Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 800.33 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn nhằm góp phần làm rõ khái niệm, cơ sở hình thành, phát triển của quyền tiếp cận thông tin và nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền tiếp cận thông tin. Đồng thời luận văn cũng tập trung phân tích những vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra đối với việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện các cơ chế pháp lý ở nước ta hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN 61.1. Quyền tiếp cận thông tin 61.2. Ý nghĩa của quyền tiếp cận thông tin 12 Chương 2: QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG PHÁP LUẬT 16 QUỐC TẾ2.1. Quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế 162.1.1. Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 162.1.2. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 172.1.3. Luật mẫu về tự do thông tin (do ARTICLE 19 xây dựng) 192.1.3.1. Các nguyên tắc của Luật mẫu về tự do thông tin 192.1.3.2. Một số nội dung cơ bản của Luật mẫu về tự do thông tin 222.1.4. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 292.2. Xu hướng ban hành và đặc điểm luật tiếp cận thông tin của 31 các quốc gia trên thế giới Chương 3: QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG PHÁP LUẬT 43 VIỆT NAM3.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền tiếp cận thông tin 433.2. Nguyên nhân thực trạng, nhu cầu và giải pháp hoàn thiện 65 pháp luật bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam 43.2.1. Nguyên nhân thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền tiếp 65 cận thông tin3.2.2. Nhu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền 72 tiếp cận thông tin ở Việt Nam KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiếp cận thông tin đã trở thành một nhu cầu và một quyền cấp thiết cầnphải bảo đảm đối với mọi công dân bởi thông tin, đặc biệt là thông tin về phápluật, chính sách và hoạt động của các cơ quan nhà nước được coi là yếu tố cốtyếu trong mọi hoạt động khi xã hội được quản lý, vận hành theo nguyên tắc củanhà nước pháp quyền. Quyền tiếp cận thông tin hay quyền được thông tin là quyền cơ bản củacon người, đây không phải là khái niệm mới nhưng nó chỉ trở thành mối quantâm trên phạm vi quốc tế sau khi Liên hợp quốc ra đời. Trong phiên họp thứnhất, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết số 59, quy định: tựdo thông tin là quyền con người cơ bản và là nền tảng của tất cả các quyền tựdo khác. Tiếp đó, bản Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người đượcthông qua vào năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trịnăm 1966 và trong một số công ước quốc tế như Công ước quốc tế về quyềntrẻ em năm 1989, Công ước quốc tế về chống tham nhũng năm 2003… cũngđều đề cập đến quyền tiếp cận thông tin. Nhiều quốc gia cũng đã công nhận tầm quan trọng của tiếp cận thôngtin với tư cách là một quyền của con người và cũng là một quyền quan trọngtrong việc nâng cao khả năng điều hành, tăng cường tính minh bạch, phòng vàchống tham nhũng trong các hoạt động của Chính phủ. Điều này được ghinhận bằng các đạo luật của quốc gia. Trên thế giới, tính đến tháng 9 năm2009, đã có 140 quốc gia ban hành Luật về tiếp cận thông tin. Rất nhiều quốcgia cũng đang trong quá trình chuẩn bị ban hành luật này hoặc ban hành nghịđịnh riêng để điều chỉnh về vấn đề này. Ở Việt Nam, quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bảncủa con người, Hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền được thông tin. 6Theo đó, công dân có quyền được biết những chủ trương, chính sách của Đảngvà Nhà nước, được thông tin những vấn đề cấp thiết, gắn liền với cuộc sốnghàng ngày. Quyền được thông tin của người dân phản ánh bản chất xã hội ta làNhà nước của dân, do dân, vì dân, mọi việc của quốc gia phải được cho dânbiết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Trước đây, vì nhiều lý do, nhất là trải qua chiến tranh, nên việc tạo điềukiện cho công dân được thông tin còn hạn chế. Đến nay, chúng ta nhận thấyquyền tiếp cận thông tin là quyền rất cần thiết và quyền đó phải được thể hiệnmột cách chính thống thông qua một đạo luật để quy định cụ thể những gìngười dân được thông tin, những gì hạn chế, cấm thông tin. Vì vậy, việc nghiêncứu quyền tiếp cận thông tin trên cơ sở những quy định của pháp luật quốc tếvà pháp luật Việt Nam là vô cùng cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thốngpháp luật hiện hành. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài Trên thực tế, quyền tiếp cận thông tin đã có nhiều công trình nghiên cứudo các học giả, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện như: đề tài củanhóm tác giả: Nguyễn Đăng Dung - Phạm Hồng Thái - Vũ Công Giao - TrịnhQuốc Toàn - Lã Khánh Tùng (2011), Tiếp cận thông tin: pháp luật và thựctiễn trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; đềtài cấp bộ của PGS.TS Thái Vĩnh Thắng năm 2011: Cơ sở lý luận và thựctiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin phục vụ xây dựng Luậttiếp cận thông tin, đề tài của GS.TS Nguyễn Đăng Dung và TS. Vũ Công Giao(2011), Dự thảo Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam: phân tích, so sánh vớiLuật mẫu của ARTICLE 19 và luật của một số nước trên thế giới, Tạp chíNhà nước và pháp luật, số 2. Bên cạnh đó có rất nhiều Hội thảo trong nước được tổ chức nhằmnghiên cứu về quyền tiếp cận thông tin, như: Hội thảo Quyền tiếp cận thôngtin - Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam do Viện Nghiên cứu Quyền con người, 7Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Mi ...

Tài liệu có liên quan: