Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông, Hà Nội

Số trang: 114      Loại file: pdf      Dung lượng: 827.71 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của hệ thống từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông, Hà Nội; tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông; tìm hiểu phương thức định danh của các từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông, Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông, Hà Nội VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ NGỌC LY TỪ NGỮ NGHỀ RÈN Ở ĐA SỸ, HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ NGỌC LY TỪ NGỮ NGHỀ RÈN Ở ĐA SỸ, HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 8 22 90 20 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ NGỌC ANH HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Đặng Thị Ngọc Ly BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT QUY ƯỚC GIẢI THÍCH VIẾT TẮT 1 Thành tố độc lập 2 A Yếu tố có nghĩa dùng trong ngôn ngữ toàn dân 3 Thành tố không độc lập 4 B Yếu tố có nghĩa dùng trong phương ngữ MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ..................................... 9 1.1.Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 9 1.2. Khái quát nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông ................................................ 25 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮNGHỀ RÈN ĐA SỸ, HÀ ĐÔNG ...................................................................................................... 30 2.1. Dẫn nhập .............................................................................................. 30 2.2. Đặc điểm từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ xét theo phạm vi ............................. 30 2.3. Đặc điểm từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ xét theo cấu tạo............................... 32 2.4. Đặc điểm từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ xét theo mô hình cấu tạo ................ 38 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA TỪ NGỮNGHỀ RÈN ĐA SỸ, HÀ ĐÔNG ...................................................................................................... 55 3.1. Dẫn nhập .............................................................................................. 55 3.2. Đặc điểm định danh của từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông .............. 55 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 85 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Biểu đồ 2.1: Các nhóm từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ - Hà Đông ................. 31 Bảng 2.2. Số lượng các nhóm từ ngữ nghề rèn xét theo cấu tạo từ ........ 32 Biểu đồ 2.2: Các nhóm từ đơn nghề rèn Đa Sỹ - Hà Đông (Xem phụ lục Bảng 2.2) ................................................................................................. 33 Biểu đồ 2.3: Nhóm các từ ghépnghề rèn Đa Sỹ - Hà Đông .................... 35 Biểu đồ 2.4: Phân loại từ ghép của từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ .................... 36 Bảng 2.4:Nhóm các từ ngữ nghề rèn là từ ghép chính phụ .................... 36 và từ ghép đẳng lập. ................................................................................ 36 Biểu đồ 2.5:Nhóm các từ ngữ nghề rèn là từ ghép chính phụ ................ 37 Bảng 2.5: Ngữ định danh nghề rèn xét theo số lượng thành tố cấu tạo .. 46 Bảng 3.1: Biểu thức định danh dùng thành tố chung (cơ sở) ...................... 56 Bảng 3.2. Phương thức định danh phức hợp của từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ - Hà Đông .................................................................................................. 58 Bảng 3.3. Phương thức định danh tên/loại sản phẩm nghề rèn Đa Sỹ - Hà Đông kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm .................................... 59 Bảng 3.4: Mô hình định danh thành tố chỉ nguyên vật liệu kết hợp cácdấu hiệu chỉ đặc điểm ........................................................................ 67 Bảng 3.5: Mô hình định danh thành tố chỉ quy trình sản xuất kết hợp các dấu hiệu chỉ đặc điểm .............................................................................. 69 Bảng 3.6:Mô hình định danh thành tố chỉ công cụ hành nghềkết hợp ......... 73 các dấu hiệu chỉ đặc điểm ......................................................................... 73 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Có thể nói, từ nghề nghiệp vừa là công cụ, vừa là phương tiện giao tiếp của người làm nghề, đồng thời từ nghề nghiệp cũng là phương tiện phản ánh văn hóa của cư dân nơi đó. Hiện nay, do trình độ công nghiệp hóa ngày càng cao, kéo theo cơ giới hóa nông nghiệp khiến nhiều làng nghề truyền thống đang dần bị mai một hoặc thay đổi, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhóm từ của các nghề truyền thống có nguy cơ biến mất. Do đó, việc thu thập và nghiên cứu từ nghề nghiệp là cần thiết, không những bổ sung và làm phong phú vốn từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung và từ ngữ làng nghề nói riêng, mà còn góp phần làm nên bức tranh đa dạng của ngôn ngữ văn hóa dân tộc, bởi trong một tương lai không xa, khi máy móc thay thế con người, nhiều từ ngữ sẽ bị lãng quên đi một cách tất yếu. 1.2.Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, trong khi nghề rèn lại là nghề truyền thống mang đậm dấu ấn lao động nông nghiệp. Mặc dù nghề rèn có mặt ở nhiều vùng miền, nhưng nghề rèn ở Đa Sỹ - một làng cổ nằm bên dòng sông Nhuệ thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, từ lâu đã ...

Tài liệu có liên quan: