Danh mục tài liệu

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Một số vấn đề đạo đức trong kinh tế của Nho gia tiên Tần

Số trang: 91      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.40 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu: Xuất phát từ Lý do chọn đề tài và Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, trên cơ sở phân tích một số vấn đề đạo đức trong kinh tế của các nhà Nho Tiên Tần, luận văn chỉ ra những khía cạnh hữu dụng, có ý nghĩa của tư tưởng kinh tế Nho gia Tiên Tần đối với quản lý kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Một số vấn đề đạo đức trong kinh tế của Nho gia tiên Tần ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------o0o------ NGUYỄN PHƯƠNG THẢOMỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH TẾ CỦA NHO GIA TIÊN TẦN LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------o0o------ NGUYỄN PHƯƠNG THẢOMỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH TẾ CỦA NHO GIA TIÊN TẦN Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. Nguyễn Tài Thư HÀ NỘI - 2008 MỤC LỤC TrangPHẦN MỞ ĐẦU 1PHẦN NỘI DUNG 10Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHO GIA TIÊN TẦN TRONG VIỆC GIẢI 10QUYẾT VẤN ĐỀ KINH TẾ1.1. Nhân tính luận trong Nho gia Tiên Tần 111.2. “Ái nhân” - Tư tưởng quản lý xã hội mang tinh thần nhân đạo sâu 16sắc1.3. “Đạo chi dĩ đức” - Quan điểm về cơ chế điều hành quản lý của 21Nho gia Tiên Tần1.4. “An nhân” - Mục tiêu quản lý của Nho gia Tiên Tần 29Chương 2: VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG TƯ TƯỞNG KINH TẾ CỦA NHO 37GIA TIÊN TẦN VỚI VIỆC QUẢN LÝ KINH TẾ HIỆN ĐẠI2.1. Một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng kinh tế của Nho gia Tiên 37Tần2.2. Những vấn đề đạo đức có tính định hướng cho hoạt động kinh tế 59của Nho gia Tiên Tần và ý nghĩa của nó trong quản lý kinh tế hiện đạiPHẦN KẾT LUẬN 80TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nho gia là một hệ thống tư tưởng lớn, có vị trí quan trọng trong vănhoá truyền thống của Trung Quốc và các nước Đông Á, trong đó có ViệtNam. Tuy phải trải qua nhiều thăm trầm nhưng về cơ bản, Nho gia đã chiếmvị trí thống trị trong xã hội phong kiến trước đây, là công cụ để giai cấp thốngtrị quản lý quốc gia. Trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta cũng không thểphủ định sự tồn tại và ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống tư tưởng này đối vớimọi mặt của đời sống. Do đó, việc nhận thức, nghiên cứu và chọn lọc tiếp thunhững tinh hoa tư tưởng để phục vụ cho con người, xã hội hiện đại là một vấnđề rất cần thiết và có tính chiến lược lâu dài. Về mặt lý luận, tư tưởng của Nho gia, đặc biệt là tư tưởng của KhổngTử đã và đang được quan tâm nghiên cứu rất sôi nổi. Trên thế giới hiện nayđã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyềnthống và hiện đại này như: Nho gia và kết cấu nhân cách lý tưởng, Nho gia vàhình tượng người trí thức, Nho gia và vấn đề tu dưỡng cá nhân, Nho gia vàluân lý gia đình và Nho gia với quản lý hiện đại,... Mục đích của nhữngnghiên cứu này là góp phần khai thác tinh hoa truyền thống, làm cho xã hộitrở nên tốt đẹp hơn và phát triển bền vững. Hiện nay nhiều nước chịu ảnh hưởng của Nho gia đã nghiên cứu kết hợpgiữa tư tưởng kinh tế của Nho gia nói chung và Khổng Tử nói riêng với kinh tếhiện đại, nhằm tạo ra phương cách quản lý phù hợp với hoàn cảnh văn hoá, xãhội đặc thù của nước mình. Và Việt Nam hiện nay cũng đã bước đầu quan tâm,đề cập đến đề tài này ở một số góc độ, trong đó có góc độ kinh tế. Tư tưởng Nho gia Tiên Tần chứa đựng những lý luận kinh tế và nguyêntắc quản lý kinh tế rất có giá trị, mặc dù họ chỉ xem kinh tế là một thuộc tính củatư tưởng chính trị - đạo đức, là điều kiện để đạt đến mục tiêu chính trị. Nhà Nho 1rất coi trọng đạo đức con người và xã hội. Tinh thần này ảnh hưởng rất lớn tới tưtưởng kinh tế của họ. Họ cho rằng tăng trưởng kinh tế ngoài biện pháp kinh tếcòn phải cần đến các biện pháp khác như chính trị, đạo đức. Về mặt thực tiễn, sản xuất hàng hoá và cơ thế thị trường là động lựclàm cho dân giàu nước mạnh, nhưng đồng thời cũng có thể là nguyên nhâncho con người bị tha hoá, bị biến chất, chỉ biết quyền lợi ích kỷ của bản thân.Hơn một thập kỷ trở lại đây, trước những biến động hết sức phức tạp của đờisống xã hội, không chỉ ở nước ngoài, trong giới nghiên cứu Việt Nam đã cóxu hướng đặt lại, nghiên cứu trở lại vấn đề Nho gia trên tinh thần phê phánnhằm gạn lọc, tiếp thu những nhân tố hợp lý, những giá trị chung của Nhogia. Trong thời đại hiện nay, kinh doanh không chỉ đơn thuần là hoạt độngđể sinh ra lợi nhuận mà còn để nâng cao đời sống cho con người cả về vậtchất và tinh thần, hướng tới yếu tố văn hoá. Thực tế cho thấy chỉ có conđường pháttriển nền kinh tế gắn liền với văn hoá, đạo đức mới đảm bảo sự phát triểnbền vững cho mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tầmquan trọng của văn hoá, đạo đức ngày càng được khẳng định vững chắc hơn.Ngày nay, chính phủ các quốc gia trên thế giới đều ý thức được rằng chỉ cóthể đạt được sự phát triển bền vững trên nền tảng một xã hội có văn hoá, đạođức. Nếu muốn đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thịtrường thì nhà kinh doanh không chỉ phải trang bị kiến thức, công nghệ màcòn cần trang bị một nền tảng văn hoá, đạo đức vững chắc cho chính mình.Đó chính là vấn đề xây dựng đạo đức trong kinh tế thị trường, mà tư tưởngNho gia là một hướng được quan tâm. Vì vậy, lựa chọn đề tài “Một số vấn đề đạo đức trong kinh tế của Nhogia tiên Tần”, tác giả hy vọng sẽ khai thác được những yếu tố tích cực của khotàng tri thức Nho gia vô giá, từ đó giúp cho chúng ta có được một nguồn vốn 2nhân văn đa tầng, đa diện có ý nghĩa đối với quá trình phát triển, ...

Tài liệu có liên quan: