đặc điểm của thị trường bất sản Thành phố Hồ ChíMinh chủ yếu vào các đối tượng chính: Các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhànước, về phía Chính phủ, về phía những nhà kinh doanh bất động sản…Giải pháp cótính thực tiễn áp dụng trong thời gian hiện tại và tương lai. iv MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iLỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iiTÓM TẮT .............................................................................................................. iiiMỤC LỤC ............................................................................................................. ivDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... viiiDANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... ixDANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ ........................................................................... xLỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 11. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 12.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 23.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................... 34.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 35.TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ................................................... 46.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 57.KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .............................................. ...

Tài liệu có liên quan: