Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng

Số trang: 126      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.15 MB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng sau đây bao gồm những nội dung về những vấn đề cơ bản của văn hóa ẩm thực Việt Nam, văn hóa hóa ẩm thực - một góc độ tiếp cận của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng; vẻ đẹp trong cách viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Thị Huy Phương VẤN ĐỀ ẨM THỰC DƯỚI GÓC NHÌNVĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CỦA THẠCH LAM, NGUYỄN TUÂN, VŨ BẰNGChuyên ngành: Văn học Việt NamMã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HỮU TÁ Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Luận văn này hoàn thành nhờ sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô KhoaNgữ văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.Tôi xin chân thành cảm ơn. Xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục Đào tạo Khánh Hòa, Ban giám hiệu trườngtrung học phổ thông Nguyễn Thái Học cùng tập thể giáo viên tổ Văn của trường đã tạo điềukiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Trần Hữu Tá, người đãtrực tiếp giảng dạy, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08, tháng 08, năm 2010 Đặng Thị Huy Phương MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vượt qua cả thời gian và không gian, ẩm thực trở thành một giá trị văn hóa cần đượcghi nhớ và lưu truyền. Điều ấy chứng tỏ miếng ăn bình thường không chỉ để no lòng mà đãthể hiện một triết lí nhân sinh, một nét ứng xử trong cộng đồng, đồng thời để bộc bạchnhững tâm tư, tình cảm của người cầm bút về con người và cuộc đời. Vì vậy, ẩm thực đãvượt khỏi tầm vật chất, trở thành yếu tố văn hóa - một mảng văn hóa mang đậm sắc thái,tâm hồn dân tộc nhưng không kém phần duyên dáng và đầy cốt cách. Văn hóa ẩm thực, vì thế, đã được các tao nhân mặc khách chạm vào, nâng lên thànhmột hiện tượng đẹp, đáng trân trọng và đi vào thơ ca một cách tao nhã, tinh tế. Để từ đó,làng văn có một Thạch Lam sâu lắng, trữ tình trong Hà Nội băm sáu phố phường; mộtNguyễn Tuân cầu kì, kiểu cách nhưng cũng trang trọng đầy nghệ thuật, từ Cốm Vòng đếnmiếng Giò lụa hay bát Phở… Đặc biệt, một Vũ Bằng ở miền Nam mà luôn ròng ròng nướcmắt nhớ về quê hương đất Bắc, đã rút từ tim gan viết nên tập kí bất hủ Thương nhớ mườihai. Những áng văn ẩm thực ấy chính là cái cách giữ hồn dân tộc của các nhà văn trên. Chođến hôm nay, ẩm thực vẫn là một đề tài quyến rũ và tiếp tục khơi nguồn cho ngòi bút củacác nhà văn hiện đại. Là người con đất Việt, khi đọc những trang văn ấy, không ai không tự hào về nhữngtruyền thống văn hóa dân tộc. Tự hào để rồi thấy yêu quý, trân trọng hơn những gì ông chađể lại…Trên tinh thần đó, chúng tôi muốn được đi sâu tìm hiểu, khám phá, sẻ chia để cùnggiữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa vốn đã được lưu truyền hàng trăm năm nay. Mặc khác,nếu thành công, chúng tôi xem đây là một phần đóng góp nhỏ trong việc tìm hiểu văn hóaẩm thực Việt Nam - Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đó là lí dochúng tôi chọn đề tài luận văn:“Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa trong sáng tác củaThạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng” 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khoa học mà luận văn đề cập đến là “Vấn đề ẩm thực dưới góc nhìn vănhóa trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng”. Ở đây, các khía cạnh viếtvề văn hóa ẩm thực của các nhà văn trên sẽ được đề cập, xem xét một cách đầy đủ, nhưngchủ yếu là làm rõ những chỗ độc đáo, đặc sắc trong sáng tác cũng như những đóng góp cụthể của các ông trên bình diện này. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Những áng văn viết về ẩm thực của Thạch Lam, Nguyễn Tuân không nhiều. ThạchLam chỉ có tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường (1943); Nguyễn Tuân với dăm bài như:Những chiếc ấm đất, Chén trà sương, Hương Cuội in trong tập Vang bóng một thời(1940); Phở, Cốm, Giò lụa in trong tập Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988) …và đậmđặc nhất là Vũ Bằng với ba tập tùy bút: Miếng ngon Hà Nội (1960), Món lạ miền Nam(1969), Thương nhớ mười hai (1972). Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát những tác phẩm ấy là chính. Ngoài ra, để cócái nhìn tổng quát hơn, khi cần, luận văn có thể đề cập thêm một số tác phẩm của một số tácgiả khác. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Nhìn một cách bao quát, những tác phẩm của Thạch Lam, Nguyễn Tuân đã có một vịtrí ổn định trong lịch sử văn học hiện đại. Sáng tác của hai tác giả này đã được đề cập kháđầy đủ và có chiều sâu đáng kể. Các ý kiến xoay quanh những sáng tác ấy nhìn chung kháthống nhất nên những sáng tác ấy ít phải chịu một số phận thăng trầm như những sáng táccùng thời. Vũ Bằng là người có số phận cuộc đời và văn nghiệp vào loại “éo le” nhất trong cácnhà văn hiện đại Việt Nam nên trong một thời gian dài việc phổ biến cũng như nghiên cứuvề các sáng tác của ông hầu như bị rơi vào quên lãng. Nhưng sau khi Vũ Bằng qua đời(8.4.1984), vấn đề Vũ Bằng và sự nghiệp sáng tác của ông mới trở thành mối quan tâm củanhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học. Có thể khẳng định một điều, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng đã để lại cho vănhọc nước nhà một số lượng tác phẩm đáng kể. Vì vậy, nhiều nhà phê bình quan tâm đến họlà điều đương nhiên. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu, phê bình về mảng văn ẩm thực của banhà văn trên vẫn đang còn bỏ ngỏ, chưa thu hút các nhà phê bình quan tâm.Vì thế, có thểnói, chưa có một công trình khoa học cụ thể nào đi sâu tìm hiểu vấn đề này một cách cặn kẽ,chi tiết, có chăng chỉ là những bài giới thiệu thay lời tựa cho các tập kí, hay những bài viếtriêng lẻ chưa thành hệ thống…Dù vậy, luận văn vẫn ghi nhận các bài viết, các ý kiếnnghiêng về giới thiệu hay cảm nhận liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của mình.Cụ thể là các bài viết sau: 3.1. Trước năm 1945 Năm 1937, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: